Trao đổi là gì? Cho ví dụ? Vai trò của tiền trong việc trao đổi?

Cuộc sống vận hành và phát triển có sự phát triển và đóng góp to lớn của nền tảng kinh tế. Trong nền kinh tế, trao đổi là một nhân tố quan trọng nhất giúp thúc đẩy và phát triển kinh tế. Vậy trao đổi là gì? Ví dụ về trao đổi và vai trò của tiền trong việc trao đổi như thế nào?

1. Trao đổi là gì?

1.1. Định nghĩa về tiền?

Tiền tệ xuất hiện từ khoảng năm 3000 TCN dưới dạng tiền xu, sau đó có tiền giấy và ngày nay đã có nhiều loại tiền ảo, tiền điện tử, cùng những công cụ ghi nợ khác có chức năng tương tự tiền. Lưu thông tiền tệ là một hoạt động rất quan trọng nhằm liên kết các giao dịch với nhau và có thể lưu thông bằng tiền mặt hoặc lưu thông không tiền mặt.

Theo Các Mác, bản chất của tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt và là tài sản có giá trị chung duy nhất với mọi hàng hoá khác. Tiền tệ có các chức năng chính là phương tiện lưu thông, phương tiện dự trữ, phương tiện giao dịch, công cụ đo lường giá trị và tiền tệ thế giới.

Theo quan niệm của Các Mác (Karl Marx) thì bản chất của tiền tệ là “một loại hàng hoá đặc biệt”, vì: tiền có giá trị sử dụng đặc biệt, nó đáp ứng tất cả những yêu cầu của người sử dụng và người mua, do đó nó phản ánh giá trị công dụng hữu ích của hàng hoá. Các Mác đã nghiên cứu tiền tệ theo lịch sử phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá với sự phát triển của nhiều hình thái giá trị hàng hoá. Vì vậy, ông đã tìm thấy cả nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

1.2. Khái niệm trao đổi:

Trao đổi (exchange) trong tiếng Anh được hiểu là exchange, là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức hiện vật hoặc thông qua thị trường.

– Trao đổi là sự nhận một sản phẩm mong muốn từ một người khác và cung cấp cho họ một thứ khác.

Trong đó:

– Sản phẩm là tất cả những hàng hoá và dịch vụ có khả năng đáp ứng một nhu cầu hay mong muốn của con người và được đem bán trên thị trường với mục đích gây sự chú ý, kích thích mua hoặc tiêu thụ.

– Mong muốn là nhu cầu cơ bản của con người có dạng đặc trưng. Nó đòi hỏi được thoả mãn theo một hình thức đặc thù phù hợp với nền văn hoá và tính cách riêng của từng con người.

Ví dụ: Khi cần nghỉ ngơi thư giãn thì có người tìm đến một cách thức khác hơn như đi dạo, chơi game, đọc sách, v.v. ..

2. Ví dụ về trao đổi:

2.1. Ví dụ về trao đổi với hàng tiêu dùng:

Trong hình thức đơn giản nhất, trao đổi là sự trao đổi một sản phẩm có giá trị khác nhau giữa hai cá nhân. Người A có hai con gà nhưng muốn nhận một ít trái táo; trong khi đó, Người B có sáu quả táo nhưng muốn một số gà. Nếu hai người có thể gặp nhau, Người A sẽ buôn bán một con gà của anh với ba quả táo của Người B. Không có phương tiện trao đổi nào để dùng. Vấn đề đặt ra đối với phương tiện trao đổi đó là những thứ mà một số nhà kinh tế cho là sự trùng lặp nhân đôi mong đợi.

Xe máy là một hàng hoá điển hình và không thể thiếu trong đời sống con người. Xe máy có giá trị sử dụng để phục vụ cho đời sống con người với mục đích đi lại và vận chuyển. Bên cạnh đó xe máy là tài sản được tạo nên từ sức lao động con người. Con người chỉ sở hữu xe máy khi có sự trao đổi buôn bán với nước ngoài.

Hay máy giặt cũng là một loại hàng hoá quan trọng. Máy giặt có thể sử dụng cho việc giặt giũ thay quần áo của con người. Máy giặt cũng là sản phẩm được làm ra từ trí tuệ con người. Con người chỉ sở hữu máy giặt khi có sự trao đổi buôn bán với nhau.

2.2. Ví dụ trao đổi với dịch vụ: 

Việc mua hàng cũng có thể diễn ra như một sự trao đổi với các dịch vụ. Dịch vụ là các sản phẩm có thể bán được, ví dụ như làm công việc kinh doanh hay đại diện pháp luật. Nếu một chuyên gia đồng ý làm kế toán thuế với một chuyên gia khác nhằm đổi lại dịch vụ đó thì đây là giao dịch trao đổi. Giống với hàng hoá, một giao dịch trao đổi liên quan đến dịch vụ là có giới hạn giữa cung và cầu. Sức lao động cũng là một sản phẩm để trao đổi hàng hóa.

