Tiều ngạch là gì? Phương thức vận chuyển của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Giá trị giao dịch của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Hàng hóa của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch? Thủ tục và thuế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch?
Tiểu ngạch có thể được định nghĩa là phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa những người dân sinh sống ở gần khu vực biên giới của 2 nước liền kề nhau. Ví dụ như Việt Nam Và Lào. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch thường là những mặt hàng giá trị thấp như: Hoa quả, hoa màu, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa của hai quốc gia có vùng biên giới cạnh nhau, các mặt hàng được xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường là các mặt hàng dân dụng như quần áo, nông sản…với lượng nhỏ và thủ tục cũng dễ hơn chính ngạch.
2. Phương thức vận chuyển của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Phương thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ đối nhập khẩu tiểu ngạch. Lý do là bởi tính chất mua bán của hàng hóa tiểu ngạch. Hàng hóa tiểu ngạch được vận chuyển qua biên giới 2 nước vì vậy sẽ thật thuận tiện tiện và nhanh chóng chi phí lại thấp khi vận chuyển bằng đường bộ. Vậy nên hàng hóa sau khi đã mua và xuất trình kiểm tra sẽ được vận chuyển bằng xe tải là chủ yếu.
Khác với tiểu ngạch, hàng hóa chính ngạch thường có giá trị rất lớn và được vận chuyển qua các cửa khẩu lớn. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm sẽ phải đóng rất nhiều loại phí và thuế để được thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, những mặt hàng khi vận chuyển phải được đảm bảo chất lượng tuyệt đối nên chúng thường được đóng trong những container và được vận chuyển phần nhiều bằng đường tàu biển và đường hàng không. Điều này khiến chi phí thường cao hơn rất nhiều so với tiểu ngạch. Chúng ta có thể thấy chính ngạch như một con cá lớn còn tiểu ngạch thì như con cá bé. Muốn đánh bắt cá lớn nó mang theo giá trị lớn thì cần phương pháp và công cụ đắt tiền hơn chứ không phải một cái cần câu nhỏ để bắt cá bé.
3. Giá trị giao dịch của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Khi nhập khẩu tiểu ngạch, bạn thường sẽ bị giới hạn số lượng hàng hóa khi nhập. Dựa theo quy định của pháp luật, mỗi lần bạn chỉ được nhập số lượng hàng nhỏ, vì hai nước chỉ cách nhau cái biên giới việc kiểm soát hàng hóa tiểu ngạch chỉ có hạn lượng nhỏ. Nếu buôn bán vận chuyển với số lượng lớn thì bạn nên đi theo con đường chính ngạch.
Khác với tiểu ngạch chỉ được vận chuyển từng lần với số lượng nhỏ còn đối với nhập khẩu chính ngạch thì số lượng hàng hóa bạn nhập cho mỗi lần là không hề giới hạn, nhập hàng với số lượng, chi phí, giá trị của đơn hàng không hạn định. Miễn sao đó là loại hàng hóa mà pháp luật cho phép nhập khẩu có đóng thuế và kiểm định chất lượng đầy đủ. Cũng có thể nói bạn cần nhập khẩu hàng với số lượng lớn cho mỗi lần khi chọn hình thức nhập khẩu chính ngạch.
4. Hàng hóa của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
Các loại hàng hóa này cũng thuộc nhóm những mặt hàng tiêu dùng như quần áo thời trang, mỹ phẩm, nông sản…là những hàng hóa có giá trị thấp do pháp luật qui định vì vậy thuế thấp mà khi qua kiểm quản cũng không cần quá nhiều loại giấy tờ.
Hàng hóa nhập khẩu chính ngạch là những hàng hóa có chất lượng cao, phần lớn mang tính quốc tế khi mà chúng ta kí kết các hiệp ước kinh tế xuyên lục địa hay đại dương thì hàng hóa của các nước không chỉ ở khu vực có nhu cầu nhập khẩu vào nước ta. Đặc biệt hơn là những mặt hàng nhạy cảm, dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Những loại hàng hóa khi nhập khẩu chính ngạch đều có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng điều này ảnh hưởng đến thuế của từng loại hàng hóa.
