Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân

Giới thiệu về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng? Mở đầu bài phân tích về ông Hai? Thân bài bài phân tích về ông Hai? Kết bài phân tích về ông Hai? Bài văn mẫu?

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một câu chuyện rất đơn giản kể về tấm lòng của một người dân bình thường rất yêu thương và tự hào về ngôi làng của mình. Tuy vậy tác phẩm lại là một tấm lòng vô cùng cao cả yêu làng yêu nước của người dân nông thôn làng quê Việt Nam. Bài viết tham khảo dưới đây sẽ đưa ra những phân tích về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân.

1. Giới thiệu về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng:

Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật Nguyễn Văn Tài, quê ở Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do gia cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học. Kim Lân bắt đầu sự nghiệp sáng tác truyện ngắn từ năm 1941. Các đề tài ông viết phần nhiều về nông thôn làng quê Việt Nam, về cuộc sống lao động cần cù của người nông dân lam lũ thời kỳ đó. Ông được biết đến nhiều với các tác phẩm như “Vợ nhặt”, “Làng”…

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tiếp tục làm báo, viết văn và vấn về các đề tài làng thôn quê Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955), tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).

Ngoài sáng tác văn học, ông còn tham gia đóng phim và kịch như vai lão Hạc trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”, Lý Cựu trong “Chị Dậu”…

Truyện ngắn Làng được sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trong tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Đoạn trích Làng trong sách giáo khoa ngữ văn đã lược bỏ phần giới thiệu về hoàn cảnh rời làng lên nơi tản cư của ông Hai và  niềm yêu thích được khoe về làng của ông

Trong tác phẩm Làng tác giả tập trung vào khai thác tâm lí của nhân vật trung tâm– ông Hai. Gia đình ông Hai phải rời làng đến ở nơi sơ tán. Và đúng thời điểm này ông nghe tin làng mình là đi theo bọn phản cách “cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Và chỉ đến khi Chủ tịch làng lên tận nơi sơ tán để đính chính thông tin ông như sống lại. Nhà ở làng quê bị đốt sạch nhưng ông không buồn mà lại thấy vui vì biết ngôi làng yêu thương của mình không theo việt gian. Khi ấy ông lại say sưa kể về ngôi chuyện dáng tự hào của ông đánh Tây.

2. Mở đầu bài phân tích về ông Hai:

Trên cơ sở những giới thiệu về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng hãy giới thiệu về tác giả, tác phẩm tại phần mở đầu của bài phân tích.

Sau đó nêu vấn đề mà đề bài yêu cầu phân tích: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân và dẫn dắt người đọc đi vào phần thân bài.

3. Thân bài bài phân tích về ông Hai:

Tâm tư, tình cảm và những phẩm chất cao đẹp nhưng gần gũi của Ông Hai được diễn tả thông qua mỗi tình huống.

3.1. Trong bối cảnh phải tản cư xa làng để tránh địch:

Vì sự nghiệp của cuộc kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi di tản: ông Hai đang cùng những người anh em khác hăng hái lao động thì do hoàn cảnh bắt buộc nên phải miễn cưỡng đi cùng vợ.

Ở tại nơi tản cư:

– Ông thấy buồn chán, nhớ làng nhớ quê, từ đó mà sinh ra  cái dáng vẻ lầm lì hay cáu gắt.

– Ông Hai thường hay khoe về làng của mình : đi đâu ông cũng kể về cái làng chợ Dầu mà ông vô cùng tự hào, khoe để thỏa cái miệng và cũng như thỏa nỗi nhớ trong lòng,

Tình yêu Làng gắn liền với tình yêu nước và yêu kháng chiến:

– Trước cách mạng: khoe làng giàu đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.

– Sau cách mạng: là những buổi tập quân sự, những hào giao thông và vui mừng trước những thắng lợi của quân dân ta.

3.2 Khi nghe tin làng theo giặc:

Ông “lặng đi tưởng như không thể thở được”.

Quá trình diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai bùng nổ:

– Trước hết ông nghi ngờ tin đồn là sai sự thật, thậm chí còn tức giận thầm chửi rủa cái đám người đã đi theo giặc, nhớ lại từng người, từng người một trong làng quen thuộc ấy, lo sợ rằng chinhs con cái ông cũng sẽ bị khinh bỉ.

– Ông lo sợ đến nỗi không dám ra đường và chỉ dám ở trong nhà nghe ngóng bên ngoài.

– Cũng có lúc ông trong thâm tâm muốn trở về làng do bị người ta  coi khinh. Nhưng với ông “làng theo Tây thì phải thù” và khẳng định: ông luôn tin tưởng và trung thành với cuộc cách mạng của dân tộc, với cụ Hồ, quyết sẽ không theo giặc cướp nước.

