Chỉ số S&P 500 là gì? Cách tính chỉ số S&P 500? Ý nghĩa chỉ số S&P 500? Làm thế nào để được chọn vào danh sách của S&P 500? Cách đầu tư chỉ số S&P 500? Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500?
S&P 500 là chỉ số chứng khoán ra đời sớm nhất tại Hoa Kỳ. Nếu nắm vững cách thức lựa chọn mã cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 là gì, bạn sẽ nắm được tình hình kinh tế thế giới, diễn biến hoạt động các công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và tham gia thị trường chứng quán với những quyết định phù hợp.
1. Chỉ số S&P 500 là gì?
S&P 500 được coi là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, phần nào phản ánh sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chỉ số S&P 500 là chỉ số ra đời sớm nhất (năm 1884) và cũng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. S&P 500 được lập ra bởi hai nhà kinh tế Mỹ là Charles Henry Dow và Edward Davaid Jones và hiện nay, nó do Standard & Poor’s thuộc McGraw – Hill quản lý.
S&P 500 là chỉ số chứng khoán được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ. Tên đầy đủ của chỉ số này là Standard & Poor’s 500 Stock Index.
Vốn hóa của 500 cổ phiếu có trong chỉ số này chiếm tới 70% thị trường chứng khoán trong nước. S&P 500 được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.
Những tập đoàn quen thuộc được nhiều người biết khi nhắc tới S&P 500 có thể kể đến như Facebook, Apple, Microsoft, Amazon, AT&T, Google, General Electric, Johnson & Johnson, ….
2. Cách tính chỉ số S&P 500?
Chỉ số S&P 500 được tính toán từ 500 công ty đại chúng có tỉ lệ vốn hóa cao nhất, do đó để tính toán chỉ số này thì chỉ cần lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty nằm trong danh sách Standard & Poor’s 500 Stock Index chia cho 1 ước số xác định (Divisor). Công thức tính S&P 500 cụ thể như sau:
Ước số là 1 con số độc quyền được Standard & Poor quy định và được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức làm ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số. Ước số ra đời nhằm đảm bảo các yếu tố phi kinh tế không thể tác động đến chỉ số.
Các công ty có vốn hóa thị trường lớn khi biến động sẽ gây ra tác động mạnh đến S&P 500 Index. Trọng số nghiêng về những công ty có vốn hóa lớn hơn. Trọng số của mỗi công ty trong nhóm S&P 500 sẽ được tính theo công thức sau:
3. Ý nghĩa chỉ số S&P 500?
Ngoài việc giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá được những biến động của tình hình chứng khoán Mỹ, mà S&P 500 còn có nhiều ý nghĩa khác nhau, điển hình:
– Bởi vì S&P 500 được tính toán dựa trên 500 công ty khác nhau và là những công ty đi đầu trong các lĩnh vực kinh tế Mỹ, chiếm hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán, vì vậy dựa vào đây nhà đầu tư có thể đánh giá được kinh tế đang biến động như thế nào.
– Chỉ số S&P 500 cũng phản ứng với những sự kiện chính trị quan trọng. Các quyết định về những chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế, tài chính đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số S&P 500.
– Giá trị của S&P 500 luôn luôn biến đổi không ngừng theo thời gian, nó được cập nhật 15 giây một lần trong suốt phiên giao dịch và được hãng Reuters America, Inc công bố rộng tãi. Vì vậy, đây sẽ là căn cứ để những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường, từ đó đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp với thị trường chung.
Ưu điểm:
Lợi thế đầu tiên khi nghiên cứu về chỉ số S&P 500 là giúp nhà đầu tư nhận diện được biến động thị trường từ tình hình hoạt động của 500 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, chỉ số này còn giúp nhà đầu tư cập nhật nhanh chóng tin tức chính trị trên toàn thế giới. Từ đó, nhà đầu tư nắm bắt thông tin chính sách từ chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế như chính sách tiền tệ, tăng giảm lãi suất, điều chỉnh lạm phát.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của chỉ số S&P 500 chính là chỉ số này chưa phản ánh được biến động của tất cả các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. Thêm một điểm cần thận đặt sự quan tâm nữa là S&P 500 có ảnh hưởng nhiều nhất tại đất nước Hoa Kỳ. Để chỉ số này đạt được hiểu quả tốt nhất cần nghiên cứu thêm về chính sách quốc gia cũng như nền kinh tế hiện tại tương ứng với từng khu vực.
4. Làm thế nào để được chọn vào danh sách của S&P 500:
Để có tên trong danh sách của S&P 500, sẽ luôn có một hội đồng trực tiếp chịu trách nhiệm quyết định xem một công ty đại chúng có đáp ứng đủ các điều kiện hay không.
Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá tổng thể công ty để sắp xếp công ty đó vào nhóm chỉ số S&P 500 dựa trên một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất, Vốn hóa thị trường đạt mức quy định (Mức này có thể được thay đổi hàng năm).
Thứ hai, Công ty có trụ sở ở Mỹ.
Thứ ba, Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ).
Thứ tư, Phải đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định (tính trong 6 tháng trước khi đưa vào danh sách).
Thứ năm, Hiệu quả tài chính của công ty trong thời gian gần đây.
Thứ sáu, Thời gian niêm yết giao dịch.
Để tính giá trị của chỉ số S&P 500, người ta lấy tổng giá trị vốn hóa của thị trường của 500 cổ phiếu chia cho một ước số. Mặc dù, tổng vốn hóa của 500 công ty được công bố công khai trên các trang web của Standard & Poor’s. Tuy nhiên, giá trị của ước số lại được giữ bí mật.
Ước số sẽ được điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định như phát hành cổ phiếu, chia tách công ty hoặc những thay đổi về cơ cấu công ty, để đảm bảo rằng những sự kiện này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cuối cùng.
Trên thực tế, thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.
Hiện nay, S&P 500 được đánh giá là chỉ số có tính khách quan, mang tính đại diện cho thị trường chứng khoán chính vì vậy mà nhiều nhà đầu tư sử dụng làm thước đo để so sánh hiệu suất danh mục đầu tư của họ.
Nhà đầu tư nên để mắt thường xuyên S&P 500 do đây là một chỉ số có vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ – cường quốc kinh tế lớn nhất hành tinh, và phần nào phản ánh các chính sách kinh tế của quốc gia này.
5. Cách đầu tư chỉ số S&P 500:
Cũng giống như các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán tại Mỹ, chỉ số S&P 500 chỉ dành cho công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả Việt Nam không thể trực tiếp tiến hành đầu tư vào chỉ số này. Để các nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư chỉ số S&P 500 thì cần đầu tư theo hình thức gián tiếp qua các sản phẩm tài chính khác.
Việc mua toàn bộ cổ phiếu trong rổ để đầu tư S&P 500 có lẽ là rất khó khăn bởi vì, trên thị trường chứng khoán chỉ số này có đến 500 cổ phiếu đơn lẻ. Do đó các nhà đầu tư muốn đầu tư vào S&P 500 thường phải thông qua các sản phẩm mô phỏng tại rổ 500 cổ phiếu của S&P 500 ta có thể đề cập đến như các quỹ chỉ số, quỹ ETFs, các chứng khoán phái sinh có S&P 500 là tài sản cơ sở chính.
Ngoài ra, cách thứ hai để các nhà đầu tư mua S&P 500 đó là giao dịch Hợp đồng chênh lệch CFDs trên thị trường forex. Hình thức này có ưu điểm là kể cả khi thị trường tăng hay giảm, chỉ cần giá có sự biến động thì các nhà đầu tư đều có cơ hội tăng lợi nhuận. Đồng thời, thông qua giao dịch CFDs nhà đầu tư còn có cơ hội tối đa hóa lợi nhuận nhờ tỷ lệ đòn bẩy chỉ với số vốn nhỏ, nhưng rủi ro trên thị trường này cũng rất lớn. Ký hiệu của chỉ số S&P 500 trên thị trường forex có nhiều dạng là: S&P 500, US500, SP500, SPX,..
Không khó để nắm được quy trình đầu tư chỉ số S&P 500 trên thị trường forex, điều quan trọng hơn là nhà đầu tư phải nắm được kiến thức tài chính để có thể dự đoán những biến động của chỉ số này đồng thời lựa chọn được sàn forex uy tín để mở tài khoán giao dịch.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500:
Giá trị của chỉ số S&P 500 phụ thuộc vào các công ty thành phần của nó, vì vậy những yếu tố ảnh hưởng đến những công ty trong S&P 500 hoặc nhà đầu tư thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500.
Chính sách ngân hàng trung ương: những chính sách về tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua, bán cổ phiếu của những nhà đầu tư.
Hiệu quả kinh tế: Kinh tế tăng trưởng, nhiều cơ hội việc làm, giúp người lao động có việc làm, tăng thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng, dẫn đến giá cổ phiếu tăng.
Định giá tiền tệ: Đồng Đô la Mỹ mạnh thì mua hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Còn đồng đô la Mỹ yếu thì hàng xuất khẩu sẽ có sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Giá cả hàng hóa: Hàng hóa là khối xây dựng cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu, vì vậy giá trị của nhiều cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí của hàng hóa.
Một số yếu tố tác động khác: Thiên tai, bầu cử, khủng hoảng tài chính, chính sách ban hành của chính phủ
Trên đây là nhũng thông tin cơ bản về S&P 500, giúp các nhà đầu tư nắm bắt được loại chứng khoán này để từ đó có những quyết định phù hợp.