Thuyết bất khả tri là gì? Tìm hiểu về thuyết không thể biết?

Thuyết bất khả tri là gì? Tìm hiểu quan điểm về thuyết bất khả tri? Phân loại thuyết bất khả tri? Thuyết bất khả tri có phải là thiếu lập? Nguồn gốc của thuyết bất khả tri: trường?

Nhận thức là cả quá trình tiếp nhận thông tin qua các giác quan mà các khía cạnh mới, các hiện tượng, đối tượng xung quanh và bản chất sự vật, hiện tượng được thể hiện, hình thành trong ý thức con người. Quá trình nhận thức luận, khả năng biết mình trong triết học có hai quan điểm là thuyết bất khả tri và thuyết ngộ đạo. Người theo thuyết ngộ đạo nhận thức rất lạc quan, ý kiến của họ là kiến thức không giới hạn, thế giới có thể khám phá được. Còn quan điểm người ủng hộ thuyết bất khả tri thì ngược lại. Vậy thuyết khả tri là gì? Tìm hiểu về thuyết không thể biết?

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Thuyết bất khả tri là gì?

Thuyết “bất khả tri” xuất phát từ tiếng Hy lạp (agnostic) được hiểu một người bất khả tri là người tuyên bố “không thể biết” hoặc “không có kiến ​​thức” để khẳng định một điều gì đó. Học thuyết bất khả tri được định vị để hạn chế kiến ​​thức, có thể hiểu rằng chỉ những gì có thể chứng minh được hoặc có thể xác minh được bằng thực nghiệm mới có thể được biết hoặc được cho là tồn tại, nếu không nó sẽ trở thành một thứ gì đó không xác định hoặc không thể biết được.

Theo thuyết này, về nguyên tắc thì con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm…mà được phản ánh thông qua các giác quan của con người trong quá trình nhận thức cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng, cho dù có xác thực cũng tuyệt đối không được tin cậy hoàn toàn.

Thuyết bất khả tri không đặt vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức. Ở học thuyết này, vẫn khẳng định được ý thức của con người không thể đạt tới tuyệt đối bởi thực tại đa dạng, không có tuyệt đối về khả năng nhận thức con người và kinh nghiệm của con người về thế giới đều nằm ngoài khả năng đó, nhưng không phủ nhận tuyệt đối những thực tại siêu nhiên có trong cuộc sống con người.

Ví dụ:

+ Con người nếu không dùng giác quan cảm nhận hoặc thông qua kinh nghiệm đo dạc thông tin về vật, hiện tượng thì khȏng thể biết sự vật, hiện tượng đó có tồn tại không;

+ Con người thậm chί cό thể nhận những giác quan bị tác động bởi một vật, một hiện tượng thứ ba nào đό mà con người khȏng thể tὶm thấy (tὶm thấy ở đây là một biểu hiện hay một hiện tượng trong triết học hiện đại). Việc bị tác động nhưng không tìm thấy vật, đối tượng tác động đó là nguyȇո tố mà ngàոh khoa học đang cần để lý giải thế giới chẳng hạn;

+ Những khám phá lớn của con người về vật lý thường được ᵭo đạc qua những cỗ máy tinh vi, tuy nhiȇո, để nói sự tồn tại của hiện tượng khi nhὶn qua 1 màո hὶnh là một lỗ hổng dễ nhận thấy, và tất nhiȇո ảnh hưởng đến cả ngàոh khoa học.

2. Tìm hiểu quan điểm về thuyết bất khả tri:

Đối với những người theo thuyết bất khả tri thường đặt câu hỏi hoải nghi về sự tồn tại của Chúa. Con người không thể biết Thượng đế hay các vị thần bằng lý trí mà chỉ bằng đức tin, và nếu đức tin về Chúa hay các vị thần là phi lý, thì đối với họ, Thượng đế hay các vị thần đó không được biết đến hoặc không thể được khẳng định là Chúa, các vị thần có tồn tại trên thực tế.

Theo tài liệu trong kinh phật, nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiȇո là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thίch Ca Mâu Ni, khi Ngài được hỏi cό cuộc sống sau cái ϲⱨết hay khȏng ȏng ᵭã trả lời là cό thể cό và cό thể khȏng, và từ chối phỏng ᵭoáո xa hơn.

Quan niệm của thuyết bất khả tri cho rằng không thể chứng minh hay biết được sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Quan điểm này của thuyết bất khả tri là phù hợp, bởi sự tồn tại của Đức Chúa Trời không thể được chứng minh hoặc bác bỏ bằng thực nghiệm.

Theo kinh Thánh, chúng ta phải chấp nhận bằng đức tin rằng Đức Chúa Trời có hiện hữu. Bởi bất cứ ai đến với Chúa Trời phải tin rằng Ngài tồn tại và Ngài thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài như Hê-bơ-rơ đã từng nói. Đức Chúa Trời hay các vị thần ở thực tại chúng ta không thể nhìn thấy hay chạm rờ vào Ngài. Đức Chúa Trời hiện lên vô hình với các giác quan của chúng ta . Kinh Thánh tuyên bố rằng sự tồn tại của Đức Chúa Trời có thể được nhìn thấy rõ ràng trong vũ trụ, được cảm nhận trong thiên nhiên, và khẳng định Ngài tồn tại trong tấm lòng của chúng ta.

