Thơ lục bát là gì? Đặc điểm là gì? Cách gieo vần thơ lục bát?

Thơ lục bát là gì? Sự hình thành và phát triển của thơ lục bát? Đặc điểm của thơ lục bát Cách gieo vần của thơ lục bát? Một số bài thơ lục bát nổi tiếng?

Thơ lục bát là một trong những thể loại văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Thơ lục bát thu hút người nghe, người đọc ở những câu từ, âm điệu và ẩn sau đó là lối sống, văn hóa, truyền thống nước nhà.

1. Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là một thể loại văn học dân gian lâu đời của dân tộc Việt Nam. Theo nghĩa Hán tự, “lục” là sáu và “bát” là tám. Cũng chính từ việc cắt nghĩa này có thể hiểu thơ lục bát cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết và có sự phối vần với nhau. Và cứ thế tiếp diễn thì tạo nên một bài thơ lục bát được tạo thành từ các cặp câu lục bát và một bài thơ không giới hạn số câu thơ.

2. Sự hình thành và phát triển của thơ lục bát:

Xét về nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ lục bát có hai hướng nghiên cứu chính:

Về hướng nghiên cứu thứ nhất, Nguyễn Đổng Chi cho rằng lục bát có thể xuất hiện trong khoảng từ “năm 40 đến 43 sau Công nguyên”. Ông Nguyễn Văn Hoàn xem cội nguồn lục bát có từ cuối thế kỉ XV, không biết dựa vào tư liệu nào. Nhưng Hoa Bằng đề xuất thời điểm lục bát xuất hiện là vào khoảng thế kỷ 11. Bên cạnh đó, Phạm Thế Ngũ lại cho rằng lục bát xuất hiện vào đời Trần. Tuy nhiên theo hướng nghiên cứu này, dữ liệu chắc chắn nhất về thời điểm xuất hiện của thơ lục bát vẫn là căn cứ của bà Phan Diễm Phương, bà cho rằng những dòng lục bát xen lẫn thất ngôn trong trong tác phẩm “Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào” của tác giả Lê Đức Mao trước năm 1504 mới là nguồn gốc của thơ lục bát.

Về hướng nghiên cứu thứ hai, trong quan niệm của đại đa số người Việt, thể thơ lục bát là thể thơ mang tính thuần Việt, bắt nguồn do người dân tộc Kinh sáng tạo ra. Qua thời gian, từ hình thức truyền miệng dân gian đến sáng tác của văn nhân, thể thơ lục bát có nhiều sự thay đổi quan trọng. Để nói về thể thơ lục bát thì đại thi hào Nguyễn Du chính là người đặt nền móng cho thơ này. Nhà nghiên cứu Phùng Quỳnh trong bài viết “Vài nhận xét bước đầu về hình thức thơ ca Mường” đã nêu lên trường hợp mà ông coi là lục bát Mường. Đó là câu: “Chim quen xỏn lại một canh/ Tế con chim lả rắp rành choi môi”.

Qua các thời đại, từ khi chỉ là văn học truyền miệng của dân gian cho đến khi là các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ thì thơ lục bát có nhiều sự thay đổi quan trọng. Trong đó nổi bật là sự khắc phục sự tự do hóa của sáng tác dân gian. Các bài thơ chặt chẽ hơn về cách gieo vần, ngắt nhịp… Và Nguyễn Du chính là người đặt nền móng cho thơ lục bát văn học.

Quá trình phát triển của thể thơ lục bát theo nhà nghiên cứu Phan Diễm Phương, được chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất, cuối thế kỷ 16-đầu thế kỷ 17, lục bát vẫn hơi tự do, lỏng lẻo. Điều này được biểu hiện tập trung qua hai yếu tố vần và thanh điệu. Giai đoạn hai tính từ đầu thế kỷ 18 với các tác phẩm như “Truyện Song Tinh”, “Hoa tiên ký”, “Sơ kính tân trang”… thể lục bát đã xác định được một mô hình lục bát mẫu mực. Có thể ghi nhận cuộc đấu tranh đó từ hai dấu hiệu, cũng lại liên quan đến vần và điệu”. Giai đoạn thứ ba tính từ sau “Truyện Kiều”, lục bát đã hoàn thiện mô hình chuẩn về thể loại, xây dựng nên một hệ thống quy tắc hoàn chỉnh như chúng ta thấy sau này.

3. Đặc điểm của thơ lục bát:

Đặc điểm về số câu, số tiếng của thơ lục bát:

Từ khái niệm của thơ lục bát thì thơ lục bát được tạo thành từ các cặp câu lục bát, vì thế số câu thơ là không giới hạn tuy nhiên khi kết thúc phải dừng ở cây tám tiếng. Còn số tiếng thì quy định nghiêm ngặt, câu 6 thì 6 tiếng, câu 8 thì 8 tiếng.

