Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya

Dàn ý bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya? Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya hay và chọn lọc? Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya ngắn gọn và điểm cao nhất?

Nhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những lưu ý hữu ích và mẫu bài luận hay để thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya.

1. Dàn ý bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya:

Mở bài:

Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề cần bàn luận: làm thế nào để người khác từ bỏ thói quen thức khuya loại bỏ thói quen thức khuya.

Thân bài: Trong phần này, các bạn cần nêu ra những nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya, từ đó nêu ra tác hại và cách khắc phục thói quen xấu này.

Nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya:

– Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Thức đến rạng sáng hoặc sáng để lướt web, Facebook, tik tok, chơi game…

– Tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý: học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya (trong khi buổi sáng thì dậy muộn và dành nhiều thời gian để chơi).

– Tâm sự với bạn bè đêm khuya/chơi bời, tụ tập thông đêm. 

– Mất ngủ do căng thẳng, stress,…

Tác hại của thức khuya:

– Đau đầu và suy giảm trí nhớ, hệ tiêu hoá.

– Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

– Rối loạn nội tiết: làn da của bạn xuất hiện nhiều mụn, da bị sạm, rụng tóc,…

– Sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ rơi vào tình trạng buồn ngủ, uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập của chúng ta.

Cách khắc phục thói quen thức khuya:

– Thư giãn trước khi đi ngủ

– Uống nước ấm, đánh răng bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

– Đọc sách hay học bài vào buổi sáng sớm bởi lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất.

Kết bài: Khẳng định lợi ích của việc ngủ sớm và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được thói quen xấu đó.

2. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya hay:

Chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe con người như thế nào, nó ảnh hưởng trực tiếp tới về thể chất lẫn tinh thần của ta. Tuy nhiên, chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường thờ ơ hoặc ít để ý đến những tác hại mà thức khuya mang lại.

Nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya là thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Thức đến rạng sáng hoặc sáng để lướt web, Facebook, tik tok, chơi game… Điều này không tốt chút nào. Có bạn thì lại tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý, dẫn đến việc học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya (trong khi buổi sáng thì dậy muộn và dành nhiều thời gian để chơi). Một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng thức khuya, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc đó là dành thời gian để tâm sự với bạn bè đêm khuya, mất ngủ do căng thẳng, stress,… Các nghiên cứu chỉ ra rằng thức khuya có rất nhiều những hậu quả, chúng thường không xuất hiện ngay lập tức mà tích tụ dần dần khiến chúng ta không kịp đề phòng. Chóng mặt là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ. Nặng hơn là đau đầu và suy giảm trí nhớ. Điều này dẫn đến việc sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ rơi vào tình trạng buồn ngủ, uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Và nó gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập của chúng ta. Nếu tình trạng thức khuya  vẫn tiếp diễn có thể gây ra rối loạn tâm thần như trầm cảm. Thức khuya còn gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến bạn rất dễ bị ốm, song song với đó là chứng rối loạn nội tiết khiến làn da của bạn xuất hiện nhiều mụn, da bị sạm, rụng tóc,… Hãy nhớ rằng buổi tối là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau một ngày dài vất vả, mệt mỏi. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Để khắc phục thói quen xấu này, chúng ta nên thực hiện những biện pháp hữu ích sau đây. Tốt nhất là bạn nên đi ngủ lúc 10 giờ hoặc muộn nhất là 11 giờ. Đồng thời tránh sử dụng thiết bị điện tử trên giường ngủ hay bật đèn phòng ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm, đánh răng bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn nên đọc sách hay học bài vào buổi sáng sớm bởi lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất, tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn.

Tóm lại, ngủ sớm giúp ích rất nhiều cho cơ thể của chúng ta nên chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp để từ bỏ thói quen thức khuya. 

3. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya chọn lọc:

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và năng lượng làm việc cho ngày hôm sau. Dù vậy, không phải ai cùng đều dễ dàng làm được điều này. Dường như, thói quen thức khuya đã dần đi sâu vào lối sống của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. 

