Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc? Bỏ chồng Trung Quốc?

Thực trạng ly hôn với người Trung Quốc tại Việt Nam? Tại sao số lượng ly hôn với người Trung Quốc ngày càng tăng? Quy định pháp luật về ly hôn với người Trung Quốc? Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, bỏ chồng Trung Quốc?

Lấy chồng Trung Quốc đã không còn là vấn đề lạ lẫm với những cô dâu Việt. Rất nhiều người đã đổi đời nhờ lấy chồng ngoại quốc nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều những số phận bi thương khi không tìm được tiếng nói đồng cảm nơi xứ người lạ lẫm. Trong những năm gần đây thì việc lấy chồng Trung Quốc rất phổ biến và những vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này cũng được quan tâm hơn cả. Đặc biệt trong đó phải kể đến thủ tục ly hôn với người Trung Quốc được tiến hành như thế nào? Vì rất nhiều lý do mà vợ chồng không đạt được mục đích hôn nhân, vậy nên ly hôn là cách giải thoát tốt nhất cho cả hai. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể trình tự các bước ly hôn với người Trung Quốc, bỏ chồng Trung Quốc để người đọc tham khảo và thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Thực trạng ly hôn với người Trung Quốc tại Việt Nam:

Hiện nay thì tình trạng lấy chồng ngoại quốc không còn là vấn đề xa lạ. Với một quốc gia đông dân số như Trung Quốc- nơi có tỉ lệ nam nữ chênh lệch khá lớn, việc người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ phải đáp ứng rất nhiều điều kiện của nhà gái đưa ra, có khi tiền sính lễ lên đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ khiến đằng trai không có khả năng chi trả. Việc đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ đang là một vấn đề nhức nhối của Chính phủ Trung Quốc. Một trong những giải pháp đó là họ sang các nước lân cận để kiếm vợ, và Việt Nam là một quốc gia mà nhiều người đàn ông Trung Quốc nhắm đến.

Tại Trung Quốc, gia đình chú rể thường có nhiệm vụ mua nhà mới và đưa cho gia đình cô dâu tiền sính lễ trung bình 20.000 USD của hồi môn. Tuy nhiên tỉ lệ đàn ông so với phụ nữ ở Trung Quốc có sự chênh lệch rất lớn nên tình trạng đàn ông Trung Quốc ế vợ vẫn còn rất rất nhiều. Kết quả là, ngày càng có nhiều đàn ông Trung Quốc chuyển sang tìm kiếm bạn đời nước ngoài, không ngoại trừ những “cô dâu” Việt Nam, nơi không đặt quá nặng vấn đề sính lễ. Ở một số địa phương và một số tỉnh thành miền núi của Việt Nam, nơi đó người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận những thông tin xã hội, đã có không ít những cô gái Việt vì muốn thoát khỏi cuộc sống khổ cực, tin vào những viễn cảnh tương lai tươi sáng mà nhắm mắt đưa chân dẫn đến việc bị dụ dỗ kết hôn với chồng Trung Quốc. Tuy không có số liệu thống kê cụ thể  nhưng trung bình hàng năm, có đến hơn 10000 phụ nữ Việt lấy chồng Trung Quốc. Và sau đó vì bất đồng ngôn ngữ, phong tục và quan niệm sống, rất nhiều nàng dâu đã phải chịu uất ức tủi nhục nơi xứ người, thậm chí có người chọn đến việc kết liễu cuộc đời để giải thoát cho bản thân. Thực trạng ly hôn với chồng Trung Quốc cũng vì thế mà khá phổ biến.

Mục đích của việc kết hôn là hạnh phúc, khi cảm thấy vì bất cứ lý do gì khiến cuộc hôn nhân bế tắc và không còn hạnh phúc, khi những mâu thuẫn không thể hòa giải thì ly hôn chính là phương án tốt nhất để giải thoát cho cả hai. Căn cứ ly hôn với chồng Trung Quốc thì có thể dựa vào những yếu tố sau đây: Vợ/chồng của người có nhu cầu muốn ly hôn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể thực hiện được.

2.Tại sao số lượng ly hôn với người Trung Quốc ngày càng tăng?

