Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn, hay nhất

Món quà là những niềm vui đối với người cho và người nhận. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ hay nhất, mời bạn đọc tham khảo.

1. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ câu 1:

Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Lời giải

Bố dạy cho cách nhìn đặc biệt cho nhân vật “tôi” để cảm nhận ra những bông hoa trong vườn là nhắm mắt lại, dẫn nhân vật tôi đi chạm từng bông hoa một và đoán đấy là loài hoa nào.

Câu trả lời của nhân vật bố có thể hiểu:

– Món quà chính là tình yêu và tấm lòng của người tặng đã gửi vào đấy nên món quà dù to hay bé vẫn đẹp.

Cách chúng ta nâng niu, quý trọng món quà của người khác cũng thể hiện vẻ đẹp của chính bản thân. Việc nhắm mắt khi cảm nhận những bông hoa khiến ta không cảm nhận vẻ đẹp của hoa qua ánh mắt( hay vẻ bề ngoài) mà chúng ta phỉa dùng trí tưởng tượng và tấm lòng để đón nhận vẻ đẹp đó. Trong cuộc sống cũng vậy, khi nhận một món quà không nên nhìn vào phương diện vật chất mà tấm lòng và sự chân thành của người tặng mới là điều đáng quý.

Nhan đề” Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” gợi cho em sự tò mò. Bởi lẽ, theo quán tính, khi mở cửa sổ, chúng ta phải mở mắt để ngắm nhìn thế giới xinh đẹp bên ngoài kia. Tuy nhiên, nhan đề lại mang tính đối lập, gây thích thú  tò mò đối cho em. Hơn nữa, thông thường, nhan đề được nhiều tác giả đặt đơn giản, nhưng nhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ  thì khác dài dòng. Đó cũng là một điểm đáng để chúng ta không ngừng suy ngẫm và tò mò về nội dung bài viết.

2. Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì

Lời giải

Nhân vật người bố thường được xây dựng thông qua lời kể của nhân vật “tôi”.

Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng nhằm để nhân vật bố được khắc hoạ qua các cuộc trò chuyện với nhân vật tôi. Nhân vật tôi kể lại nhân vật người bố trên cảm xúc của bản thân. Điều này có tác dụng thể hiện được tình cảm của nhân vật tôi, cũng là người con dành cho bố của mình một cách chân thành. Trong đó, em cảm nhận thấy tình cảm cha con gắn bó thiết tha khi người cha đã bày tỏ tình thương yêu với đứa con qua các bài học thực tế từ đời sống, biết chia sẻ, lắng nghe sự thấu hiểu từ thiên nhiên, biết quý trọng mọi thứ xung quanh mình.

3. Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Lời giải

Cảm nhận của em về tính cách người bố: yêu thương con, có lòng thương người, dũng cảm, yêu thiên nhiên, tỉ mỉ, cẩn thận.

Chi tiết:

– Dạy con quan sát và cảm nhận khu vườn.

– Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra… Bố tôi ẵm nó về nhà. Bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.

4. Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

Lời giải

Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì trước đó, nhân vật tôi đã tập nhắm mắt để cảm nhận mọi thứ.

Chi tiết liên hệ: tôi có thể vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì

5. Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

Lời giải

– Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

+ Bố trồng nhiều hoa.

+ Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

+ Bố tôi bơi giỏi lắm.

+ Bố nháy mắt và chúng tôi cười ồ.

+ Tôi tin bố.

– Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ Nó là bạn thân của tôi.

+ Tôi sẽ chỉ cho thằng Tí bí mật này.

+ Tôi thấy tên nó đẹp hơn mọi tê, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát.

+ Nó không biết rằng tôi đang nghe âm thanh từ cái tên của nó.

+ Nó trèo cây giỏi lắm.

– Những chi tiết đó cho thấy tính cách của nhân vật tôi: quan tâm, để ý, tỉ mỉ, là người có tình yêu thương.

6. Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?

Lời giải

Nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là: bông hoa thơm và cả khu vườn dù bạn nhắm mắt, nhìn thấy bông hồng trong đêm tối, không bao giờ lạc trong bất cứ khu vườn nào vì những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

Những bí mật ấy mang lại sự yêu thích, sự vui vẻ, niềm hạnh phúc tới nhân vật tôi.

Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong truyện đã dần thay đổi: ban đầu, nhân vật không nhớ nổi tên loài hoa, sau này đã biết tên và thậm chí khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng thể đoán ra tên.

Như vậy, nhân vật đã cảm nhận cuộc sống tự nhiên qua nhiều giác quan và khi càng hiểu biết, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu quý thiên nhiên quanh mình.

Cách cảm nhận để đem lại giá trị cho đời sống của nhân vật, đó là cách nhìn tinh tế, không hời hợt. Khi ta cảm nhận bằng cả trái tim và tình thương yêu ta sẽ phát hiện ra những nét đẹp, những giá trị từ những điều giản dị nhất.

