Sáng chế phần mềm là gì? Đăng ký sáng chế phần mềm máy tính?

Sáng chế phần mềm và quy định pháp luật về sáng chế phần mềm? Đăng kí sáng chế phần mềm máy tính như thế nào? Thời hạn đăng kí sáng chế phần mềm máy tính

Chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 với kho tài nguyên tri thức số vô hạn, cuộc sống ngày càng hiện đại, ví dụ như thanh toán các khoản tiền cũng nhanh chóng hơn so với trước kia rất nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ, chỉ với việc mua rau, chúng ta có thể dễ dàng quét mã QR mà không cần phải mang theo tiền mặt khi ra ngoài. Tại Việt Nam, đang có hàng loạt các chính sách trong đó bao gồm luật pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng khuyến khích phát triển khoa học công nghệ. Từ thực tiễn trên, vấn đề pháp lý đặt ra chính là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dành cho những sản phẩm khoa học công nghệ cao nói chung và sáng tạo phần mềm máy tính nói riêng là điều kiện cần nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ quốc gia. Vậy sáng chế phần mềm là gì? Đăng ký sáng chế phần mềm máy tính như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích đó.

Căn cứ pháp lý:

– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN –VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

– Quyết định số 487 QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành về quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Sáng chế phần mềm là gì?

Sáng chế là sản phẩm trí tuệ được làm lên bởi những nỗ lực, cố gắng sáng tạo của một cá nhân, tổ chức nào đó. Phần mềm được hiểu là một tập hợp các ứng dụng có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện một số nhiệm vụ hoặc chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Hiện nay có khá nhiều chủng loại ứng dụng, đặc biệt là dùng trên một số thiết bị đầu cuối như laptop, điện thoại di động và máy tính bảng….

Phần mềm máy tính (Software) là một tập hợp các công cụ để người dùng làm việc với hệ điều hành, phần cứng hay thực hiện các ứng dụng. Không có những công cụ đó, tất cả hoạt động của bạn sẽ trở nên vô dụng. Ví dụ, không có các chương trình Internet, bạn sẽ không thể lướt web khi đọc bài viết này. Trong khi đó, nếu thiếu đi Windows, trình duyệt sẽ không thể chạy trên web. Ví dụ chương trình Excel sẽ được sử dụng từ một hộp chương trình phần mềm, sáng chế phần mềm máy tính là việc sáng tạo, lập trình ra những phần mềm đó để điều hướng vào công năng hoạt động của thiết bị, góp phần sử dụng ngày càng nhiều bởi tính chất gần gũi, dễ nhận biết với hệ điều hành của máy (hardware).

Theo quy chế xét duyệt đơn đăng ký sáng chế ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT thì cho dù chương trình máy tính (phần mềm) thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ mang những đặc điểm dưới đây vẫn được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

– Có tính chất kỹ thuật;

– Là một giải pháp kĩ thuật, nhằm xử lý một vấn đề kĩ thuật hoặc một phương tiện kĩ thuật và tạo nên một hiệu quả kĩ thuật.

Vậy trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có tính chất kĩ thuật và liên kết với một thiết bị kĩ thuật thì có thể bảo hộ được với tư cách này.

Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, sửa đổi bổ sung 2017 đã nêu ra định nghĩa là phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị kỹ thuật số thực hiện chức năng nhất định. Mặt khác, theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra khái niệm chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được viết dưới dạng các mệnh lệnh, đoạn mã, biểu tượng hay bất kì hình thức nào khác, khi đặt vào một phương tiện mà máy tính hiểu được, có chức năng giúp cho máy tính giải quyết tốt một công việc hoặc thu lại một kết quả cụ thể.

Như vậy có thể thấy phần mềm máy tính và chương trình máy tính là hai định nghĩa cụ thể và khác biệt nhau, rõ ràng đây là hai khái niệm pháp lý không đồng nhất và không thể thay thế được nhau. ” Phần mềm ” có nội hàm rộng hơn và khái quát hơn so với định nghĩa chương trình máy tính.

Có thể thấy, “Chương trình máy tính” và “Phần mềm” là hai khái niệm pháp lý không đồng nhất, không thể thay thế cho nhau. “Phần mềm” mang nội hàm rộng hơn “Chương trình máy tính” bởi trong định nghĩa luật thì phần mềm gồm có chương trình máy tính.

