Tại sao nói Duy tân Minh Trị 1868 là cuộc cách mạng tư sản?

Cuộc Duy tân Minh Trị 1868 là cuộc cải cách lớn trên toàn bộ đất nước Nhật Bản về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội,… đồng thời, cuộc cải cách có tác động to lớn, là bước chuyển mình mạnh mẽ của Nhật Bản từ một quốc gia phong kiến, trở thành nước phát triển. Vậy tại sao lại nói, Duy tân Minh Trị 1868 là cuộc cách mạng tư sản?

1. Cuộc cải cách Duy Tân minh trị là gì?

Cách mạng Minh Trị hay Cải cách Minh Trị,  Minh Trị Duy tân, là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của đất nước Nhật Bản. Cuộc cải cách đã mang đến thay đổi to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong lòng đất nước Nhật Bản. Bắt đầu từ thay đổi trong nhận thức và tư duy con người, dũng cảm đoạn tuyệt những quan điểm, tư tưởng lạc hậu để đón nhận những tư tưởng, tri thức tiến bộ của nhân loại, đưa đất nước bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và giành được những kỳ tích trên con đường cải cách. Những thành tựu của cuộc cải cách đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Nhật Bản sau này.

Cuộc cách mạng diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ sang thời kỳ Minh Trị.

2. Tại sao nói Duy tân Minh Trị 1868 là cuộc cách mạng tư sản?

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như cuộc cách mạng tư sản bởi cuộc cải cách này đã thực hiện trên tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi:

Thứ nhất, về lý thuyết, cuộc cách mạng tư sản mang những đặc trưng sau:

– Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, tạo điều kiên cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

– Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

– Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân

– Ý nghĩa: chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, đối chiếu với cuộc Duy tân Minh Trị:

– Do những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

– Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh trị trở lại nắm chính quyền và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

– Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, trở nên giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

– Tuy cuộc cải cách không làm lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, chính vì vậy cuộc Duy tân Minh trị còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến. 

– Cuộc Duy tân Minh trị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Sau cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở thành cường quốc như hiện nay.

=> Do vậy, cuộc cải cách Duy tân Minh trị được xem là cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản, tuy nhiên, đây là cuộc các mạng tư sản không triệt để. 

3. Nguyên nhân hay bối cảnh lịch sử:

Vào giữa thế kỷ XIX, tình trạng khủng hoảng diễn ra nghiêm trọng về mọi mặt trên đất nước Nhật Bản: về kinh tế, xã hội, chính trị.

Chế độ phong kiến Nhật Bản dần đi vào bế tắc và lạc hậu. Trước sự xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu thì phong kiến Nhật Bản không thể chống lại được. 

Đầu thế kỷ thế kỉ XIX, giai cấp công thương nghiệp xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các giai cấp mới, đặc biệt là giới thương nhân ở Osaca hay các Daimyo Tây Nam buôn bán thường xuyên với doanh nhân nước ngoài.

Không những thế, sự đối lập trong nền kinh tế lạc hậu kiểu cũ ShoGun với các Daimyo địa chủ miền Bắc, hơn nữa, tầng lớp nông dân chiếm tới 80% trong xã hội Nhật Bản cũ luôn chống lại ShoGun đông đảo và hùng hậu nhất

4. Nội dung của Duy tân Minh Trị: 

Cuộc cải Cách Minh trị là cuộc cải cách toàn diện, trong mọi lĩnh vực của xã hội Nhật Bản lúc bất giờ:

Về giáo dục: Cải cách giáo dục được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành: thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo;  thi hành chính sách giáo dục bắt buộc với việc mở ra các hội truyền bá kiến thức học thuật, dịch thuật, văn hóa, khoa học, báo chí và thư viện; kết hợp với việc đưa những thành tựu khoa học – kỹ thuật tân thời vào giảng dạy; cử người sang các nước phương Tây để học về hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế nhằm tiếp thu khoa học kỹ thuật.

Sau cải cách đã có những thay đổi lớn trong giáo dục, kiến thức chung của người dân Nhật Bản đã được nâng cao, loại bỏ những hạn chế và những sai lầm không đem lại lợi ích cho sự tiến bộ của nước Nhật.

Về xã hội:Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền binh, nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do quyền lực không còn, nông dân bị áp bức cả hai phía là giới quý tộc và thương nhân Nhật Bản.

Về chính trị:Xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại danh, đưa giai cấp quý tộc, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ Quân chủ Lập Hiến, thành lập Chúng nghị viện và mở đường cho sự kết hợp nền tảng truyền thống với hiện đại của văn hóa pháp luật Nhật Bản cũng như đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nhật Bản hiện đại.

Về kinh tế:Triều đình còn ban bố quy định về quyền tự do buôn bán và quyền tự do đi lại, không cho người dân tự ý mang đao kiếm; xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến; thống nhất hệ thống tiền tệ; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, đồng thời xây dựng, sửa sang cơ sở hạ tầng giao thôn.

Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh; tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược với mục đích phát triển nền công nghiệp quốc phòng; lập trường chuyên về quân sự; mời các giảng viên nước ngoài về giảng dạy và cử sĩ quan đến một số nước phương Tây để học tập.

Về tôn giáo:Thần đạo thay thế cho Phật giáo, trở thành Quốc đạo của Nhật Bản, mang tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước và tôn sùng chính Thiên Hoàng.

5. Những thành tựu:

Cuộc Duy Tân Minh Trị Cuộc cách mệnh Duy Tân Minh Trị đã đạt được những thành tựu to lớn cho đất nước Nhật Bản:

Về chính trị: Sau cải cách, Nhật Bản từ một nước với chế độ phong kiến lạc hậu đã chuyển mình thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự lệ thuộc của tương đối nhiều nước phương Tây. Cơ quan chính phủ Nhật được tổ chức theo phong cách châu Âu, tòa án thành lập theo phong cách tư sản.

Về kinh tế: Cuộc cách mệnh Duy tân Minh Trị đã xóa sổ chính sách độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển tài chính TBCN ở nông thôn, góp phần xây dựng hạ tầng giao thông. Cuộc cách mệnh này đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Cải cách Minh Trị lại là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản và mở đường đưa đất nước này trở thành cường quốc thế giới như hiện nay. Có thể nói, Cuộc cách mạng đã giúp Nhật Bản bắt kịp xu hướng phát triển của tương đối nhiều nước phương Tây, giúp đưa nền kinh tế thị trường Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đã đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự chiến lược vào năm 1905.

6. Những bài học cho Việt Nam:

Có thể nói, Cách mạng Duy Tân Minh trị là cuộc cách mạng lớn, đã giúp Nhật Bản có những bước chuyển mình to lớn, từ quốc gia phong kiến lạc hậu, ngày nay, Nhật Bản đã là cường quốc công nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay:

– Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt bao gồm chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục.

– Để có được sự thành công này, nhân tố quyết định là sự đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển là điều tuyệt đối quan trọng.

– Việt Nam hiện nay đã và đang trong quá trình xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận những hạn chế của cuộc cách mạng này, đồng thời, nhận thấy sự khác biệt trong con đường định hướng của Đảng và Nhà nước ta là Cách mạng Chủ nghĩa xã hội và lấy nhân dân làm trong tâm của sự phát triển.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com