Thổ nhưỡng là gì? Đặc điểm và yếu tố hình thành thổ nhưỡng?

Thế nào là thổ nhưỡng? Thổ nhưỡng có những thành phần gì? Thổ nhưỡng có những đặc điểm gì? Thổ nhưỡng có vai trò như thế nào? Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng? Thổ nhưỡng Việt Nam? Một số nhà thổ nhưỡng học nổi tiếng? Một số bài tập về thổ nhưỡng?

Thổ nhưỡng là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình môn địa lý. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản của thổ nhưỡng trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là thổ nhưỡng?

Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Không phải bất kì loại đất nào cũng có được độ phì nhiêu để trồng trọt nên đất có thể có nhiều nhưng thổ nhưỡng thì lại hạn chế.

2. Thổ nhưỡng có những thành phần gì?

Thổ nhưỡng có hai thành phần chính là thành phần khoáng và hữu cơ.

2.1. Thành phần khoáng:

Chiếm phần đa trọng lượng của đất.

Thành phần khoáng bao gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

2.2. Thành phần hữu cơ:

Chiếm một tỉ lệ không lớn.

Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

Màu xám thẫm hoặc đen.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có nước và không khí.

Tính chất quan trọng của đất là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

3. Thổ nhưỡng có đặc điểm gì?

Người ta thường dựa vào những tiêu chí cụ thể của thổ nhưỡng để đánh giá độ phì nhiêu của đất, cụ thể:

– Khả năng cung cấp đủ nước, nhiệt độ và không khí của đất.

– Khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho thực vật của đất.

– Như đã đề cập ở mục trên (mục 2), thổ nhưỡng gồm hai thành phần chính gồm: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

4. Thổ nhưỡng đóng vai trò như thế nào?

Thổ nhưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực:

– Là nơi cư trú và tiến hành mọi hoạt động sản xuất và đời sống của con người (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp):

– Trong nông – lâm nghiệp: đất để canh tác cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, trồng rừng…

– Trong công nghiệp và đời sống: mặt đất là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy, các công trình cơ sở vật chất kĩ thuật – cơ sở hạ tầng…

5. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng:

5.1. Đá mẹ:

Đá mẹ là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

Ví dụ :

– Từ đá macma axit như như granit thì có màu xám, chua, nhiều cát.

– Từ đá macma bazơ như đá vôi và đá bazan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng.

5.2. Sinh vật:

Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.

Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.

Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến, mối).

5.3. Địa hình:

Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

Nhìn chung, địa hình có sự ảnh hưởng đến khí hậu để tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5.4. Khí hậu:

Đây là yếu tố trực tiếp tạo nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành đá mẹ; ảnh hưởng đến việc hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất; tạo môi trường cho sinh vật phát triển.

5.5. Thời gian:

Các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm rằng tuổi đất được tính từ thời điểm mà đất được hình thành. Tuổi đất cũng chính là một tiêu chí để thể hiện tiến trình tạo ra đất tại một khu vực, xem xem tiến trình đó dài hay ngắn.

Ảnh hưởng tới khả năng và cường độ tác động của các nhân tố hình thành đất, tính chất triệt để trong việc hình thành đất.

Thông thường thì đất nhiều tuổi ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt, còn đất ít tuổi ở vùng ôn đới.

5.6. Con người:

Yếu tố con người chính là một trong những  nhân tố chính và là nhân tố cuối cùng quyết định đến thổ nhưỡng của đất. Hoạt động của con người tác động lên thổ nhưỡng luôn có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Dưới đây là một số ví dụ:

Hoạt động tích cực: Nâng độ phì cho đất, chống xói mòn bằng việc cố gắng để cải tạo đất thông qua những việc làm như: thau chua rửa mặn, rửa phèn…

Hoạt động tiêu cực: Đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

6. Thổ nhưỡng Việt Nam:

Nước ta có ba nhóm đất chính, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam:

6.1 Nhóm đất feralit vùng núi thấp:

Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích tự nhiên.

Thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất: chua, nghèo mùn, nhưng nhiều sét.

Thổ nhưỡng có màu đỏ vàng, chứa nhiều hợp chất Fe, Al.

