Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc bỏ trốn khi đang bị dẫn giải, xét xử

Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, xét xử? Dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử?

Hành vi trốn khỏi nơi giam, nơi giữ hoặc là bỏ trốn khi đang bị dẫn giải, xét xử chính là những hành vi mà gây nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội; an toàn của người dân. Bởi vì đó là là những hành vi được thực hiện bởi những người mà đang bị chấp hành hình phạt, là những người mà có thể họ chưa có sự ăn năn hối cải với những hành vi phạm tội trước mà họ đã gây ra. Vậy tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, xét xử xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua điện thoại: 1900.0191

1. Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, xét xử:

Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ hoặc hành vi trốn khi đang bị dẫn giải, khi đang bị xét xử sẽ được hiểu chính là hành vi của người mà đang bị giam, bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc là đang có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự nhưng đã dùng mọi thủ đoạn, mọi biện pháp để thoát khỏi sự quản lý, thoát khỏi sự giám sát của những người có trách nhiệm một cách trái phép.

Người bị giam, bị giữ chính là những người mà đang bị tạm giam, bị tạm giữ hoặc là đang bị giam để chấp hành những hình phạt ở các trại giam, các trại lao động, cải tạo hoặc đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử của vụ án hình sự.

Người đang bị dẫn giải chính là người bị tạm giam, bị tạm giữ hoặc là đang lao động cải tạo mà đang trên đường đi từ địa điểm này đến các địa điểm khác dưới sự giám sát của những người có thẩm quyền (như đang trên đường để đưa đi lao động, đang trên đường để đến nơi mở phiên tòa xét xử…).

Nơi giam, giữ có thể là nhà tạm giữ, trại giam hay trại lao động cải tạo phạm nhân.

Các thủ đoạn có thể được thực hiện nhằm mục đích để trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải có thể là: lợi dụng những sự sơ hở của những người canh gác, quản lý hay người dẫn giải rồi lén lút thực hiện hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ, trên đường bị dẫn giải hoặc là bỏ trốn tại phiên tòa xét xử; thực hiện hành vi lừa dối người canh gác, người dẫn giải (như là giả vờ đau bụng để xin người dẫn giải cho đi vệ sinh sau đó bỏ thực hiện hành vi bỏ trốn…) hoặc là dùng vũ lực để làm tê liệt sự kháng cự của những người canh gác, người dẫn giải để bỏ trốn.

Căn cứ Điều 386 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử, điều này quy định cụ thể như sau:

– Người nào mà đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc là đang chấp hành án phạt tù mà thực hiện hành vi bỏ trốn, thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội mà thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Dùng vũ lực đối với những người canh gác hoặc người áp giải.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử:

Người có hành vi phạm tội về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử phải có những yếu tố cấu thành tội phạm sau:

– Về chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này cũng là những chủ thể đặc biệt, đó là chỉ những người mà đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc là đang bị xét xử thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, cụ thể là những đối tượng sau:

+ Người đang bị giữ chính là người đã có quyết định tạm giữ theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc là người bị bắt theo lệnh truy nã, người bị bắt do phạm tội quả tang hoặc là người bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những đối tượng bị giữ theo quyết định hành chính, nếu thực hiện hành vi bỏ trốn thì sẽ không phải là chủ thể của loại tội phạm này, kể cả là trường hợp sau khi bị bắt lại họ lại bị áp dụng biện pháp tạm giữ, biện pháp tạm giam theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bởi vì thời điểm họ thực hiện hành vi bỏ trốn họ chưa bị áp dụng về biện pháp tạm giữ theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Người mà đang bị dẫn giải chính là người mà đang bị giam, bị giữ nhưng lại đang bị dẫn giải từ nơi này đến các nơi khác (từ trại giam, tử trại tạm giam, nhà tạm giữ đến các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc là dẫn giải các bị can, bị cáo để đến phòng xử án để Toà án xét xử…); người mà bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt khẩn cấp mà đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam.

+ Người mà đang bị xét xử tại Toà án ở phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của các lực lượng canh giữ để thực hiện hành vi bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với các bị cáo không bị tạm giam hoặc bị giam (tại ngoại) mà đã đến phiên toà nhưng đang trong quá trình xét xử họ lại vắng mặt mà không có lý do thì sẽ không phải là chủ thể của loại tội phạm này.

Ngoài ra, các chủ thể của tội phạm này phải thỏa mãn điều điện chính là người này phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

– Về khách thể:

Tội phạm đã xâm phạm trực tiếp đến các hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đã gây khó khăn cho công tác điều tra, công tác truy tố và xét xử.

Đối tượng tác động của loại tội phạm này mà những người phạm tội nhằm vào chính là sự giám sát của những lực lượng bảo vệ, canh gác và dẫn giải. Người phạm tội có thể lợi dụng về sự mất cảnh giác của lực lượng bảo vệ, lực lượng canh gác, dẫn giải nhằm để bỏ trốn, nhưng cũng có thể là người phạm tội dùng những thủ đoạn khác như là mua chuộc, khống chế hoặc là dùng vũ lực đối với các lực lượng bảo vệ, lực lượng canh gác, dẫn giải nhằm để thực hiện được mục đích của họ là bỏ trốn.

– Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam, nơi giữ hoặc là trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử mà thực hiện hành vi phạm tội của mình chính là do lỗi cố ý trực tiếp. Tức là họ biết rõ hành vi của mình là hành vi trái với pháp luật nhưng họ vẫn mong muốn cho các hậu quả xảy ra.

Mục đích chung của người phạm tội đó chính là trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật đối với các hành vi phạm tội do chính mình thực hiện; người phạm tội thực hiện hành vi có thể vì nhiều động cơ khác nhau như là bỏ trốn để về trả thù những người đã tố cáo mình, bỏ trốn về để thăm bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của họ; bỏ trốn để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội khác; bỏ trốn nhằm để gặp lại đồng bọn để giải quyết việc ăn chia không sòng phẳng; bỏ trốn nhằm để đòi nợ; bỏ trốn nhằm để thanh lý xong các hợp đồng kinh tế.v.v…

– Về mặt khách quan:

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này chính là hành vi bỏ trốn của người mà đang bị tạm giữ, tạm giam, bị áp giải, xét xử hoặc là đang chấp hành án phạt tù.

Người phạm tội thực hiện hành vi trốn khỏi nơi giam, nơi giữ hoặc là trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử mà thực hiện hành vi “bỏ trốn” với nhiều những thủ đoạn khác nhau, có một số ít trường hợp công khai nhưng đa số hành vi này là lén lút đối với những người canh giữ hoặc những người dẫn giải. Bỏ trốn chính là thoát khỏi sự quản chế của người canh giữ hoặc của người dẫn giải.

Hậu quả của loại tội phạm này chính là người phạm tội thành công trong việc bỏ trốn. Tuy nhiên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Dù người phạm tội có thực hiện hành vi bỏ trốn thành công hay là không thì tội phạm cũng đã hoàn thành kể từ thời điểm mà có hành vi khách quan xảy ra.

– Về hình phạt:

+ Khung 1 (khoản 1): người phạm tội bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung này được áp dụng trong trường hợp là có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của loại tội phạm này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung 2 (khoản 2): Phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

Có tổ chức;

Dùng vũ lực đối với những người canh gác hoặc người áp giải .

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com