Tại sao số lượng ly hôn với người Trung Quốc ngày càng tăng cao trong những năm trở lại đây? Câu hỏi này chắc cũng có rất nhiều ý kiến trả lời, hàng ngày thi thoảng báo đài hay các phương tiện truyền thông lại đưa tin về việc cô dâu Việt bị chồng nước ngoài bạo hành , cô dâu Việt bất mãn vì bị mẹ chồng ngược đãi, chồng Trung Quốc ra tay nhẫn tâm vì vợ không chịu học tiếng Trung?… rất rất nhiều những vụ án thương tâm xảy ra gây nhiều sự bất mãn trong dư luận. Nguyên nhân ly hôn với người Trung Quốc thì có rất nhiều nhưng một lý do không thể nào không nhắc đến đó là sự bất đồng về quan điểm sống. Mỗi quốc gia có một ngôn ngữ, phong tục và lối sống riêng, ở độ tuổi 20-30, con người rất khó để học thêm một thứ gì đó mới. Vậy nên việc chấp nhận lấy chồng nước ngoài mà ở đây là chồng Trung Quốc là một bước đi rất can đảm của các cô dâu Việt. Việc chấp nhận gắn bó với một người ngoại quốc, ngay cả từ hình dáng, sở thích và khẩu vị cũng không có nét tương đồng là một bài toán rất khó đối với các cô dâu Việt, việc rời xa gia đình và đất nước để đến sông một nơi lạ lẫm không có chút gì đó mang hương vị quê nhà.

Tỷ lệ ly hôn với chồng là người Trung Quốc có xu hơn tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Nguyên nhân phần lớn dẫn tới tình trạng ly do các cặp họ thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, không có sự lắng nghe thấu hiểu cho nhau, khi cãi nhau thì việc im lặng không trực tiếp nói chuyện trực tiếp để giải quyết vấn đề cũng là một nguyên nhân khiến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt.

Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con chung.

Ngoài ra, do tư tưởng cổ hủ lạc hậu, người chồng tính gia trưởng, do người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con trai nối dõi tông đường, các vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa… là những nguyên nhân khiến tình trạng ly hôn ngày càng tăng cao.

3. Quy định pháp luật về ly hôn với người Trung Quốc:

Theo điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc người vợ hoặc chồng có thể đơn phương ly hôn khi thấy mục đích hôn nhân không thể đạt được, tại điều 56 đã quy định cụ thể như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…

Việc ly hôn với chồng Trung Quốc là ly hôn có yếu tố nước ngoài, căn cứ theo điều 127 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có chỉ rõ giải quyết các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau theo quy định của pháp luật:

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Về yếu tố thẩm quyền xử lý, căn cứ theo điều 469 BLTTDS năm 2015 có quy định:

– Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

+ Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”

Như vậy, việc ly hôn với người nước ngoài dù trong trường hợp là nguyên đơn hay bị đơn thì tòa án Việt Nam là nơi có thẩm quyền giải quyết. Trình tự thủ tục giải quyết được quy định cụ thể các bước như dưới đây.

4. Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, bỏ chồng Trung Quốc:

Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc tại Việt Nam sẽ được chia ra hai trường hợp là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải thể hiện sự đồng thuận của vợ, chồng về các vấn đề liên quan đến con cái, tài sản chung và nợ chung của vợ chồng.

Căn cứ theo quy định tại điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cụ thể trong trường hợp này, việc ly hôn giữa người Việt Nam với người Trung Quốc thì sẽ được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, được quy định tại điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn đơn phương là dựa theo ý chí của một bên vợ hoặc chồng. Khi muốn ly hôn với người Trung Quốc thì bước đầu tiên cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:

Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;

+ Giấy khai sinh của các con;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:

– Bản sao chứng thực CMTND;

– Bản sao chứng thực hộ khẩu;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:

– Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự

+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

– Nơi nộp hồ sơ: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

Về con chung do 2 bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì được giải quyết theo quy định tại tòa án.

+) Nếu đối phương là người Trung Quốc đang cư trú tại Việt Nam thì thủ tục ly hôn sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn khởi kiện ly hôn (nên sử dụng mẫu đơn ly hôn của Tòa án có thẩm quyền giải quyết);

– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao công chứng/chứng thực), giấy tờ tùy thân của người Trung Quốc;

– Sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng/chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (nếu có) (bản sao công chứng/chứng thực);

– Giấy chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng (bản sao công chứng/chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh/thành phố nơi người Trung Quốc cư trú;

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Về thời hạn giải quyết, thời gian giải quyết ly hôn với người Trung Quốc, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương với người Trung Quốc, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn với người Trung Quốc khoảng 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án.

Trên đây là thủ tục ly hôn với người Trung Quốc, phụ nữ Việt khi kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là với người Trung Quốc cần cân nhắc kĩ lưỡng bởi việc bất đồng ngôn ngữ, quan điểm sống là một cản trở rất lớn trong tình yêu, hãy suy nghĩ thật sâu để không phải đưa ra những quyết định hối hận sau này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com