Thuyết bất khả tri vẫn hoài nghi chưa có quyết định hoặc ủng hộ hoặc chống lại sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Khi người hữu thần tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu còn người vô thần tin rằng Đức Chúa Trời không tồn tại mà không thể chứng minh. Thuyết bất khả tri là cách nhìn trung thực tri thức của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hữu thần. Theo bất khả tri tin rằng chúng ta không thể biết và không nên tin hay hoài nghi vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Hay nói cách khác, nếu một quan điểm không thể chứng minh hay bác bỏ, thì chúng ta nên xem xét nghiêm túc quan điểm nào mà có hệ quả vô hạn và đáng mơ ước hơn quan điểm còn lại.

Có rất nhiều thứ trên thế giới này mà chúng ta không hiểu và chưa thể chứng minh. Thông thường, người ta nghi ngờ sự thực hữu của Đức Chúa Trời, vì họ không hiểu hay đồng ý với những điều Ngài cho phép được làm. Tuy nhiên, vì khả năng và kinh nghiệm của con người là hữu hạn,  chúng ta không nên mong đợi để có thể hiểu được Đức Chúa Trời vô hạn.

Đến năm 1869, thuật ngữ “bất khả tri” (agnosticism) mới được Thomas Henry Huxley (1825-1895) đưa ra. Thomas Henry Huxley là một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ bất khả tri này còn được dùng để chỉ những người chưa bị thuyết phục, những người chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác liên quan. Người ủng hộ thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần “tuyệt đối” hay “chắc chắn”, bởi tư tưởng của học thuyết này là hoài nghi đối với các khẳng định về vấn đề tí ngưỡng tôn giáo. Điều này trái ngược với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này. Sự ra đời của trào lưu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp Cổ đại ảnh hưởng đến thuyết bất khả tri. Hoài nghi luận được nâng lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức, thừa nhận sự hoài nghi đối với cả Kinh thánh và các tín điều tôn giáo.

Quan niệm bất khả tri đã có trong triết học ngay từ  khi Epicurus (341 – 270 tr.CN) đưa ra những luận thuyết nhằm chống lại quan niệm đương thời về quan niệm chân lý tuyệt đối. Nhưng phải đến Cantơ, học thuyết bất khả tri mới thực sự trở thành học thuyết triết học có ảnh hưởng sâu rộng đến cả khoa học và thần học châu Âu. Trước Cantơ, quan niệm của Hume cho rằng tri thức con người chỉ dừng ở trình độ kinh nghiệm và chân lý phải phù hợp với kinh nghiệm. Hume đãphủ nhận những sự trừu tượng hóa vượt quá kinh nghiệm, nguyên tắc kinh nghiệm (Principle of Experience) của Hume mặc dù có ý nghĩa cho sự xuất hiện của các khoa học thực nghiệm nhưng tuyệt đối hóa kinh ngiệm đến mức phủ nhận các thực tại siêu nhiên, đã khiến Hume rơi vào bất khả tri.

Đến quan điểm bất khả tri của Cantơ đã tuyệt đối hóa sự bí ẩn của đối tượng được nhận thức và không phủ nhận các thực tại siêu nhiên như Hume với thuyết về Vật tự nó (Ding an sich). Cantơ đưa ra quan điểm bất khả tri khẳng định sự bất lực của trí tuệ cho rằng con người không thể có được những tri thức đúng đắn, chân thực, bản chất về những thực tại nằm ngoài kinh nghiệm khả giác (Verstand). Quan điểm này của Cantơ đã bị Feuerbach (Phoiơbắc) và Hêghen phê phán gay gắt. Ph.Ăngghen trên quan điểm duy vật biện chứng tiếp tục phê phán Cantơ, khi khẳng định khả năng nhận thức vô tận của con người, không có một ranh giới nào của Vật tự nó mà nhận thức của con người không thể vượt qua được. Ph.Ăngghen cho rằng sẽ không còn có cái “vật tự nó” không thể nắm được của Cantơ khi chúng ta có thể minh chứng được quan điểm của chúng ta về hiện tượng chính xác, bằng cách tự chúng ta làm ra hiện tượng ấy, bằng cách tạo ra nó bắt đầu từ những điều kiện của nó, và hơn nữa, còn bắt nó phải phục vụ cho mục đích của chúng ta.

3. Phân loại thuyết bất khả tri:

Thuyết bất khả tri hữu thần:

Những người cuồng tín tôn giáo chẳng hạn như Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo, … họ thường có niềm tin mù quáng đối với những “sinh vật tối cao” mà không có bằng chứng thuyết phục, nên họ thường bị coi là thiếu hiểu biết. Tư tưởng của những người cuồng tín tôn giáo này thường dựa vào quan điểm tôn giáo không thay đổi được truyền từ đời này sang đời khác.