5. Thủ tục và thuế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch:
5.1. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch:
Việc quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan đề được trường hải quan cửa khẩu quyết định dựa trên các thủ tục và giấy tờ được cung cấp theo qui định pháp luật.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới bao gồm:
Bước 1: Thủ tục khai hàng.
Tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, khi có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải đến Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục khai báo và nộp thuế.
Phải nộp tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): 2 tờ
Phải xuất trình:
– Giấy chứng minh cư dân biên giới
– Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
Mỗi lần có tổng trị giá trong định mức tiêu chuẩn đối với hàng tự sản tự tiêu của cư dân biên giới đem trao đổi mua bán được miễn thuế theo Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ phải xuất trình giấy chứng minh cư dân biên giới và hàng hoá để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi. Phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch dựa trên phần vượt đó nếu tổng trị giá những hàng hoá đó vượt định mức miễn thuế. Đối với những trường hợp vượt định mức thuế, Hải quan cửa khẩu dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính cùng lúc thay cả cho tờ khai và biên lai nộp thuế.
Bước 2: Thủ tục kiểm hoá.
– Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phải đưa hàng đến cửa khẩu và xuất trình hàng để hải quan kiểm tra.
– Căn cứ vào quy định của Tổng cục Hải quan, tuỳ theo tính chất từng loại hàng cụ thể, trưởng Hải quan cửa khẩu quy định phương pháp kiểm tra cho thích hợp. Việc kiểm hoá phải tiến hành trước sự chứng kiến của chủ hàng.
– Cán bộ kiểm hoá đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ có liên quan với thực tế hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu để ghi kết quả kiểm hoá.
– Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
– Việc luân chuyển giấy tờ như sau:
+ Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
+ Lưu các giấy tờ còn lại tại hải quan cửa khẩu.
5.2 Xuất nhập khẩu chính ngạch:
Thủ tục nhập khẩu chính ngạch:
Đối với mỗi công ty sẽ có quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì sẽ được thao tác theo các bước như sau:
Bước 1: Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra chứng từ
Bộ chứng gồm: Sales contract: Hợp đồng thương mại; Commercial invoice or Invoice: Hóa đơn thương mại; Packing list – Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa; Bill of Lading – Vận đơn; Certificate of Origin form: Phiếu ưu đãi ( Nếu có).; Chứng từ khác ( nếu có); Arrival Notice – Thông báo hàng đến. Khi nhập CIF thì bộ này người bán làm gửi về cho người mua (Consignee). Tới khi hàng chuẩn bị tới cảng Việt Nam thì hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến tới Consignee. Khi gửi bản gốc bằng giấy về Việt Nam để tránh sai sót nên kiểm tra bản nháp trước.
Bước 2: Cần khai báo hải quan điện tử tờ khai nhập khẩu hoàn thiện thủ tục
Để khai báo tờ khai nhập khẩu doanh nghiệp cần phải có :
Doanh nghiệp nếu là lần đầu nhập khẩu hàng hóa thì cập nhật thông tin cho Tổng cục hải quan và mua hoặc mở rộng token có chức năng khai báo hải quan. Tiếp đó việc đăng ký tài khoản User Code, Password, Terminal ID và Terminal Access Key phải được thực hiện trên website của hải quan.
Khi có những thông tin đó thì nhân viên sẽ lên tờ khai, khai báo thủ tục trên phần mềm khai báo hải quan điện tử (ECUS5 VNACCS)
Khi đã truyền tải dữ liệu xong, hệ thống sẽ thực hiện phân luồng tự động:
+ Luồng xanh mã kiểm tra trên Tờ khai là số 1 được hiểu là được thông quan.
+ Luồng vàng , mã kiểm tra trên Tờ khai là số 2 được hiểu là xuất trình chứng từ để HQ kiểm tra và được thông quan.
+ Luồng đỏ, mã Kiểm tra trên Tờ khai là số 3 được hiểu là cả xuất trình chứng từ và kiểm tra hàng hóa thực tế.
Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng
Sau khi có tờ khai phân luồng thì kiểm tra phải đóng bao nhiêu thuế nhập khẩu chính ngạch. Chọn 1 trong 3 cách để đóng thuế là thanh toán điện tử; hoặc nộp qua ngân hàng hoặc nộp qua kho bạc và cùng lúc sẽ thực hiện lấy lệnh giao hàng.
Khi doanh nghiệp lấy lệnh giao hàng phải có: Giấy giới thiệu của Công ty nhận hàng trên thông báo hàng đến; Vận đơn; Thông báo hàng đến.
Khi lấy lệnh cần lưu ý với hàng Container cần có những thứ đi kèm như sau: Phải làm giấy mượn Container; Giấy hạ container rỗng (áp dụng với việc lấy container hàng về kho để rút) là giấy mà hãng tàu chỉ định trả lại container rỗng sau khi khách hàng đem hàng về kho rút; Hạn lệnh giao hàng : Xem lệnh còn hạn hay không;cần lấy Hóa đơn.
Bước 4: Mở tờ khai, làm thủ tục thông quan lấy hàng
Khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu chính ngạch tại cảng phải chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ, hồ sơ
Bước 5: In phiếu giao nhận hàng hóa, thanh lý và lấy hàng
Sau khi tờ khai đã được thông quan thì lên website Tổng Cục Hải quan, vào mục in danh sách mã vạch container nhập thông số và in mã vạch tờ khai, đồng thời in phiếu giao nhận container (hay là Phiếu Eir), sau đó mang 2 mã vạch đi thanh lý Hải quan giám sát (mục đích để HQ nhập máy xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát) và cảng được phép giao container hàng này cho khách hàng.
Khi thanh lý xong thì đưa: Phiếu giao nhận hàng hóa và giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng.
Lưu ý : phải cung cấp cho tài xế thông tin xuất hóa đơn hạ rỗng khi đưa giấy tờ cho tài xế.
Bước 6: Nhận lại tiền mượn container (nếu có bạn có kí cược mượn )
Trường hợp bị hãng tàu bắt đóng một khoản tiền để cược (mượn) container thì sau khi tài xế hạ container rỗng cho cảng mà hãng tàu chỉ định, thì nơi hạ rỗng này sẽ cấp cho tài xế giấy hạ rỗng.
Nhân viên cần có các giấy tờ sau để lên hãng tàu lấy cược: Giấy giới thiệu; Giấy hạ rỗng; Giấy mượn container.
Bước 7: Hoàn tất hồ sơ và quyết toán ngân hàng
Nhân viên sẽ tập hợp hết hồ sơ, tờ khai hải quan để lưu lại sau khi hoàn thành hết thủ tục. Đồng thời mang một bộ hồ sơ đến ngân hàng để xác nhận thanh toán trong trường hợp thanh toán hết. Trong trường hợp chưa thanh toán hết ngân hàng sẽ xác nhận thanh toán một phần, tới kỳ thanh toán.
Thủ tục xuất khẩu chính ngạch
Bước 1: Công đoạn chuẩn bị cần phải có: Bạn phải có công ty, có pháp nhân vì cá nhân thì không thể mở tờ khai theo loại hình kinh doanh được mà phải nhờ một công ty đứng ra làm đại diện; có tài khoản thanh toán VNĐ và tài khoản thanh toán quốc tế; có tài khoản khai báo hải quan để khai báo hải quan điện tử ( Token khai hải quan) hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai; có người mua, người nhập khẩu
Bước 2: Đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Giá cả; Điều kiện thương mại quốc tế trong Incoterm 2000 hoặc 2010; Phương thức thanh toán; Chất lượng, quy cách hàng, bảo hành..
Bước 3: ký hợp đồng thành công; chuẩn bị hàng; đặt tàu và làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Bộ chứng từ cần có : invoice, packing list, điều xe cont đi lấy vỏ và kéo xuống kho đóng hàng, đồng thời cho nhân viên đi làm thủ tục xin mấy cái giấy tờ đặc biệt ( nếu có), truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi đóng hàng xong, hạ hàng tại cảng xuất, làm thủ tục thông quan tờ khai xuất, vào sổ tàu, ….
Bước 4: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu
Bước 5: Tất toán với ngân hàng.