Tứ phủ Chầu Bà gồm những ai? Tìm hiểu Tứ Phủ Thánh Chầu?

Hầu hết các tín đồ của văn hóa tín ngưỡng Tứ Phủ đều gọi cấp bậc này là Thập nhị cung nữ. Dưới đây là bài viết về Tứ phủ Chầu Bà gồm những ai? Tìm hiểu Tứ Phủ Thánh Chầu?

1. Tứ phủ Chầu Bà gồm những ai?

Tứ phủ Chầu bà là những hầu cận đi theo Tứ phủ Thánh mẫu. Tứ phủ chầu bà bao gồm mười hai vị cai quản khắp vùng trên rừng dưới nước, khắp chốn bốn phương tám hướng trên mảnh đất Việt Nam ta. Trong hệ thống tín ngưỡng Tứ Phủ thì Tứ Phủ Thánh Chầu đứng vị trí sau Ngũ Vị Tôn Ông và đứng vị trí trên Tứ Phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ Thánh Cậu, Tứ Phủ Thánh Cô.

2. Tìm hiểu Tứ Phủ Thánh Chầu:

Hầu hết các tín đồ của văn hóa tín ngưỡng Tứ Phủ đều gọi cấp bậc này là Thập nhị cung nữ.

·        Đệ Nhất Thượng Thiên (Chầu Bà Đệ Nhất Thượng Thiên)

·        Sơn lâm nhị công tử (Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn)

·        Đệ Tam Quan Thủy Cung (Chầu Đệ Tam Thoải Phủ)

·        Tứ cận thần, Thượng thư (Chầu Đệ Tứ Khâm Sai)

·        Đệ Ngũ Quan Suối Lân (Chầu Năm Suối Lân)

·        Lục quan Lục phủ (Chầu Sáu Lục Cung)

·        Đệ Thất Kim Giao (Chầu Bảy Kim Giao)

·        Đệ bát quan Bát Nàn (Chầu Bát Nàn)

·        Đệ chín quan Cửu Giếng (Chầu Cửu Cửu Tỉnh)

·        Đệ thập quan Đồng Mỏ (Chầu Mười Đồng Mỏ)

·        Tiểu quan Bắc Lệ (Chầu Bé Bắc Lệ)

·        Quan thần địa phương của đền (Chầu Bà Bản đền Bản Cảnh)

3. Thông tin cụ thể về Tứ Phủ Thánh Chầu:

3.1 Chầu bà đệ nhất:

Tên gọi đầy đủ là:  Đệ nhất thượng thiên công chúa

Tước phong: Đệ nhất hoa nương công chúa – Đệ nhất thượng thiên công chúa

Thân thế: Bà được dân ta tương truyền là huyền hóa qua đời thứ nhất của Thánh mẫu Liễu ngụ tại Vị Nhuế, Nam Định. Người là hiện thân của vị Thánh Mẫu đệ nhất, ít khi ngự đồng. Trang phục của Bà là áo đỏ khăn hồng (đầu đội khăn buồm). Bà làm việc trong nội cung phủ Giầy.

3.2 Chầu bà đệ nhị:

Thân thế: Theo dân gian tương truyền bà là người Mán ở Đông Cuông, tên thật của bà là Lê Thị Kiệm, vợ của viên quan Hà Văn Thiên, người dân tộc Tày cai quản vùng Đông Cuông. Ngài là hóa thân của vị Thánh Mẫu đệ nhị của chúa và là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Chầu bà vào giờ Dcần ngày Mão tháng giêng cuar năm Thân. Ngày tiệc của Bà chầu là ngày mão đầu tiên của năm.

Chầu bà là cai quản 36 động sơn trang

Đền chính tại Đền Đông Cuông.

 3.3 Chầu Bà đệ tam:

Tên gọi đầy đủ là: Đệ tam thủy tinh công chúa, bà là sự hiện hóa của Mẫu đệ tam.

Đền thờ chính tại đền Rồng, đền Nước, đền Hàn ở tỉnh Thanh Hóa hoặc đền Mẫu Thoải ở tỉnh Lạng Sơn và các vùng cửa sông cửa bể.

3.4 Chầu bà đệ tứ khâm sai:

Tên gọi đầy đủ là: Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai hay còn gọi là Chầu Đệ Tứ là một vị Thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam, người đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, danh hiệu của Chầu là Chiêu Dung Công chúa, có quyền khâm sai 4 phủ.

Ngự đồng về thường mặc y phục màu vàng. Hát văn có đoạn kể về Chầu Bà như sau: “Quý hương An Thái xã danh, có Chầu Đệ Tứ hách danh phàm trần”.

Nhiệm vụ: tùy tòng hầu cận bên Thánh Mẫu tam tòa, phụ trách việc quản lý sổ sách trần gian.

Đền chính:  Chầu Bà giáng ở nhiều nơi. Hiện có 4 nơi thờ tự chính như sau: Đền Khâm Sai tại xã An Thái, nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Đền Mẫu Bát Tràng; Đền Chầu Đệ Tứ tại phường Bồ Đề quận Long Biên (nơi thờ vọng); Đền Chầu Đệ Tứ tại Hà Trung Thanh Hóa-gần dẻo Cô Bơ-Cô Tám

3.5 Chầu đệ Ngũ suối Lân ( Chầu Năm Suối Lân):

Đền thờ chính tại cửa Rừng suối Lân tỉnh Lạng sơn.

Xuất thân: bà vốn là người Nùng, sống dưới thời Lê Trung Hưng (có tài liệu cho rằng, chầu bà là công chúa và tìm đền cảnh ở Suối Lân ở lại giúp dân), chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Chầu không chỉ trấn giữ nơi này mà còn giúp dân làm ăn. Sau này, chầu hóa và hiển linh giúp dân thuần phục ác thú, trừ diệt ma quái. Theo dân gian chầu hiện hình với 12 cô hầu cận ở giữa dòng sông Hóa.