3. Ý nghĩa chức năng phương tiện trao đổi của tiền tệ:

Việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp gia tăng hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc khắc phục các hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (khó có thể trao đổi với những người có nhu cầu thực sự) , hạn chế về giá cả (việc mua và bán phải diễn ra song song) , hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm) .

Với việc đưa tiền tệ vào lưu thông, con người đã tránh được những lãng phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy, việc lưu thông hàng hoá cũng có thể diễn ra nhanh chóng hơn, sản xuất cũng được dễ dàng, giảm được ách tắc và tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng.

Với chức năng trên, tiền tệ được ví như chất dầu bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hoá vận hành nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả.

Tuy nhiên, muốn làm tốt chức năng trên thì đòi hỏi nó phải được công nhận rộng rãi và lượng tiền tệ phải được phát hành đầy đủ nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi của các nền kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải có đa dạng mệnh giá để thoả mãn mọi loại hình giao dịch.

Rõ ràng, với mỗi cá nhân trong nền kinh tế, tiền tệ có nghĩa nó là hàng hoá, còn nhìn trên bình diện toàn nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự thịnh vượng của một quốc gia được đo theo gdp do nó sản xuất ra chứ không phải là số lượng tiền tệ mà nó nắm giữ.

Lí do là bởi vì, xét trên bình diện chung thì tiền tệ chỉ có mặt trong nền kinh tế nhằm làm chức năng trung gian, giúp trao đổi thuận tiện hơn mà không tạo ra một giá trị vật chất nào cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi trơn guồng máy kinh tế chứ không phải yếu tố đầu vào hay đầu ra của guồng máy đó.

4. Vai trò của tiền trong việc trao đổi:

Tiền chiếm một vai trò trung tâm của nền kinh tế vì nó phục vụ như một phương tiện trao đổi. Sự ra đời của tiền thay thế sự cần thiết phải trao đổi bằng hàng đổi hàng.

Ví dụ, không có tiền, một thợ làm tóc sẽ phải nhận một hàng hoá hoặc dịch vụ khác hơn là thanh toán trực tiếp cho việc cắt tóc. Tuy nhiên, nếu thợ làm tóc được thanh toán bằng khoai tây thì điều đó có nghĩa là anh ta phải trả tiền cho khách hàng của mình bằng khoai tây, cũng như trả tiền cho vợ mình và những người khác bằng khoai tây. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu một khách hàng khác muốn trả tiền gạo và một khách hàng khác muốn trả khoai tây? Một mái tóc cắt ngắn có trị giá cao bằng khoai tây phải không? Trao đổi qua đổi hàng là vô cùng phức tạp, và các nền kinh tế trao đổi hàng có truyền thống vẫn còn chưa phát triển cao cho nên giao dịch này là cực kỳ khó.

Tiền cho phép mua bán và trao đổi tài sản. Tiền là bất cứ tài sản có thể được sử dụng trong việc thanh toán một khoản nợ phát sinh trong một cuộc trao đổi. Đối với một tài sản được dùng để làm tiền thì nó phải có những đặc tính cơ bản, đó là đem theo được, chia nhiều, bền vững và ổn định về giá trị. Một số tài sản thực hiện chức năng của tiền chậm hơn nhiều so với những vật khác. Ví dụ, khoai tây sẽ không tạo ra một môi trường trao đổi tốt bởi vì chúng không bền vững và cũng không có giá trị cố định.

Xuyên suốt lịch sử, vàng và bạc đã được dùng làm tiền, vì nó có thể phân chia giữa các thỏi và tiền xu. Việc giới thiệu tiền giấy của người Trung Quốc trong thế kỷ thứ 9 đã đánh dấu một sự phát triển lớn về sự tồn tại của nó, đó là với sự đa dạng mà nhiều mệnh giá khác nhau có thể được đưa ra, và khả năng di chuyển của tiền giấy tương đương với vàng hay bạc. Người ta nói rằng người Trung Quốc đã tạo ra tiền giấy do thiếu hụt kim loại để làm tiền.

Rõ ràng là sự tiến hoá của tiền thành một phương tiện trao đổi, một phương tiện lưu giữ giá trị, đã có một tác động đáng kể đối với sự phát triển của thương mại toàn cầu, quan hệ quốc tế, và sự thịnh vượng thế giới.

5. Điều kiện để có trao đổi:

Để việc trao đổi có thể diễn ra cần có các điều kiện sau:

– Ít nhất phải có hai bên

– Mỗi bên phải có một cái gì đó có ý nghĩa với bên khác

– Các bên phải có quyền giao dịch, trao đổi thứ mình có

– Các bên phải có quyền chấp thuận hay bác bỏ đề nghị của bên khác

Một cuộc trao đổi chỉ thực sự diễn ra khi hai bên đã thoả thuận được với nhau những điều kiện trao đổi có lợi (hay ít nhất không có hại) cho cả hai bên.

Trao đổi có thể hiểu là một quá trình. Hai bên được cho là đang tiến hành trao đổi nếu họ đang đàm phán đi tới những thoả thuận. Khi có được những thoả thuận, người ta nói rằng một giao dịch đã hoàn tất. Giao dịch là thước đo căn bản của trao đổi

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com