Tế bào là gì? Cấu tạo, chức năng của tế bào (Sinh học lớp 6)?

Tế bào là gì? Bộ phận của tế bào? Cấu tạo của tế bào? Chức năng của tế bào? Bài tập vận dụng?

Sang lớp 6, các em không còn tập trung vào kiến thức toán văn anh nữa, mà thêm vào đó là những kiến thức của các bộ môn mới, trong đó có sinh học. Kiến thức sinh hoạt rất dễ gây khó khăn đối với các em. Chính vì vậy, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phần tế bào để giúp các em củng cố kiến thức và tự tin hơn về môn này nhé!

1. Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật. Có hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau trong cơ thể con người.

Các tế bào trong cơ thể con người cung cấp cấu trúc cho cơ thể, nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành các dạng năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt. Các tế bào cũng chứa vật liệu di truyền của cơ thể và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.

2. Các bộ phận của tế bào:

Trong mỗi tế bào lại có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng khác nhau. Một số bộ phận trong tế bào được gọi là bào quan, đây là những cấu trúc chuyên biệt thực hiện một số nhiệm vụ trong tế bào.

Tế bào trong cơ thể người chứa các bộ phận chính sau đây:

Tế bào chất:  Trong tế bào, tế bào chất được tạo thành từ một chất lỏng giống như thạch (gọi là dịch bào) và các cấu trúc khác bao quanh nhân.

Khung tế bào: Khung tế bào là một mạng lưới các sợi dài tạo nên khung cấu trúc của tế bào. Khung tế bào có một số chức năng quan trọng, bao gồm xác định hình dạng tế bào, tham gia vào quá trình phân chia tế bào và cho phép tế bào di chuyển. Nó cũng cung cấp một hệ thống giống như theo dõi điều khiển chuyển động của các bào quan và các chất khác trong tế bào.

Lưới nội chất: Cơ quan này giúp xử lý các phân tử được tạo ra bởi các tế bào. Mạng lưới nội chất cũng vận chuyển các phân tử đến các vị trí cụ thể của chúng ở bên trong hoặc bên ngoài tế bào.

Bộ máy Golgi: Bộ máy Golgi bao bọc các phân tử để được xử lý bởi mạng lưới nội chất để vận chuyển ra khỏi tế bào.

Lysosome và peroxisome:Những bào quan này là trung tâm tái chế của tế bào. Chúng tiêu hóa vi khuẩn lạ xâm nhập vào tế bào, loại bỏ các chất độc hại và tái chế các thành phần tế bào bị hư hỏng.

Ti thể: Ty thể là những bào quan phức tạp giúp chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng. Ty thể có vật liệu di truyền riêng, tách biệt với DNA trong nhân và có thể tạo bản sao của chính chúng.

Nhân tế bào: Nhân đóng vai trò là trung tâm chỉ huy của tế bào, gửi các hướng dẫn để tế bào phát triển, trưởng thành, phân chia hoặc chết. Nó cũng chứa DNA (axit deoxyribonucleic), vật liệu di truyền của tế bào. Nhân được bao quanh bởi một màng gọi là vỏ nhân, giúp bảo vệ DNA và ngăn cách nhân với phần còn lại của tế bào.

Màng plasma: Màng plasma là lớp bên ngoài của tế bào. Nó cách ly tế bào khỏi môi trường của nó và cho phép các vật liệu ra vào tế bào.

Riboxom: Riboxom là bào quan xử lý các hướng dẫn di truyền của tế bào để tạo ra protein. Các bào quan này có thể trôi nổi tự do trong tế bào chất hoặc được kết nối với mạng lưới nội chất.

3. Cấu tạo của tế bào:

Các tế bào chứa DNA, là vật liệu di truyền của cơ thể và có thể nhân lên để tạo bản sao của chính nó.

Cũng giống như con người, mọi sinh vật sống như cây cối, động vật, gia súc, gia cầm và thực vật đều có cấu tạo từ các tế bào hoạt động phối hợp với nhau. Ngoài ra, các dạng sóng khác cũng được tạo lên từ các đơn bào như sinh vật, động vật nguyên sinh. Các tế bào sống đơn lẻ hoặc một phần của sinh vật đa bào có kích thước nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hầu hết các tế bào cần được nhìn thấy bằng kính hiển vi.

Tế bào có nhiều thành phần, mỗi thành phần thực hiện một chức năng khác nhau. Một số cấu trúc, được gọi là bào quan, chuyên thực hiện các chức năng cụ thể của tế bào.

Tế bào có 4 thành phần chính: Màng sinh chất, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền.

4. Chức năng của tế bào:

Các bộ phận Chức năng
Tế bào chất

– Bao quanh màng tế bào và cơ quan tế bào

– Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào như hấp thu chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng,…

Khung xương tế bào

– Lá đỡ cơ học và xác định hình dạng của tế bào. 

– Tham gia vào quá trình phân chia và cho phép tế bào di chuyển.

– Cung cấp những con đường hướng dẫn các bào quan và hợp chất di chuyển trong tế bào.

Mạng lưới nội chất

– Biến đổi protein, hình thành các phân tử lipid, vận chuyển các chất bên trong tế bào. 

– Đảm bảo mối liên hệ giữa các bàng quan, tổng hợp các chất.

 – Vận chuyển các phân tử đến nơi chuyên biệt bên trong và bên ngoài của tế bào.

– Giúp xử lý các phân tử do tế bào tạo ra. Các lưới nội chất vận chuyển các phân tử đến những địa điểm xác định, bên trong hoặc bên ngoài của tế bào.

Bộ máy Golgi

– Trung tâm chuyển biến và đóng gói các đại phân tử cho tế bào như protein và lipid.

– Thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.

Lysosome và Peroxosome

– Trung tâm tái chế của tế bào.

– Tiêu hóa các vi khuẩn lạ xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong tế bào

– Loại bỏ các chất độc hại và tái chế tế bào bị hỏng.

Ty thể

– Nơi tổng hợp ATP, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. Chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng.

– Lưu trữ ion canxi.

– Giữ ấm cơ thể.

– Truyền nhận tín hiệu, biệt hóa và chết rụng tế bào cũng như duy trì việc kiểm soát chu kỳ tế bào và sinh trưởng của tế bào.

Ribosome

– Tổng hợp, dịch thông tin để sản xuất protein.

Nhân tế bào

– Trung tâm chỉ huy của tế bào.

– Lưu trữ thông tin di truyền, quy định các đặc điểm của tế bào.

– Điều khiển các hoạt động sống của tế bào, đưa ra chỉ dẫn giúp tế bào phát triển, lớn lên, phân chia và chết.

– Bảo quản độ ổn định về gen, quản lý các hoạt động của tế bào bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen.

Màng tế bào

– Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường một cách chọn lọc.

– Bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh.

– Duy trì áp suất thẩm thấu tế bào.

– Nơi sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào như vách, giáp mô do trong màng chứa enzyme và ribosome.

– Nơi tổng hợp nhiều loại enzyme.

– Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tiên mao.

– Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ.

5. Bài tập vận dụng: 

Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: 

Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

– Đều có những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

Điểm khác nhau: 

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Có ở tế bào vi khuẩn Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn hơn.
Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi Không có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi
Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc. Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc. Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.
Không có khung xương định hình tế bào. Có khung xương định hình tế bào.
Bào quan có Ribôxôm Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…

Câu 2:  Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Đáp án đúng: C

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào               B. Tế bào chất

C. Thành tế bào              D. Nhân/vùng nhân 

Đáp án đúng:  C

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com