Trước khi giải quyết một vấn đề, ta cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Trước hết, một trong những nguyên nhân chính của thói quen thức khuya là lối sống sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: lướt web, Facebook, tik tok, chơi game… Ngoài ra, có một số bạn tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý: buổi sáng thì dậy muộn và dành nhiều thời gian để chơi, dẫn đến tình trạng  học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya “nước đến chân mới nhảy”. Thức khuya cũng là kết quả tất yếu của những câu chuyện tâm sự với bạn bè đêm khuya không hồi kết, do căng thẳng, stress,áp lực kéo dài cũng khiến bạn mất ngủ và thức khuya. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thức khuya có rất nhiều những hậu quả, chúng thường không xuất hiện ngay lập tức mà tích tụ dần dần khiến chúng ta không kịp đề phòng. Chóng mặt, đau đầu và suy giảm trí nhớ là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên thức khuya. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi nội tiết tố bị rối loạn gây ra tình trạng rụng tóc, da sạm, mọc mụn,… Để khắc phục thói quen xấu này, chúng ta nên thực hiện những biện pháp hữu ích sau đây. Hạn chế mặc quần áo bó sát người bởi quần áo ôm sát người sẽ khiến bạn cảm thấy bị gò bó, khó chịu khi ngủ. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm. Buổi sáng sớm nên là thời gian bạn dành cho học bài và đọc sách bởi đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất là vào buổi sớm, tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng hơn. 

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen tiêu cực này. Tất nhiên sẽ mất khoảng thời gian nhất định để ta bắt nhịp với một thói quen mới nhưng tôi tin rằng bạn sẽ làm được. 

4. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya ngắn gọn nhất:

Hiện nay, có không ít người lựa cuộc sống về đêm “cú đêm”. Và theo thời gian, họ tự tạo cho bản thân thói quen thức khuya. Rõ ràng, đây là một thói quen xấu cần thay đổi ngay từ bây giờ. 

Họ thức đến hai, ba giờ sáng mải mê với thiết bị điện tử  mà không màng đến thời gian. Ngoài ra, có không ít trường hợp rủ rê bạn bè tụ họp, chơi bời từ đêm đến sáng. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thói quen đi ngủ muộn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực cho con người. Họ thường xuyên bị đau đầu, cận thị, trí nhớ suy giảm,… Song song với đó là chứng rối loạn nội tiết khiến làn da của bạn xuất hiện nhiều mụn, da bị sạm, rụng tóc,… và sự yếu đi của hệ miễn dịch. Do đó, bắt đầu từ bây giờ, mỗi người cần học cách loại bỏ thói quen xấu này. Bạn cần phải sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lý bằng cách hoàn thiện công việc ngay trong ngày. Chúng ta cũng có thể cài báo thức nhắc nhở giờ đi ngủ ngay trên điện thoại.

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen tiêu cực này. Hãy nhớ rằng ngủ sớm sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. 

5. Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya điểm cao nhất:

Có thể nói, ngủ sớm sẽ giúp con người luôn có trạng thái tinh thần và thể chất ở mức tốt. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, mỗi chúng ta hãy có cái nhìn đúng đắn và loại bỏ thói quen thức khuya.

Nguyên nhân phổ biến ở người hay thức khuya là bạn bị cuốn theo các thiết bị điện tử và ứng dụng online trước khi ngủ như: web, Facebook, tik tok, chơi game… Ngoài ra, có một số bạn tham kiến thức hoặc không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý dẫn đến công việc bị dồn lại vào buổi tối. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến bạn mất ngủ và thức khuya là những căng thẳng, stress, áp lực mà bạn phải chịu đựng trong một thời gian dài. Chóng mặt, đau đầu và suy giảm trí nhớ là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở người thường xuyên thức khuya. Nó đã làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Nếu tình trạng đi ngủ muộn kéo dài, cơ thể của bạn sẽ có khả năng không chịu nổi và bị suy nhược. Do đó, bắt đầu từ bây giờ, mỗi người cần học cách loại bỏ thói quen xấu này. Bạn cần phải sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lý bằng cách hoàn thiện công việc ngay trong buổi sáng và buổi chiều – đừng để lượng công việc khổng lồ bị dồn vào buổi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ngủ trưa quá nhiều để tránh việc buổi tối không buồn ngủ. Bạn cũng có thể giảm căng thẳng trước khi ngủ bằng cách thư giãn cơ thể qua việc đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay uống nước ấm. 

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Và việc cần làm ngay lúc này là duy trì thói quen ngủ sớm – đây là thói quen rất tốt cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com