Thông thường thì chầu chỉ thường ngự trong ngày vui hoặc những ai sát căn. Tuy nhiên có đôi khi người ta thỉnh chầu về chứng ở tòa Sơn Trang.

Chầu ngự về đồng hay mặc áo màu lam (một số nơi thì người ta thường dâng áo xanh thiên hoặc màu xanh như của Chầu Đệ Nhị).       

Đền thờ Chầu Năm Suối Lân nằm cạnh bờ con sông Hóa, thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tên là Đền Suối Lân.

3.6 Chầu Lục:

Tên gọi khác: Mế lục cung nương lục cung đô thống.

Đền thờ chính tại Hữu Lũng Lạng Sơn và đền Cây Xanh tỉnh Tuyên Quang

Thân thế: Theo tương truyền bà là con gái của tù trưởng người Nùng tạic Lạng Sơn, có mẹ là công chúa nhà Trần. Chầu là hiện thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình bị giáng xuống trần gian do phạm lỗi. Sau khi mãn hạn về Thiên Đình, Ngọc Đế cho bà hiển thánh, quản lí miền non ngàn sơn trang tại rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Chầu Lục hiển ứng giúp dân.

Chầu Lục giá chầu về sang khăn cho các đồng tân lính mới, chứng đàn Sơn Trang trong nghi thức. Khi ngự đồng, chầu bà mặc áo màu chàm xanh (hoặc màu lam), khai cuông rồi múa mồi.

Đền Chầu Lục ngụ tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư.

3.7 Chầu Bảy Tân La, Chầu Bảy Kim Giao:

Thân thế:  Theo tương truyền bà là tướng của Hai Bà Trưng trú tại ở Mỏ Bạch Thái Nguyên và hóa thân tại Tân La. Chầu Bảy vốn là người Mọi, Chầu hạ sinh vào gia đình tại Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, sau này hóa thân giúp dân dẹp tan quân xâm lăng và người giúp người dân tộc làm ăn canh tác. Sau này khi về thiên, chầu được Ngọc Hoàng giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, tỉnh Thái Nguyên.

Chầu Bảy ít khi ngự đồng. Nếu có chỉ là khi về đền chính của chầu, ngài ngự đồng mặc áo màu tím hoặc màu xanh khai cuông rồi múa mồi.

3.8 Chầu Bát:

Tên gọi khác: Chầu Tám thượng ngàn hoặc Bát nàn đại tướng Đông Nhung

Thân thế: bà quê ở vùng Phượng Lâu Bạch Hạc, bà lãnh đạo khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng, khi thất thủ Chầu bà rút chạy từ Đồng Mỏ rồi về Thái Bình và trú trong chùa Tiên La. Khi bị giặc phát hiện Chầu quyết một lòng mở đường máu tử tiết ở sân chùa anh và hóa thân.

Chầu khi về đồng mặc áo vàng đầu có chít khăn củ ấu, , lưng đeo kiếm cờ khai quang múa kiếm, ra tay dấu 8 ngón.

Có tài liệu cho rằng:

Chầu sinh dưới thời nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, và tên thật  là Vũ Thị Thục Nương, con gái của thầy thuốc Vũ Chất, ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc). Gia đình họ Vũ vốn là hào phú, ông Vũ Chất từng thành tâm huy động nhân dân để tu sửa lại ngôi đền Sơn Tinh Công Chúa. Khi về đến nhà nằm mộng có tiên nữ đến xin làm con sau đó thái bà có thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh chầu bà. Sau khi lớn lên, bà tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa cùng với Hai Bà Trưng đánh quân xâm lược Đông Hán

Đền thờ Chầu bà ở rất nhiều nơi: tiêu biểu la Đền Tiên La ở thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

3.9 Chầu Cửu, Chầu Chín Cửu Tinh:

Thân thế: bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, giáng xuống đất Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, làm phúc cho dân.  Sau này khi thác hóa bà làm nhiệm vụ biên chép sổ sách bên cạnh Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Chầu bà cũng là người cai quản 9 mạch nước giếng âm dương trên vùng đất Thanh. Cũng có quan niệm nói bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay tài liệu khác ghi là Chầu Quỳnh) ở Thiên Cung, hạ phàm xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.

Đền chính của bà là: Đền Rồng, tỉnh Thanh Hóa và Đền Nam Định. Nhưng ngôi đền là đền chính của chầu là Đền Cô Chín Sòng Sơn ở huyện Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

3.10 Chầu mười Đồng Mỏ:

Tên  gọi khác của Chầu bà là: Mỏ Ba công chúa

Thân thế của Chầu Mười Đồng Mỏ là người con gái tù trưởng ở vùng đất Đồng Mỏ. Khi còn là người trần thế Chầu giỏi võ và kiếm cung, đến khi vua Lê Thái Tổ ra lệnh hiệu triệu toàn dân đánh giặc, Bà đã chiêu binh giúp sức triều đình. Sau khi giặc bị đánh tan triều đình phong công. Bà giúp dân và đến mùa thu Chầu mãn hạn về trời được Ngọc Hoàng sắc phong Khâm sai bốn phủ  là một trong những vị Chầu tối linh, thiêng liêng được nhân dân và con nhang khắp nơi phụng sự loan giá.

Chầu về ngự áo màu vàng khăn đội đầu chữ nhân, lưng đeo kiếm cờ múa kiếm múa cờ ngự đồng loan giá phán, ra tay dấu 10 ngón.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com