Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Đông Nam Á?

Trong lịch sử, do vị trí địa lí đặc biệt, Đông Nam Á đã sớm có sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Cùng tìm hiểu xem văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc có những ảnh hưởng như thế nào đối với các nước Đông Nam Á

1. Khái quát về văn hóa Ấn Độ:

– Đề cao tôn giáo, tín ngưỡng:

Hiến pháp Ấn Độ công nhận tôn giáo là một quyền cơ bản, công dân được tự do theo bất cứ tôn giáo, tín ngưỡng nào họ muốn. Các tôn giáo phổ biến ở đây là Phật giáo, Ấn Độ giáo (hay Hindu giáo), Sikh giáo, Hồi giáo, Kito giáo. Trong đó, đạo Hindu (Ấn Độ giáo) – tôn thờ một vị thần duy nhất Brahman và tin vào luân hồi, nghiệp báo; Hồi giáo (đạo Islam) – tuân theo lời giảng của thánh Allah được truyền đạt qua sứ giả Muhammad; Cơ Đốc giáo (đạo Kito) – tôn thờ một Đức Chúa Trời duy nhất với 3 ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần;…. Ngoài ra, người  Ấn Độ còn tôn thờ một số tôn giáo khác như Jainism, Zoroastrianism,…

– Do là cái nôi của nhiều tôn giáo, mỗi một tôn giáo lại có những dịp lễ đặc trưng riêng nên Ấn Độ là quốc gia có sự đa dạng, phong phú và nhiều lễ hội nhất trên thế giới. Một số lễ hội nổi tiếng được biết đến như Holi Festival (lễ hội màu sắc), Diwali Festival (lễ hội ánh sáng), lễ hội gió mùa, lễ hội Bonalu, lễ hội Ugadi, lễ hội Ganesh Chaturthi,…

– Là một trong những nơi có nền văn học cổ nhất thế giới.  Ấn Độ đã có 22 ngôn ngữ được công nhận chính thức, và nhiều nền văn học khác nhau đã được viết bằng nhiều thứ tiếng trong quá khứ

– Có hệ thống chữ viết phức tạp: có 5 chữ viết được coi là chữ quốc gia trong đó có tiếng Anh. Các nhánh được phát triển từ chữ Kharôthi, chữ Brathmi, chữ Pali, chữ Sancrit chiếm khoảng 32 loại chữ viết ở Ấn Độ. Chữ viết tương đối phổ biến đến ngày nay của Ấn là chữ Hindi.

– Ấn Độ là một trong những nước tiêu biểu trên thế giới có nhiều công trình với lối kiến trúc đặc biệt, đặc sắc. Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Đặc biệt, ngoài vẻ đẹp sa hoa, lộng lẫy, nguy nga và tráng lệ, các công trình kiến trúc này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp và văn hóa của người Ấn Độ. Những công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn hóa Ấn Độ phải kể đến là Taj Mahai, các công trình kiến trúc Mogul và kiến trúc Nam Ấn. Đây là những kiến trúc có sự pha trộn giữa các truyền thống bản địa cổ xưa với các phong cách nhập ngoại,….

2. Khái quát về văn hóa Trung Quốc:

Là một cái nôi và ngôi nhà của một loạt các tôn giáo lâu đời nhất, truyền thống triết học của thế giới: Nho giáo và Đạo giáo, sau đó được Phật giáo gia nhập, tạo thành “tam giáo” đã định hình văn hóa Trung Quốc. Trong đó, tôn giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến là Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường, Đạo giáo là tôn giáo đặc thù Trung Quốc. Ngoài ra còn có Kitô giáo và Hồi giáo đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7.

Về chữ viết, chữ Hán hay còn gọi là Hán tự là chữ Trung Quốc. Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại: Chữ Hán cổ (phồn thể) và chữ Hán hiện đại (chữ giản thể). Đây là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc sau đó đã du nhập vào các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm với kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là các tác phẩm của Khổng Tử.

Về kiến trúc, Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Vạn Lý Trường Thành, các công trình kiến trúc hoàng cung (Tử Cấm Thành, Quảng trường Thiên An Môn, Di Hòa Viên), các công trình kiến trúc Phật tự (Chùa Bạch Mã, Thiếu Lâm Tự), Công trình kiến trúc lăng mộ (Lăng mộ Tần Thủy Hoàng),….

2. Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến Đông Nam Á? 

2.1. Lĩnh vực tôn giáo – tín ngưỡng:

Ở các nước Đông Nam Á, tôn giáo chủ yếu được ngoại nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc. Từ trước CN đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn truyền giáo với thành tựu là đã xác lập Ấn Độ giáo, Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo tại các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi loại hình tôn giáo ở từng địa phương cụ thể lại thế tục hóa, bản địa hóa để tạo ra diện mạo mới cho phù hợp với đời sống văn hóa ở quê hương mới. Có thể thấy: Philippines là quốc gia Kitô giáo duy nhất tại châu Á; dân số tín đồ Islam tại Indonesia đông nhất thế giới; Phật giáo Nam tông tại Campuchia, Lào, Myanmar rất nổi bật.

Ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ 

Ảnh hưởng thông qua con đường truyền giáo và thương mại, với sự hiện diện của 2 tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật Giáo. Ngoài ra còn có Đạo Islam:

– Thông qua những cuộc trao đổi thương mại, Ấn Độ giáo truyền vào các nước Đông Nam Á, khi đã hoàn chỉnh là một tôn giáo mới, tiếp thu gần như trọn vẹn và nâng cao hệ thống kinh sách của đạo Brahma. Khi một bộ phận cư dân không nhỏ ở các nước Đông Nam Á đã lấy Ấn Độ giáo làm quốc giáo. Ngay từ thế kỷ VII, những ảnh hưởng này được thấy rõ nơi các vùng trồng lúa ở Myanmar hiện nay, Thái Lan, Campuchia, trung bộ Việt Nam, Java, và Bali, nơi mà các xã hội địa phương đang được tổ chức thành những đơn vị lớn hơn. Tuy nhiên một vài khía cạnh của đạo Hindu (ví dụ như đẳng cấp) đã không bao giờ được áp dụng, ngoại trừ một vài hình thái đã được biến đổi.

Ngày nay, dấu tích rõ rệt của tư tưởng Ấn Độ được phát hiện tại nhiều đền thờ, tiêu biểu là những ngôi đền ở Angkor, thủ đô người Khmer, được xây cất hồi thế kỷ IX, tượng trưng cho ngọn núi của vũ trụ, và được dâng kính các thần của Hindu mà nhà vua có liên hệ.

– Phật giáo, từ Ấn Độ qua các con đường khác nhau truyền bá vào Đông Nam Á từ TK III TCN và trở thành quốc giáo, gắn bó với đời sống chính trị-xã hội ở một số nước Đông Nam Á: vào thế kì VIII-XIV, Phật giáo xác lập vị trí quốc giáo tại Thái Lan (lúc đó là Sukhothai) và Việt Nam (lúc đó là Đại Việt). Mcajw dù sau thế kỉ XIV, tại Việt Nam, Phật giáo không còn là quốc giáo nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống nơi đây.

– Đạo Islam có ảnh hưởng sâu sắc tới một số vùng Đông Nam Á như Philippines, Borneo, và miền Bắc đảo Java. Đạo Islam không đến Đông Nam Á cách trực tiếp từ Trung Đông (mạn Tây của châu Á), nhưng nhờ những chuyến đi buôn xuyên qua Ấn Độ, nơi mà tôn giáo này đã được thích nghi với xã hội địa phương chịu ảnh hưởng của đạo Hindu. Công cuộc Islam-hóa đã diễn ra nhanh chóng ở vùng đảo Đông Nam Á vào giữa thế kỷ XV, nhưng không bành trướng ở vùng lục địa, nơi mà Phật giáo và Khổng giáo đã có ảnh hưởng mạnh.

Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc:

Văn hóa Trung quốc ảnh hưởng nhiều nhất đến văn hóa các nước Đông Nam Á ở các tư tưởng Nho giáo, rõ nhất là ảnh hưởng lên Việt Nam. Văn hóa Việt Nam suốt nghìn năm Bắc thuộc và phong kiến chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, điển hình là Nho giáo. Đây là tôn giáo chi phối lớn đến đời sống nước ta từ văn chương, chữ viết đến hệ thống thi cử, các mối quan hệ và thiết chế xã hội.

2.2. Lĩnh vực chữ viết:

Trên cơ sở chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nước Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào đều đang sử dụng tiếng Sanskrit. Đây vốn không phải là ngôn ngữ do họ tự sáng tạo ra mà được vay mượn từ tiếng Ấn Độ. Từ chữ Sanskrit, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam vì nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc) sáng tạo ra ngôn ngữ của nước mình. Ví dụ: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ (dựa trên chữ Phạn); Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ.

Chữ Hán, bắt nguồn từ Trung Quốc, ngay từ thế kỉ X đã là chữ viết thông dụng ở Việt Nam. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, người phương Tây tiến về phương Đông, đặc biệt thực dân Pháp sau khi xâm nhập Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực dân, đã cưỡng chế phổ cập tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, bài xích Hán văn. Tuy vậy, Hán văn vẫn được nhân dân Việt Nam ưa thích.

2.3. Lĩnh vực văn học:

Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ  sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta (một trong hai tác phẩm sử thi nổi tiếng nhất Ấn Độ, là bản trường ca gồm có 200.000 câu thơ riêng lẻ) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….; và Ra-ma-y-a-na (sử thi cổ viết theo thể trường ca bằng tiếng Sanskrit).

Hệ thống văn chương của Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Việt Nam ở nhiều măt: thể loại, chất liệu văn học…

2.4. Lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc:

Lối kiến trúc, điêu khắc và các công trình nghệ thuật của Ấn Độ ảnh hưởng đến Đông Nam Á. Hầu hết các công trình của mọi nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar,… đều có mục đích tôn giáo, thờ một vị thần cai trị nào đó. Ở kiến trúc Phật giáo có mái vòm hình tròn, chiếc bát úp, hình dáng thấp. Kiến trúc Hindu luôn chia làm nhiều tầng với tầng đỉnh tháp nhọn, trang trí phía ngoài là những bức phù điêu. Dễ thấy các mảng phù điêu, mô típ điêu khắc chạm trổ, mái ngói, cách trang trí, màu sắc,… ở các nước Đông Nam Á đều mang đậm dấu ấn Ấn Độ. Một số công trình nổi bật như tháp Chàm, Angkor Wat, Pagan, Borobudur,… Kiến trúc Islam lại nổi tiếng với những ô hình hình vòm thay vì hình vuông như thông thường. Mái ở những công trình này cũng được bo tròn và đặc biệt nhất là sân luôn luôn rộng.

Ở Trung Quốc điêu khắc nổi tiếng với những pho tượng Phật đã du nhập vào văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, các khía cạnh như trang phục, ẩm thực,… Đông Nam Á cũng ảnh hưởng nhiều bởi hai nền văn hóa lâu đời này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com