Bài ca dao công cha như núi ngất trời vốn đã trở thành những câu ca quen thuộc với mỗi chúng ta và đây cũng là đề tài trong nhiều kì thi văn học. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn phân tích câu ca dao này.
1. Đoạn văn cảm nhận bài ca dao công cha như núi ngất trời hay nhất:
Chắc hẳn, mỗi chúng ta đều lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, và những câu ca quen thuộc:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao trên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trước hết, tác giả đã mượn những hình ảnh thiên nhiên thân thuộc: “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Từ đó, chúng ta mới hiểu được hết công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ. “Công cha” so với “núi ngất trời” là khẳng định sự lớn lao, hùng vĩ, cao cả của cha, “nghĩa mẹ” so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào yêu thương của tình mẫu tử. Từ đó, bài ca dao muốn nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chín chữ cù lao được gợi nhắc bao gồm: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu ca dao răn dạy chúng ta, để nuôi lớn một đứa trẻ, cha mẹ đã phải vất vả đến nhường nào, chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ của mình.
2. Đoạn văn cảm nhận bài ca dao công cha như núi ngất trời ý nghĩa nhất:
Công cha như núi ngất trời
Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Mỗi chúng ta, ai sinh ra được may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ, những người đã có công sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là vô cùng to lớn. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhớ về công lao của cha mẹ to lớn ấy và bổn phận làm con cái. Cái hay trong cách nói trên là so sánh công của cha “cao như núi ngất trời”, tình nghĩa của mẹ “rộng như nước” ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng được so sánh với cái cụ thể, “Núi cao” “biển rộng” giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hình ảnh thân quen là “núi” và “biển” để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. Cách dùng thành ngữ “cù lao chín chữ” kín đáo về thể hiện sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của mỗi chúng ta. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ và trăn trở trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam
3. Đoạn văn cảm nhận bài ca dao công cha như núi ngất trời 10 điểm:
Công cha như núi ngất trời
Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với con cái. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ, đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái hữu hình, cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời ” là khẳng định sự lớn lao, to lớn sừng sững, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông ” là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình, còn người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, khi kết lại bài ca dao, tác giả dân gian không quên nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên tha thiết thể hiện tình cảm, nỗi lòng mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành, và hơn thế nó đã định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
4. Đoạn văn cảm nhận bài ca dao công cha như núi ngất trời ấn tượng nhất:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao dân gian được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, dịu mến để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên – đó là “núi” non , “biển” cả để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải, trong khi đó, người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, sinh con và chăm sóc đứa con từng ngày, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Thành ngữ “cù lao chín chữ” gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Từ đó, câu ca dao đã dăn dạy chúng ta về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề và nhắc nhở về nghĩa vụ làm con cái cần yêu mến, hiếu thảo với cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc, người nghe mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.
5. Đoạn văn cảm nhận bài ca dao công cha như núi ngất trời phổ biến nhất:
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm và nghĩa vụ làm người, về công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Một trong số ấy là những câu ca dao mà mẹ thường ru mỗi buổi trưa hè khi tôi còn chậm chững biết đi:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ “ru” đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, tác giả dân gian đã khéo léo sáng tạo ra những bài ca ru, vừa là những câu tục ngữ thành ngữ quen thuộc, nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống có trách nhiệm. Lời ru của mẹ càng ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thía bấy nhiêu.
Chắc ai trong chúng ta, nếu may mắn được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi chúng ta được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, săn bóc và bảo ban ta từng ngày. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó, bằng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc “núi ngất trời” và “biển rộng mếnh mông” để nói đến công ơn đấng sinh thành. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, sự bất diệt và sự cao lớn, bao la, vĩ đại của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha, nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hoà làm không gian bỗng trải ra bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được tác giả lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như “công cha nghĩa mẹ” không thể nào đong đếm được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy bốn câu ca dao càng làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Thêm nữa, thể thơ lục bát khiến những câu thơ dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng trở nên sâu sắc hơn.
Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng hiện rõ và nồng cháy, tác giả dân gian đã khéo léo kết hợp với thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thía một bài học lớn lao. Chín chữ là những chữ: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bốn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với chúng ta, những người làm con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu hơn và thầm cảm ơn công ơn sinh thành của bố mẹ, những người đã ngày ngày bên cạnh em, lo lắng, chăm sóc và bảo vệ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để có thể đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Bốn câu ca dao trên cũng gợi em nhớ đến những lời bài hát:
Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con…
Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.