Về cách gieo vần: Đây là đặc điểm nổi bật nên sẽ được tách riêng ở phần 4.

Về nhịp và đối:

– Nhịp: ngắt nhịp uyển chuyển: câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

– Đối: Thơ lục bát không nhất thiết là phải sử dụng phép đối. Nhưng người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

Về thanh điệu: Thanh điệu của thơ lục bát có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.

4. Cách gieo vần của thơ lục bát:

Thơ lục bát có cách gieo vần thể hiện như sau: Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

– Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang (không dấu)

– Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

– Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

– Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.

5. Một số bài thơ lục bát nổi tiếng:

Bài thơ: Mẹ là tất cả

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

Mẹ là tia nắng ban mai

Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

Lòng con vui sướng nào bằng

Mẹ luôn bênh cạnh …nhọc nhằn trôi đi

Mẹ ơi con chẳng ước gì

Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua

Vui nào bằng có Mẹ Cha

Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương

Cho con dòng sữa ngọt đường

Mẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳ

Xua đêm tăm tối qua đi

Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.

Tác giả: Lăng Kim Thanh

Bài thơ: Công cha

Ơn cha mẹ như biển trời

Làm sao đong đếm giữa đời được đây?

Nuôi con khó nhọc tháng ngày

Sớm hôm tần tảo cấy cày đồng sâu

Cuối chiều tháng bảy mưa Ngâu

Ướt thân cha mẹ nào đâu quản gì.

Tiền tài vật chất sá chi

Bạc vàng gấm lụa mấy khi sánh bằng

Công cha ơn mẹ vĩnh hằng

Trong tâm ta mãi bội phần lớn lao.

Sống làm sao? Nghĩ làm sao?

Cho ngày mai chẳng lao đao nỗi lòng

Một đời thanh thản thong dong

Trọn phần hiếu thuận, trắng trong tâm hồn.

Sống sao, dạ chẳng bồn chồn

Không ray rứt bởi dại khôn rạch ròi

Làm người cũng dễ lắm thôi

Hiếu trung vẹn vẻ tinh khôi nghĩa tình.

Đạo nhân ta giữ lấy mình

Công ơn hoạn dưỡng sinh thành thấm sâu

Sớm khuya xin hãy nguyện cầu

Mong cho cha mẹ bạc đầu an yên!

Tác giả: Tú Yên

Bài thơ: Mẹ Tôi

Một người vất vả đau thương

Sớm hôm làm lụng nuôi con thành người

Đó là hình ảnh mẹ tôi

Tình thương bát ngát bao la bằng trời

Mẹ tôi da đã sạm rồi

Bàn tay có nếp áo thì bạc phai

Thế mà sớm buổi chiều hôm

Buổi trưa nắng chói vẫn ra ruộng đồng

Cho con bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Thương nhiều thương lắm mẹ ơi!

Mẹ là tất cả cuộc đời của con.

Tác giả: Lê Trọng Tuyên

Bài thơ: Việt Bắc – Tố Hữu

– Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

– Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

– Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng.

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà…

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ai về ai có nhớ không?

Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.

Nắng trưa rực rỡ sao vàng

Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công

Điều quân chiến dịch thu đông

Nông thôn phát động, giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy, ai quên

Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

– Nước trôi nước có về nguồn

Mây đi mây có cùng non trở về?

Mình về, ta gửi về quê

Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai

Nâu này nhuộm áo không phai

Cho lòng thêm đậm, cho ai nhớ mình.

Trâu về, xanh lại Thái Bình

Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi.

– Nước trôi, lòng suối chẳng trôi

Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.

Nứa mai mình gửi quê nhà

Nước non đâu cũng là ta với mình.

Thái Bình đồng lại tươi xanh

Phên nhà lại ấm, mái đình lại vui…

– Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Mình đi, ta hỏi thăm chừng

Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

– Đường về, đây đó gần thôi!

Hôm nay rời bản về nơi thị thành

Nhà cao, chẳng khuất non xanh

Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.

Ngày mai về lại thôn hương

Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về.

Ngày mai rộn rã sơn khê

Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.

Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng

Phố phường như nấm như măng giữa trời.

Mái trường ngói mới đỏ tươi

Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng

Muối Thái Bình ngược Hà Giang

Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.

Ai về mua vại Hương Canh

Ai lên mình gửi cho anh với nàng

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Áo em thêu chỉ biếc hồng

Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi

Còn non, còn nước, còn trời

Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!

– Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

– Lòng ta ơn Đảng đời đời

Ngược xuôi, đôi mặt một lời song song.

Ngàn năm xưa, nước non Hồng

Còn đây, ơn Đảng nối dòng dài lâu

Ngàn năm non nước mai sau

Đời đời ơn Đảng càng sâu càng nồng.

Cầm tay nhau hát vui chung

Hôm sau mình nhé, hát cùng Thủ đô.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com