Dưới cách nhìn của người viết thì phần mềm bao gồm chương trình máy tính, hướng dẫn sử dụng cùng nhiều văn bản khác, trong một phần mềm có cả hai chương trình trở lên. Có thể thấy mối tương quan giữa phần mềm và chương trình máy tính như sau: “Phần mềm chỉ là một sản phẩm trong khi đó “Chương trình máy tính” là một bộ phận có thể đảm nhận nhiều công việc để hoàn thành những chức năng cơ bản nhất của phần mềm

Phần mềm đăng ký sáng chế được xét dưới hình thức là phần mềm máy tính hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình máy tính. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ thì chương trình máy tính là tập hợp những chỉ dẫn được biểu hiện dưới dạng các mệnh lệnh, các ngôn ngữ, ký hiệu hay bất kì dạng nào khác, khi đặt trên một phương tiện mà máy tính nhận thức được, có tác dụng giúp cho máy tính làm tốt một công việc hoặc thu về một kết quả cụ thể.

Trong trường hợp đó, chương trình máy tính được coi như tác phẩm văn học. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 59 Luật này cũng quy định rõ phần mềm máy tính không được bảo vệ với tư cách là sáng chế, cụ thể:

– Sơ đồ, kế hoạch, nguyên tắc và phương pháp để tiến hành các hoạt động trí tuệ như huấn luyện gia súc, thực hiện công việc, kinh doanh; phần mềm máy tính;

2. Đăng kí sáng chế phần mềm máy tính như thế nào?

Bước 1: Nộp đơn đăng ký, hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định Điều 100 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2019 bao gồm:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, hình ảnh, thông tin thể hiện đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ quy định tại các khoản từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

–  Giấy xác nhận, nếu đơn gửi qua bưu điện;

–  Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu người nộp đơn yêu cầu quyền đó của người này;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu có yêu cầu thụ hưởng quyền đó;

– Chứng từ thanh toán phí, lệ phí.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục SHTT sẽ:

-Tiếp nhận hồ sơ đăng kí sáng chế

– Thẩm định nội dung đơn đăng kí sáng chế: cụ thể là cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp sẽ đánh giá và ra các thông báo nếu:

+ Tiếp nhận đơn hợp lệ, có thời hạn ấn định cho người nộp đơn sửa chữa, bổ sung các thông tin còn thiếu

+ Từ chối chấp nhận đơn nếu người nộp đơn không sửa thiếu sót hoặc không có ý kiến về việc từ chối chấp nhận đơn một cách hợp lý.

Bước 3: Công bố kết quả đăng ký trực tuyến

 Nếu đơn đăng ký được chấp thuận hợp lệ thì sẽ được công bố trên báo quyền sở hữu công nghiệp.

3. Thời hạn đăng kí sáng chế phần mềm máy tính:

Dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc điểm kĩ thuật và đó là một giải pháp kĩ thuật, góp phần giải quyết một vấn đề kĩ thuật hoặc một phương tiện kĩ thuật nhằm tạo ra một hiệu quả kĩ thuật thì nó vẫn được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Như vậy việc đăng ký sáng chế phần mềm máy tính trong trường hợp đối tượng có yêu cầu là có đặc trưng kĩ thuật và tạo ra hiệu quả kỹ thuật thì nó sẽ được bảo hộ với tư cách sở hữu trí tuệ.

Căn cứ Điều 119, Điều 110 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH thực hiện luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:

– Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

– Thời hạn thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp cùng ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp vào ngày công bố đơn.

– Thời hạn thẩm định nội dung đăng ký sở hữu công nghiệp: Được thông báo đến tháng thứ 19 kể từ ngày nhận đơn tính cả ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ở thời điểm sớm hơn theo nhu cầu của người nộp đơn.

Trên đây là quy định pháp luật về sáng chế phần mềm và quy định pháp luật về đăng ký sáng chế phần mềm máy tính. Cá nhân và tổ chức có nhu cầu đăng kí và bảo hộ về sáng chế phần mềm máy tính cần nắm bắt rõ các quy định trên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com