Sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam có bị phạt không?

Phong tục lì xì của người Việt? Các hành vi nghiêm cấm với tiền Việt Nam? Sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam có bị phạt không?

Hiện nay, Lì xì là truyền thống của Việt Nam trong các ngày lễ, Tết Nguyên đán đang cận kề, vấn đề phong bao lì xì ngày càng đang mọi người quan tâm đến. Trên thị trường không khó để bắt gặp hình ảnh, hình thù bắt mắt, theo trend được in trên bao lì xì đặc biệt những năm gần đây bao lì xì in hình tiền Việt Nam đang tràn lan phổ biến trên thị trường. Vậy, Sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam có bị phạt không?

Cơ sở pháp lý:

– Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010;

– Quyết định 130/2003/QĐ-TTg Về việc bảo vệ tiền Việt Nam;

– Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; 

– Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Phong tục lì xì của người Việt:

Lì xì được hiểu là tục lệ người lớn hơn sẽ mừng tuổi cho người nhỏ tuổi hơn, trẻ con trong dịp Tết cổ truyền của nhiều nước Châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo đó, mọi người sẽ đặt, bỏ các tờ tiền với miệng giá khác vào một chiếc phong bì nhỏ có trang trí hình ảnh, màu sắc rực rỡ, số tiền đặt trong đó được gọi là tiền lì xì.

Lì xì đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt với mong muốn những điều tốt đẹp may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới. Lì xì không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp tượng trưng cho sự kín đáo, không có sự xích mích, so bì, không vui trong ngày Tết. 

Đối với người Châu Á nói chung và người Việt Nam riêng thì màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc do đó nhiều người cho rằng việc cho, tặng phong bao lì xì hoặc nhận được càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc.

2. Các hành vi nghiêm cấm với tiền Việt Nam:

2.1. Hành vi cấm với tiền Việt Nam:

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã quy định hành vi cấm với tiền Việt Nam như sau: 

– Vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; Làm tiền giả.

– Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

– Từ chối lưu hành, nhận đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

– Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 3 Nghị Quyết 130/2003/NQ-TTg như: 

+ Mua, bán tiền giả.

+ Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

+ Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

+ Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, việc sử dụng bao lì xì in hình tiền Việt Nam được hiểu là hành vi sao chụp tiền Việt Nam mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước đây là hành vi bị nghiêm cấm. 

2.2. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân: 

Một là, bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.

Hai là, yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg như sau: 

– Ngân hàng Nhà nước tổ chức giám định và tiến hành thông báo kết quả giám định tiền nghi giả, tiền giả cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Cần lưu ý rằng, việc giám định tiền hoàn toàn được thực hiện miễn phí.

– Khi phát hiện, thu giữ tiền, bị hủy hoại, tạm thu giữ tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại hoặc khi nhận được yêu cầu giám định của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội thì Bộ Công an tổ chức giám định. 

– Đối với trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền giả,  tiền thật thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện.

Ba là, kịp thời thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này.

Bốn là, cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân có tiền giả phải kịp thời giao nộp cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất.

Năm là, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải tiến hành lập biên bản thu giữ, phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.

3. Sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam có bị phạt không?

Như vậy, từ những phân tích nêu trên cho thấy hành vi sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam là hành vi hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm do đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: 

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Một là, Hình thức xử phạt chính:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

Hai là, Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với:

+  Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; 

+ Giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; 

+ Giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; 

+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng;

– Đình chỉ có thời hạn đối với: hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tịch thu giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa, tịch thu ngoại tệ, đồng Việt Nam, tịch thu vàng.

Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi sử dụng phong bao lì xì in hình tiền Việt Nam như sau:

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

+ Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu lưu hành, tàng trữ, vận chuyển tiền giả;

+ Bố trí cán bộ làm công tác thủ quỹ, kiểm ngân hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

+ Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không bấm lỗ, đóng dấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng:

Đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật thì phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, người phạm tội Hình thức xử phạt bổ sung như là: Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

– Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

– Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

– Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

– Hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

– Hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật

Đồng thời, áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả; Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com