Quy định của pháp luật về đấu thầu? Tất cả các khoản tiền, khoản chi phí trong đấu thầu mới nhất?
Theo quy định của pháp luật đấu thầu là quá trình bên mời thầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của mình. Vậy, các khoản tiền, khoản chi phí trong đấu thầu mới nhất được quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật đấu thầu 2013
Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191
1. Quy định của pháp luật về đấu thầu:
Luật đấu thầu năm 2013 quy định về đấu thầu như sau: đấu thầu được hiểu là việc các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư. Từ quá trình này các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công ty, dự án đầu tư sử dụng trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, văn minh hiệu quả kinh tế. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì đều lựa chọn đấu thầu như là một hình thức để lựa chọn cho mình những người bạn đồng hành phù hợp trong con đường kinh doanh phát triển.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì ta có thể xác định được có 08 hình thức đấu thầu trong nước, cụ thể đó là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu; mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng…
Các bên có liên quan trong các hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý nhà nước về đấu thầu thì phải có trách nhiệm nhất định đối với hoạt động đấu thầu. Theo đó ta có thể hiểu như sau:
– Các bên có liên quan trong các hoạt động đấu thầu phải lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư dự án đầu tư có sử dụng đất;
– Đối với các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;Dự án đầu tư phát triển không thuộc trường hợp sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; thì các bên có liên quan trong các hoạt động đấu thầu phải lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp theo quy định.
– Các bên có liên quan trong các hoạt động đấu thầu phải lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí;
– Để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì các bên có liên quan trong các hoạt động đấu thầu phải lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam
Tóm lại từ những phân tích như trên thì có thể hiểu một cách đơn giản nhất đấu thầu là quá trình bên mời thầu lựa chon nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của mình.
Liên quan đến vấn đề chi phí trong đấu thầu thì có thể hiểu nó chính là các khoản cần phải chi trong hoạt động đấu thầu. Khi tham gia vào hoạt động đấu thầu thì bên mời thầu và bên tham gia đấu thầu đều phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để tìm cho mình được những nhà thầu hoặc nhà đầu tư tốt nhất cụ thể là các chi phí trong lựa chọn nhà thầu và các chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư.
2. Tất cả các khoản tiền, khoản chi phí trong đấu thầu mới nhất:
Như đã nêu ở phần mục trên trên thì chi phí trong đấu thầu có thể là các chi phí trong lựa chọn nhà thầu và các chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư. Những khoản chi phí này được quy định rất cụ thể và chi tiết trong luật đấu thầu 2013, làm căn cứ để cho các bên tham gia hoạt động đấu thầu năm bắt và thỏa thuận, tránh những xung đột, tranh chấp không đáng có. Cụ thể các khoản chi phí này được quy định như thế nào thì chúng ta cần tìm hiểu theo từng loại như sau:
2.1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu:
Đây là chi phí mà bên tổ chức mời thầu họ phải bỏ ra để thực hiện đấu thầu để lựa chọn ra nhà thầu ưng ý và có thể đáp ứng được những yêu cầu và điều kiện mà bản thân nhà đầu tư họ mong muốn có được. Loại chi phí này được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 13 Luật đấu thầu năm 2013. Theo quy định này ta có thể xác định được như sau:
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ để xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu.
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm.
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm chi phí liên quan đến hồ sơ mời quan tâm , hồ sơ mời sơ tuyển và các hồ sơ này được bên mời thầu phát miễn phí cho các nhà thầu.
Để hiểu chi tiết và rõ ràng hơn về các khoản chi phí trong lựa chọn nhà thầu ta sẽ căn cứ theo điều 9 Nghị định 63/2014/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Theo đó các chi phí trong lựa chọn nhà thầu được tính cụ thể như sau:
– Tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với đấu thầu trong nước
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0.05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng đối với chi phí lập hồ sơ quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0.03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa sẽ là 30.000.000 đồng đối với chi phí thẩm định hồ sơ
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0.1% gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng đối với chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu sẽ được tính bằng 0.05% gói nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng đối với chi phí thẩm định
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu sẽ được tính bằng 0.05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng đối với chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất,
– Chi phí đánh giá là 0.1% tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng
– Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0.05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa sẽ là 50.000.000 đồng đối với chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp mà không lựa chọn được nhà thầu
2.2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư:
Đây là khoản chi phí mà bên tham gia đấu thầu họ phải bỏ ra để chuẩn bị cho hoạt động đấu thầu do bên mời thầu tổ chức. Loại chi phí này được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 13 luật đấu thầu năm 2013.Theo quy định này ta có thể xác định được như sau:
– Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm khoản chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư.
– Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư
– Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả khoản chi phí này.
– Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các chi phí về hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại với sự phát triển của internet trong mọi lĩnh vực thì còn có khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng. Các chủ mời thầu sẽ sử dụng những phương tiện internet để tạo dựng những website, những trang thương mại điện tử, một mặt để mua bán, một mặt đấu thầu những công trình xây dựng hay bất cứ một dự án lớn nào cần tìm một nhà thầu tốt với giá phải chăng. Đấu thầu qua mạng được hiểu là việc tận dụng những lợi thế sẵn có của internet để tổ chức đấu thầu. Khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng được quy định chi tiết tại khoản 3 điều 13 luật đấu thầu năm 2013. Theo quy định này ta có thể xác định được như sau:
– Khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm các chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phi khác
– Khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm các chi phí tham gia dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích cùng những căn cứ pháp lý nêu trên thì có thể thấy trong hoạt động đấu thầu sẽ bao gôm các khoản chi phí như là chi phí trong lựa chọn nhà thầu; các chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư và các khoản chi phí trong đấu thầu qua mạng.