Những người bất khả tri sẽ đặt câu hỏi hoài nghi về sự tồn tại của các vị thần, họ có thể tin sự tồn tại của thần thánh nhưng họ vẫn tin rằng ở hiện tại không có bất kỳ kiến thức nào có thể hiểu biết về thần thánh đó.  Nhiều niềm tin tôn giáo của người theo thuyết bất khả tri hữu thần không có cơ sở trong logic hiện đại.

Thuyết bất khả tri vô thần:

Người theo chủ nghĩa bất khả tri sử dụng một cách tiếp cận khoa học hơn cho hệ thống niềm tin của họ, niềm tin của họ không giống những người vô thần.

Một người bất khả tri vô thần tin rằng không có bằng chứng về sự tồn tại của một sinh vật bậc cao hơn điều đó không có nghĩa là những sinh vật đó không tồn tại. Niềm tin bất khả tri từ việc nhận ra rằng “chúng ta không thể biết mọi thứ”. Không có bằng chứng cho các khái niệm về Chúa Trời hay các vị Thần Thánh, những người bất khả tri vô thần phải chọn lập trường mặc định là không tin vào sự tồn tại của các sinh vật tối cao đó.

Thuyết bất khả tri có điều kiện:

Người xác lập thuyết này là nhà triết học người Scotland David Hume (1711 – 1776). Ông đưa ra những tuyên bố của con người sẽ luôn trong trạng thái nghi ngờ liên quan đến thế giới. Đối với Hume, những lời khẳng định của con người không thể tin cậy, sự nghi ngờ ở nhiều mức độ khá nhau, có thể cao hơn, hoặc thấp hơn, ngoại trừ những hiện tượng, sự vật hiển nhiên, chẳng hạn: mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây, …

Thuyết bất khả tri mạnh mẽ:

Thuyết bất khả tri mạnh mẽ tuyên bố không thể biết sự tồn tại của bất kỳ vị thần nào, bởi vậy thuyết này còn được gọi là cực đoan hoặc khép kín. Vì sự tồn tại hay không tồn tại của một vị Thần là một vấn đề không thể biết trước được. Con người thông qua lý trí không thể kiểm chứng một cách khoa học để chứng minh sự tồn tại của nó mà thông qua những kinh nghiệm chủ quan.

Thuyết bất khả tri yếu:

Loại thuyết bất khả tri này còn được gọi là thuyết kinh nghiệm, mở ra khả năng, có lẽ một ngày nào đó, con người có thể chứng minh sự tồn tại của Chúa, của các vị thần thánh.

4. Thuyết bất khả tri có phải là thiếu lập trường?

Mọi người thường cho rằng người theo thuyết bất khả tri là một người thiếu lập trường khi không thể khẳng định một vấn đề nào đó. Nếu chủ nghĩa hữu thần là niềm tin vào Thượng đế và chủ nghĩa vô thần là không tin vào Thượng đế, thì thuyết bất khả tri chính là chủ nghĩa trung gian. Một người có thể tin hoặc không tin vào Thượng đế. Bởi những sự vật, hiện tượng chưa thể có khoa học chứng minh thì tất cả những giả định chưa chắc là đúng, kết luận của thuyết bất khả tri là “chủ nghĩa trung gian” phù hợp giữa chủ nghĩa vô thần và hữu thần.

Thực tế con người trong một khía cạnh nào đó của thực tại không thể biết được mọi sự vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Do đó, có thể thấy một người bất khả tri không phải là người thiếu lập trường, mà bởi vì người đó chưa có căn cứ nào để chứng minh rằng đối tượng đang thảo luận không thể biết được và do đó không thể phán xét được.

Như vậy có thể thấy, thuyết bất khả tri tương thích với cả hai chủ nghĩa vô thần và hữu thần. Người bất khả tri chưa có quyết định chắc chắn không phải là chưa đưa ra quyết định hay hoài nghi về vấn đề nào đó, mà quyết định của họ là vấn đề mà ở thời điểm hiện tại thì không thể biết được, hoặc không có kiến thức để khẳng định có – không hay đúng – sai.

5. Nguồn gốc của thuyết bất khả tri:

Thuyết bất khả tri (agnosticism) được đưa ra bởi Thomas Henry Huxley vào năm 1869(1825-1895), người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume (1711-1976) và Emmanuel Kant (1724-1804).

Những người chưa bị thuyết phục, cố tình đưa ra quan điểm tồn tại của Thượng đế cũng như các vấn đề tôn giáo khác.

Trong quan điểm của David Hume nói rằng, nếu một tuyên bố xuất phát từ ý tưởng hoặc thực nghiệm, điều đó trở nên vô nghĩa. Vì những kiến thức phát biểu về Thượng đế nằm ngoài thực nghiệm, không thể biết được.

Ý tưởng của Hume là không có nguyên nhân thiết yếu. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết chắc chắn rằng một cái gì đó gây ra bất cứ điều gì khác. Bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào chúng ta cho rằng là suy đoán của tâm trí, đó không phải sự thật.

Sự hình thành vũ trụ hay loài người là một phạm trù trừ tượng mà  chúng ta không có khả năng hiểu được nguyên nhân hình thành vũ trụ, chúng ta cũng không bao giờ có thể biết gì về Thượng đế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com