Quy định về việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Quy định về việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng? Quản lý công tác khảo sát xây dựng? Quy định về yêu cầu và vai trò đối vi khảo sát xây dựng?xây dựng

Hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng ngày càng phổ biến với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn và rất lớn bao gồm các hoạt động như xây dựng mới. sửa chữa, cải tạo các công trình xây dựng. Trong hoạt động phổ biến này thì hoạt động xây dựng diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng. Vậy, quy định về việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng hiện nay như thế nào? 

Cơ sở pháp lý: 

– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Quy định về việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện khảo sát xây dựng như sau: 

Một là, lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Hai là,lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Ba là, thực hiện khảo sát xây dựng.

Bốn là, tiến hành nghiệm thu và phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

Trong các giai đoạn nêu trên thì giai đoạn phê duyệt báo cáo kết quả xây dựng là giai đoạn quan trọng và cần được chú trọng đến. Việc tiến hành nghiệm thu và tiến hành phê duyệt kết quả báo cáo xây dựng là bước cuối cùng trong trình tự thực hiện khảo sát xây dựng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định kết quả báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung sau: 

– Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng; 

– Các quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng;

– Các khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; 

– Quy mô, đặc điểm,  tính chất của công trình, khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện;

– Số liệu,  kết quả khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích;

– Ngoài ra còn có thêm các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có); 

– Cuối cùng là kết luận và kiến nghị;

– Phụ lục kèm theo. 

Từ những nội dung trong kết quả báo cáo khảo sát xây dựng thì căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2021/NĐ-CP việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được quy định như sau:

– Trách nhiệm của chủ đầu tư như sau: 

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. 

+ Chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.

– Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm như sau:

+ Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. 

+ Cần lưu ý rằng, việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không làm giảm và không thay thế trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chính là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và sẽ được lưu trữ theo quy định pháp luật.

2. Quản lý công tác khảo sát xây dựng: 

Theo như phân tích tại mục 1, thì ngay sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện khảo sát xây dựng sau khi đã hoàn thành việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Khi thực hiện khảo sát xây dựng, thì việc quản lý công tác khảo sát xây dựng được đặt ra. 

Căn cứ tại Điều 28, Nghị định 15/2021/NĐ-CP đã quy định về việc quản lý công tác khảo sát xây dựng được tiến hành như sau:

Thứ nhất, Trách nhiệm của nhà thầu:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 28, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng sau đây gọi là nhà thầu được hiểu  là các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Trách nhiệm của Nhà thầu khảo sát là cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Việc bố trí đủ người có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; 

Thứ hai, Nội dung giám sát khảo sát:

Hiện nay, các chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát hoặc tự thực hiện hoặc để giám sát khảo sát xây dựng tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: khối lượng khảo sát, vị trí khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm, quy trình thực hiện khảo sát; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

+ Tiến hành kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng, dựa trên các nội dung sau như: nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) và được sử dụng so với quy định của hợp đồng xây dựng, phương án khảo sát xây dựng được duyệt. 

Thứ ba, Đình chỉ công việc khảo sát xây dựng:

Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

3. Quy định về yêu cầu và vai trò đối với khảo sát xây dựng:

Nhiệm vụ khảo sát và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phải bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt, được giám sát, kiểm tra, nghiệm thu theo quy định. Các kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính khách quan, trung thực và phảo bảo đảm rằng phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt. Các Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại, loại hình khảo sát, cấp công trình xây dựng.

Việc khảo sát xây dựng có vai trò quan trọng như sau:

Một là, Việc khảo sát công trình xây dựng nhằm đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng. Hay thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.

Hai là, việc khảo sát xây dựng sẽ đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại cùng với việc thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có hay nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

Ba là, Khi thực hiện việc khảo sát xây dựng còn giúp đề chủ đầu tư xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất. Đồng thời giúp chủ đầu tư thấy trước, chủ đầu có thể dự đoán được những khó khăn,  trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng. Nhằm có thể xác định các biến đổi của môi trường địa chất do công trình của con người, các hoạt động kinh tế cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với các công trình lân cận và bản thân công trình.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy việc khảo sát xây dựng nhằm mục đích lựa chọn địa điểm được thực hiện ở tất cả các phương án xem xét tại khu vực, tại các tuyến dự kiến xây dựng công trình có các công tác như sau:

i) Phân tích và tiến hành thu thập, hệ thống hoá các tài liệu khảo sát hiện có của địa điểm xây dựng và khu vực xây dựng.

ii) Tiến hành đo vẽ địa chất công trình;

iii) Tiến hành thị sát địa chất công trình;

iv) Đồng thời thực hiện việc thăm dò địa vật lý từ đó tiến hành báo cáo kết quả phân tích và tiến hành đánh giá số liệu.

Đặc biệt Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 còn quy định các chủ đầu tư xây dựng có quyền khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo như phân tích tại mục 2 nêu trên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng chủ đầu tư có nghĩa vụ lựa chọn nhà thầu giám sát xây dựng, khảo sát xây dựng.

Do vậy, để thực hiện được công trình chủ đầu tư xây dựng cần phải thực hiện khảo sát các nội dung nêu trên và nội dung có liên quan để có thể phục vụ tốt nhất khi tiến hành xây dựng công trình và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhũng yêu cầu mà Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020, và văn bản hướng dẫn đã quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com