Phân bố: đất feralit phân bố chủ yếu trên đá bazan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Hay cả đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

Thổ nhưỡng ở những vùng này thích hợp trồng cây công nghiệp.

6.2. Nhóm đất mùn núi cao:

Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11% diện tích tự nhiên.

Loại thổ nhưỡng chủ yếu phân bố ở đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

Phù hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

6.3 Nhóm đất phù sa sông và biển:

Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, chua ít và tơi xốp, giàu mùn.

Phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.

Thích hợp canh tác trong nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Tóm lại, về bản chất, thổ nhưỡng Việt Nam cũng giống như một tài nguyên thiên nhiên.  Cần rất nhiều thời gian để có thể phục hồi và phát triển và đạt được Để có được thổ nhưỡng tốt. Và muốn giữ được đất thì con người phải hết sức bảo vệ và chăm sóc nó.

7. Một số nhà thổ nhưỡng học nổi tiếng:

Vasily Vasilievich Dokuchaev:

Ông sinh năm 1846 và mất năm 1903, là một nhà địa chất học người Nga. Tên tuổi của ông được biết đến với các nền tảng cơ sở của khoa học đất. Ông đã phát triển sơ đồ phân loại đất trong đó miêu tả 5 yếu tố hình thành đất. Năm 1883, ông đã đưa ra học thuyết của mình sau những nghiên cứu liên tục và tích cực về đất đai ở Nga. Có thể nói, công trình nổi tiếng nhất của ông là Đất đen Nga (1883). Để tỏ lòng kính trọng, một miệng núi lửa trên Sao Hỏa được đặt tên theo tên của ông.

Eugene Woldemar Hilgard:

Ông sinh ngày 5 tháng 1 năm 1833 ở Zweibrücken, Rhineland-Palatinate, Đức và mất ngày 8 tháng 1 năm 1916 tại Berkeley, California, Hoa Kỳ. Ông là một chuyên gia người Mỹ gốc Đức về thổ nhưỡng học (nghiên cứu về tài nguyên đất). Bên cạnh đó, ông còn là một chuyên gia về khí hậu như một yếu tố hình thành đất, hóa học đất và cải tạo đất kiềm. Vì những cống hiến trên cho khoa học, ông được coi là cha đẻ của khoa học đất hiện đại ở Hoa Kỳ.

Olivier de Serre:

Ông sinh năm 1539 và mất năm 1619, là một tác giả và nhà khoa học về đất người Pháp. Ông cũng là tác giả của Théâtre d’Agriculture (1600) là cuốn sách giáo khoa về nông nghiệp của Pháp được lưu hành vào thế kỷ 17.

8. Một số bài tập về thổ nhưỡng:

Câu 1: Từ vị trí lớp phù thổ nhưỡng, hãy cho biết vai trò của lớp phù thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Trả lời:

– Lớp phù thổ nhưỡng là nơi con người tiến hành mọi hoạt động sản xuất và cư trú.

– Đất là cơ sở không thể thiếu được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Câu 2: Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.

Trả lời:

– Từ đá badan hình thành đất badan có tầng mùn dày.

– Từ đá vôi hình thành đất đỏ đá vôi.

– Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại.

Câu 3: Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. cung cấp chất hữu cơ.

B. cung cấp chất vô cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. làm phá huỷ đá gốc.

Đáp án C.

Câu 4: Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. cung cấp chất hữu cơ.

B. cung cấp chất vô cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. làm phá huỷ đá gốc.

Đáp án C

Câu 5: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.

C. Địa hình.

D. Sinh vật.

Đáp án A.

Câu 6: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào

A. Cung cấp vật chất hữu cơ.

B. Góp phần làm phá huỷ đá.

C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

D. Phân giải, tổng họp chất mùn.

Câu 7: Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất

A. cung cấp vật chất hữu cơ.

B. góp phần làm phá huỷ đá.

C. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

D. phân giải, tổng hợp chất mùn.

Câu 8: Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

A. làm đá gốc bị phá huỷ.

B. cung cấp chất hữu cơ.

C. cung cấp chất vô cơ.

D. tạo các vành đai đất.

Câu 9: Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. cung cấp chất hữu cơ.

B. cung cấp chất vô cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. làm phá huỷ đá gốc.

Câu 10: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.

C. Địa hình.

D. Sinh vật.

Đáp án A.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com