7. Câu 7 (trang 64, SGK Ngữ văn 7 tập 1):

Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

Lời giải

Em có đồng tình. Vì một món quà bao giờ cũng đẹp, dù là giá trị về vật chất hay tinh thần. Ông bà ta xưa có câu “Của cho không bằng cách cho”. Chỉ cần là món quà được trao tặng bằng sự chân thành thì đó đều là món quà có ý nghĩa. Giá trị thực sự của một món quà nằm ở tình cảm của người tặng quà, đồng thời thể hiện ở cách cho và cách nhận. Chính tâm tư và tình cảm của người sẽ quyết định giá trị của món quà đó. Một cách tuyệt vời để cảm nhận nhân vật tôi qua xúc giác, qua hương hoa, ta thấy được sự trân trọng, yêu quý thiên nhiên, cuộc sống. Hơn nữa, từ tình cha con khăng khít, tâm hồn đứa trẻ được nuôi dưỡng theo cách nó cảm nhận, giúp đứa trẻ nhận ra rằng thiên nhiên là món quà lớn lao và quý giá từ cuộc sống.

8. Viết kết nối với đọc và tóm tắt văn bản:

8.1 Kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích

Lời giải

Đoạn văn số 1:

Giá trị của món quà nằm ở tấm lòng của người tặng chứ không phải ở giá trị vật chất. Món quà quý giá nhất với em chính là nụ cười của mẹ. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được rằng, mẹ là điều quý giá nhất và thiêng liêng nhất trên thế giới này. Trên từng con đường, em đã có mẹ luôn bên cạnh chăm sóc, động viên. Mỗi khi nhìn thấy nụ cười của mẹ, em lại được tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao. Kể từ đó, em đã vượt lên tất cả các khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em tự hứa sẽ mãi ngoan để mẹ luôn cảm thấy hạnh phúc.

Đoạn văn số 2:

Vào ngày sinh nhật khi em lên 6, em đã nhận được một món quà đặc biệt. Đó là một chú cún con vô cùng xinh xắn và đáng yêu. Món quà mà bà ngoại của em tặng cho. Em đã đặt tên cho nó là Mun Mun. Nó nặng khoảng hai ki-lô-gam. Thân hình nhỏ nhắn. Bộ lông màu trắng tinh. Hai chiếc tai hình tam giác nhỏ xíu. Chiếc tai màu đen cực nhạy. Cái mũi nhỏ có răng sắc. Bốn cái chân bé xíu không có móng. Cuối tuần, em hay dắt Mun mun đi chơi. Nó rất thông minh và giúp em làm việc nhà rất tốt. Gia đình em, Mun giống như một người bạn tốt và người em trai nhỏ của em.

Đoạn văn số 3:

Nhận được một món quà nhỏ thì ai chẳng thích, và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Đối với tôi, con gấu bông mà mẹ tôi tặng khi tôi lên 6 tuổi là món quà tôi thích nhất. Teddy luôn ở bên cạnh tôi, ngoài trường học, và tôi luôn có chú ta ở bên cạnh khi tôi về nhà. Tôi rất thích vuốt ve bộ lông mềm mại, ôm nó mà khóc khi buồn. Mỗi lần làm như vậy, tôi cảm thấy như mẹ đang dùng đôi bàn tay mềm mại của Teddy nhẹ nhàng vỗ vào đầu tôi, an ủi tôi khiến tôi vui vẻ trở . Dần dần, bạn đã trở thành người bạn tốt không thể thiếu của tôi, và tôi hứa sẽ chăm sóc bạn thật tốt và không bao giờ đánh mất người bạn tốt đó.

8.2 Tóm tắt văn bản:

Truyện kể về một cậu bé được bố truyền cho nhiều bài học giá trị với các giác quan. Đầu tiên là bài học về thị giác. Cậu phải nhắm mắt lại, rồi sờ vào từng cánh hoa và đoán tên chúng. Trò chơi này không chỉ diễn ra trong vườn mà trong nhà. Tiếp theo là bài học về thính giác giác. Chỉ cần nghe thấy tiếng động là nhân vật có thể biết được khoảng cách vị trí của người kia. Nhờ đôi tai mà cậu nhận ra rằng Tí đã ngã xuống sông. Sau đó là bài học về mùi. Chỉ cần ngửi thấy mùi hương là cậu biết được tên của loài hoa dù chúng đang nụ hay nở. Điều này làm cho cậu thấy hạnh phúc và mãn vì nhớ những điều ấy mình lại khám phá được toàn bộ vườn hoa theo một cách rất riêng biệt. Cậu nhận ra từng bông hoa là người chỉ đường và mở lối cho cậu trong khu vườn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com