Thủ tục ly hôn thuận tình với người Hàn Quốc? Thủ tục ly hôn đơn phương với người Hàn Quốc? Thẩm quyền giải quyết ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật. Thông thường khi đời sống vợ chồng không thể tiếp tục, mâu thuẫn trầm trọng, hay một trong hai vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ trong hôn nhân, thì cả vợ và chồng có quyền cùng yêu cầu ly hôn hoặc một bên yêu cầu ly hôn đơn phương. Hiện nay, việc giải quyết ly hôn giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc xảy ra khá nhiều. Vây thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc? Bỏ chồng Hàn Quốc như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Thủ tục ly hôn thuận tình với người Hàn Quốc?
Ly hôn thuận tình trong trường hợp người Việt Nam và người Hàn Quốc tự nguyện giải quyết ly hôn, hai bên đều thỏa thuận được các vấn đề về hôn nhân, tài sản chung, con chung, công nợ chung. Trong trường hợp nếu một trong hai bên không có điều kiện để đến Tòa án giải quyết trực tiếp thì có thể làm đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ thuận tình ly hôn cần có:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc trích lục kết hôn. trường hợp đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Sở Tư pháp hoặc UBND quận/ huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cả hai vợ chồng (Bản sao chứng thực)
– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/ thẻ tạm trú của vợ, chồng (Bản sao chứng thực).
– Văn bản ghi nhận ý kiến của con về việc muốn ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn.
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đương sự có thể nộp hồ sơ thông qua một trong các hình thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án, Gửi đến Tòa án thông qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn. Nhận thông báo từ Tòa án, tùy từng trường hợp mà người làm đơn có thể nhận được các thông báo khác nhau: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Thông báo nộp tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Thông báo chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp hòa giải.
Thẩm phán tiến hành hòa giải tại Tòa án là bắt buộc đối với thực hiện giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn. Vợ/ chồng người Hàn Quốc yêu cầu ly hôn cũng không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay vì ly hôn gắn với quyền nhân thân của mỗi người. Phiên hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.Theo quy định thì vợ chồng cần ra Tòa ít nhất một lần cho phiên hòa giải theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu tại phiên hòa giải, hai bên đều tự nguyện và giữ nguyên yêu cầu ly hôn, thống nhất các vấn đề về tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Sau thời hạn 07 ngày Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, quyết định này sẽ có hiệu lực ngày mà không bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp tại phiên hòa giải mà một trong hai bên vợ chồng không thỏa thuận được giải quyết ly hôn hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án giải quyết đưa ra xét xử ly hôn.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương với người Hàn Quốc?
Ly hôn đơn phương trong trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng không thể thống nhất được với bên còn lại về một trong các vấn đề như: hai vợ chồng đồng ý ly hôn nhưng không giải quyết được về vấn đề con chung, tài sản chung, công nợ chung; Một bên không chịu ly hôn cũng không thỏa thuận được các vấn đề về con cái, tài sản chung, công nợ chung.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:
– Đơn khởi kiện ly hôn, phải nêu rõ lý do, điều kiện ly hôn.
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc); Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Hàn Quốc thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Thủ tục ghi chú kết hôn được thực hiện tại Sở tư pháp; hoặc tại UBND quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.
– Giấy tờ tùy thân của vợ chồng (bản sao chứng thực);
– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/ thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao chứng thực) Với người Hàn Quốc thì bản sao công chứng dịch thuật sang Tiếng Việt.
– Giấy khai sinh của (các) con chung (bản sao chứng thực);
– Văn bản ghi nhận ý kiến của con về việc muốn ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn.
– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung của vợ chồng (bản sao công chứng/chứng thực)
– Đơn xin xét xử vắng mặt (nếu không tham gia xét xử)
– Các giấy tờ khác có liên quan.
Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ ly hôn.
Kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, trong thời hạn 07 ngày người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải
Bước 4: Toà án tổ chức các phiên triệu tập, phiên họp công bố công khai chứng cứ
Vợ chồng phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Nếu vợ chồng vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp. Nếu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án coi là đương sự từ bỏ yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết trừ khi có đơn xin giải quyết vắng mặt.