⇒ Qua đó, ta nhận thấy tình yêu sâu sắc của một người dân chân chất như ông Hai dành cho quê hương chợ Dầu, nhưng cũng thấy ý chí trung thành tuyệt đối, một lòng hướng tới với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

3.2 Niềm vui của ông Hai khi tin được cải chính:

Ông hạnh phúc đem quà về cho các con

Ông đi tới từng nhà, gặp từng người chỉ để thông báo với họ: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.

Ông lại tiếp tục tự hào kể về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu của ông.

⇒ tinh thần yêu nước chất phác đến độ vui mừng khi biết nhà mình bị giặc đốt cháy sạch. Điều đó có nghĩa là làng ông không theo Việt gian

4. Kết bài phân tích về ông Hai:

Nêu cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và tác phẩm Làng.

Giá trị của tác phẩm cho đến nay như thế nào.

5. Bài văn mẫu:

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng nhất với đề tài người nông dân với câu chuyện tập trung xung quanh nhân vật ông Hai. Ông Hai là nhân vật đã bộc lộ được tư tưởng chue đề, quan điểm và cái nhìn của nhà văn Kim Lân về người nông dân thật thà chất phác trong cuộc kháng chiến. Họ luôn yêu đời và tin tưởng tuyệt đối vào Cách mạng và vào Bác Hồ.

Nhân vật ông Hai cũng như bao người nông dân khác ông phải trải qua những giai đoạn sóng gió, và chịu những đau khổ mất mát tuyệt vọng. Ông Hai là nạn nhân đã bị bọn hương lí trục xuất ngay ra khỏi ngôi làng của mình. Ông Hai được khắc họa là một nhân vật có làng, có nhà để ở nhưng ông phải đi tản cư lang thang hết nơi này đến nơi khác.

Nhân vật ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí, ông Hai bị gạch đổ vào một hông trong một lần đi phu tạp dịch. Cuộc sống là như vậy nhưng với ông Hai lý tưởng của Đảng vầ Bác Hồ luôn là ánh sáng dẫn đường. Và cũng chính với ông làng Chợ Dầu trở thành máu mủ ruột rà không thể vứt bỏ. Ông luôn hãnh diện khoe làng Chợ Dầu với mọi người và mọi nơi mà ông đặt chân đến. Tất cả những gì thuộc về làng Chợ Dầu đều làm ông Hai thêm tự hào, gắn bó hơn.

Ông khoe về “cái sinh phần của viên tổng đốc” có ý nghĩa lịch sử. Với ông tất cả thuộc về làng đều thiêng liêng đều đáng tự hào. Chính vì lẽ đó, dù cái sinh phần ấy đã khiến bao người gặp tai hoạ nhưng ông vẫn tự hào. Sau cách mạng, thứ để ông khoe làng là cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”…Bây giờ ông đã được tiếp xúc với đấu tranh, nên trong tình yêu làng trở nên đúng đắn hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Đặc biệt khi nghe tin ngôi làng đáng tự hào chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân”. Đó là sự xót xa về sự phản bội của nơi mình coi là quen thuộc, thân yêu nhất. Ông yêu làng là thế, vậy mà … Trong chính sự tuyệt vọng tận cùng ấy, một lối thoát về làng như một tia hi vọng lóe lên trong ông nhưng nhanh chóng tắt ngấm. Giữa sự đấu tranh trong tâm hồn, ông Hai đã quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”. Đây là một lời khẳng định, một tuyên bố chắc nịch và cũng đã hé lộ phần nào tính cách của ông Hai.  Với ông Hai làng không còn thì cũng buồn lắm nhưng nhất quyết trung thành với cách mạng. Thông qua đó người đọc thấy những người dân nông thôn cũng thật là sâu sắc từ đáy lòng, từ máu thịt họ luôn yêu và tin tưởng cách mạng.

Và chỉ đến khi ông hai nghe được tin cải chính tâm hồn ông như được cởi trói. Thế rồi ta lại thấy ông Hai đi khoe, đi kể về làng Chợ Dầu của mình với một niềm tự hào còn đậm đà hơn trước. Với ông sự việc Tây đốt nhà ông là một tin vô cùng vui bởi có nghĩa là làng ông không đi theo Tây, không phản bội. Từ nỗi buồn mất nhà nhưng lại trở thành niềm vui khi ngôi làng tin yêu của mình trở lại.

Tóm lại, bằng thủ pháp miêu tả tâm lí nhân vật và xây dựng tình tiết câu chuyện hợp lí nhà văn Kim Lân đã khắc họa rõ nét về tình hình làng quê và tâm hồn nông dân Việt Nam trong kháng chiến. Qua đó ta thấy tình yêu làng  và tình yêu quê hương đất nước của họ và niềm tin, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, vào Bác Hồ

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com