Soạn bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) siêu ngắn

Bài thơi “Phú sông Bạch Đằngcủa Trương Hán Siêu được sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Bài thơ được sáng tác theo thể phú, thông qua cuộc đối đáp giữa khách và bô lão để hồi niệm lại những chiến công trên dòng sông Bạch Đằng. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về tác phẩm và hướng dẫn soạn bài ngắn gọn. 

1. Khái quát về nội dung:

Bài thơ Bạch Đằng giang phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng, kiên cường, bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam ta. Đây là một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng thời bấy giờ:

“Giặc tan muôn thuở thăng bình,

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”.

Kết cấu của tác phẩm theo hình thức đối đáp giữa “chủ” và “khách”.

Khách là người yêu cảnh trí thiên nhiên, có thú du ngoạn, tâm hồn khoáng đạt, tâm huyết với lịch sử dân tộc. Người khách tìm đến đây không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Bạch Đằng giang mà còn vì lòng ngưỡng mộ những chiến công oanh liệt và khát vọng tìm hiểu lịch sử dân tộc, noi gương của Tử Trường xưa (sử gia nổi tiếng Trung Quốc đời Hán).

Chủ là những bô lão ở ven sông, họ vừa là dân địa phương, vừa là chứng nhân cho thời kỳ lịch sử oanh hùng ấy. Đây có thể là nhân vật hư cấu, được xây dựng lên để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về đất nước, dân tộc.

2. Bố cục bài thơ:

Bố cục thông thường của bài phú gồm có 04 đoạn: mở đầu, giải thích, bình luận và kết thúc. Bố cục của bài “Phú sông Bạch Đằng” mang cấu trúc của một bài phú nói chung:

– Đoạn 1 ( “Khách có kẻ” – “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”): xúc động lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.

– Đoạn 2 (“Bên sông bô lão hỏi, hỏi ý ta sở cầu?” – “Tái tạo công lao, Nghìn xưa ca ngợi”): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.

– Đoạn 3 (“Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san” – ” Nhớ người xưa chừ lệ chan”): Những suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.

– Đoạn 4 (“Rồi vừa đi vừa ca rằng” – “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”): Lời ca ngợi khẳng định vai trò và đức độ của con người.

3. Chiến tích lịch sử trên sông bạch đằng:

– Trong lịch sử, chiến thắng Bạch Đằng là chiến tích quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giữ gìn độc lập, hòa bình của dân tộc. Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ, nằm giữa vùng Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây đã ghi dấu những chiến tích lẫy lừng, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao. Năm 1288, nhà Trần đã tiêu diệt giặc Nguyên – Mông, bắt sống Ô Mã Nhi.

– Từ chiến thắng ấy, Bạch Đằng giang đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả mọi thời đại khi viết nên những áng văn thơ tuyệt tác, tiêu biểu như “Bạch Đằng giang” của Trần Minh Tông, “Bạch Đằng giang” của Nguyễn Sường, “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi, “Hậu Bạch Đằng giang phú” của Nguyễn Mộng Tuân…

– Một số từ khó, điển tích, điển cố rõ là: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích…

4. Nhân vật khách trong bài thơ:

Nhân vật “khách” có thể là Trường Hán Siêu. Tuy tuổi đã già nhưng “tráng trí vẫn còn tha thiết”, qua những cụm từ miêu tả trong bài, có thể thấy, “Khách” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, thích tiêu du, hiểu rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể.

Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. “Khách” chính là cái tôi tác giả – một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm. 

Nhân vật “khách” đã tìm đến những địa danh lịch sử, đặc biệt là Bạch Đằng giang, để ngợi ca khung cảnh đẹp vô cùng của non sông đất nước và gợi nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc về những chiến tích vẻ vang thời cha ông ta. 

“Khách” đã đi qua hai loại địa danh, những địa danh từ điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…) và địa danh trên đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng…). Đặc điểm địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc và đặc điểm địa danh của đất Việt có điểm khác nhau và giống nhau là:

– Các địa danh đều được liệt kê nhằm thể hiện cái tráng chí bốn phương của nhân vật “khách”, nhân vật trữ tình cũng chính là phân thân nội tâm của tác giả. Chí lớn của nhân vật được gợi lên qua những địa danh mà “khách” đã “đi qua”.

– Trong đó, những địa danh điển cố Trung Quốc thể hiện tinh thần tráng chí bốn phương của nhân vật còn những điển cố Việt Nam mang tính cụ thể hơn, gần với thời đương đại và khắc họa nhằm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tâm hồn yêu quý, trân trọng đối với cảnh trí non sông.

5. Nỗi lòng của người khách trước hình ảnh tả thực của sông Bạch Đằng:

Trước hình ảnh tả thực Bạch Đằng giang, vừa sinh động với những từ ngữ miêu tả chân thực, hình thức so sánh gợi tả: “bát ngát sóng kình môn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu” với “nước trời…” “Phong cảnh…” “bờ lau..”, “bến lách”,… ở nhân vật “Khách” xuất hiện nhiều niềm cảm xúc khó tả:

– Người khách vui mừng, tự hào vì cảnh non sông hùng vĩ, thơ mộng (nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu), tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến công hiển hách của đất nước, một địa danh thật đáng tự hào.

– Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay trở nên trơ trọi hoang vu, dường như dòng thời gian đã vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ, sự nuối tiếc cho oan linh của những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn đau chan chứa tình cảm cao đẹp và đậm chất nhân văn.

Điều đó được thể hiện qua giọng văn khơi gợi nỗi buồn sầu man mác, bâng khuâng nhưng cũng đầy tự hào. Đoạn thơ chủ yếu ngắt bằng nhiều nhịp chẵn, tạo giọng điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư của nhân vật Khách 

6. Sự xuất hiện của các bô lão:

Sự xuất hiện của các bô lão là sự kết hợp vẹn toàn của thể thơ phú.  Hình ảnh những bô lão vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân hiện hữu của lịch sử, đồng thời lại sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của nhân vật ấy vừa khéo léo tạo nên sự đối đáp tự nhiên, dễ dàng vẽ lên khung cảnh những trận thuỷ chiến Bạch Đằng.

Với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi, những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau tạo lên khí thế bừng bừng chiến trận. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là cuộc chiến với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng; khí thế “hùng hổ”, “sáng chói”, khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, sự tưởng tượng tác giả vận dụng đã góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

Thông qua lời kể, có thể dễ dàng nhận thấy giọng điệu hoài cổ, nuối tiếc, nhưng cũng đầu tự hào, vẻ vang.

7. Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của nhân vật “khách”:

Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của nhân vật “khách” chứa nhiều suy ngẫm và đã khẳng định tư tưởng của nhà thơ về chiến thắng Bạch Đằng. Lời ca của bô lão mang âm hưởng anh hùng về dòng sông sử thi, trải nhiều thế hệ tạo âm điệu tha thiết chảy trong đêm. Một chân lí vĩnh cửu đã lưu lại dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ: anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức của hai vị vua anh minh đã chỉ đạo quân dân chiến thắng kẻ thù, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở. Đây là sự kết hợp hài hòa của kết cấu nhân vật trong thể thơ phú. 

8. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú:

Giá trị nội dung: bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sán ngời của dân tộc VN thông qua lời kể của các nhân vật. 

Giá trị nghệ thuật:

– Thể thơ phú mới lạ

– Lời văn linh hoạt.

– Ngôn từ: trang trọng, tráng lệ và lắng đọng, giàu suy tư, giàu chất tả thực

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com