Bước 5: Tòa án xét xử sơ thẩm
Khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì vợ, chồng phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Toà án phiên tòa sẽ hoãn xét xử.
Trường hợp triệu tập lần thứ hai, vợ/chồng tiếp tục vắng mặt nếu có lý do chính đáng (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt). Nếu không, Tòa án sẽ xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt: Tòa án sẽ coi là nguyên đơn từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.
+ Bị đơn vắng mặt: Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn. Trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Như vậy, vợ/chồng có thể vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn trong trường hợp bất khả kháng hoặc có đơn đề nghị xét xử vắng mặt…
Bản án ly hôn chưa có hiệu lực ngay lập tức, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu một trong hai bên vợ, chồng không đồng ý quyết định của bản án thì có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án ly hôn và tiếp tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Khi ly hôn với người Hàn Quốc cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì nội dung trong đơn và lý do vắng mặt phải hợp lý thì mới được Toà án chấp thuận
– Trường hợp ly hôn vắng mặt, việc ký hồ sơ phải được Toà án xác minh được đúng là người đó ký
– Các giấy tờ được cấp bởi cơ quan tại Hàn Quốc cần được dịch công chứng và/hoặc hợp pháp hoá lãnh sự tại Việt Nam.
– Nếu đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc muốn ly hôn tại Việt Nam thì hai bên vợ chồng cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam trước.
– Sau khi ly hôn xong bản án, quyết định ly hôn sẽ có hiệu lực tại cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, ly hôn là vấn đề nhân thân không được ủy quyền, tuy nhiên trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu xét xử vắng mặt có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc như: Soạn hồ sơ ly hôn; Xử lý bổ sung các giấy tờ bị cấp, bị thiếu; Thay mặt đương sự nộp hồ sơ; Tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử; Nhận quyết định ly hôn thay đương sự; Hỗ trợ thủ tục sau ly hôn (nếu được yêu cầu của đương sự).
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc?
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ ly hôn với người Hàn Quốc, người làm đơn ly hôn cần gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Người Việt Nam có yêu cầu giải quyết ly hôn với người Hàn đang ở nước ngoài, có tài sản, con chung ở nước ngoài thì nộp hồ sơ xin ly hôn lên tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng trước khi xuất cảnh. Nếu không xác định được nơi làm việc, nơi cư trú cuối cùng của bị đơn trước khi xuất cảnh thì người yêu cầu đơn phương ly hôn có thể yêu cầu Tòa án ơi mình đang cư trú, làm việc giải quyết và phải trình bày lý do không xác minh được nơi cư trú/nơi làm việc của vợ/chồng. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải cung cấp được các giấy tờ về nhân thân và địa chỉ của họ (Hộ chiếu, thẻ căn cước). Cũng như cần cung cấp được thông tin địa chỉ của họ ở bên nước ngoài. Khi nhận được thông tin cung cấp, Toà án có thể cần xác minh, làm thủ tục uỷ thác tư pháp bên nước ngoài.
Trường hợp do một bên đã quay trở lại Hàn Quốc không thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm vợ chồng theo pháp luật, nếu từ một năm trở lên không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam mà đương sự, thân nhân của họ và những cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ; những cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân); sau khi đã tìm hiểu xác định địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh; địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn; … nhưng cũng không biết tin tức; địa chỉ của họ; thì được coi là trường hợp bị đơn cố ý giấu địa chỉ và Tòa án sẽ xử cho ly hôn. Nếu có gia tài tranh chấp Toà án thực thi tích lũy chứng cứ, xác định và định giá tài sảni để làm căn cứ cho việc xét xử phân chia tài sản ly hôn .
Tuy nhiên, nếu trường hợp vào thời điểm giải quyết ly hôn (không có tài sản ở nước ngoài, con cái ở nước ngoài, không liên quan yếu tố nước ngoài) mà cả vợ, chồng đều đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi 1 trong 2 đang cư trú.
Toà án Hàn Quốc có thẩm quyền giải quyết ly hôn tại Hàn Quốc. Tuy nhiên để bản án ly hôn Hàn Quốc phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam cần phải làm thủ tục Công nhận bản án ly hôn tại Việt Nam.