Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa

Giới thiệu
về nhà thơ Xuân Quỳnh? Tác phẩm Tiếng gà trưa? Dàn ý nêu cảm nghĩ về người bà
trong bài Tiếng gà trưa? Bài văn mẫu số nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng
gà trưa? Một số đề bài về bài thơ Tiếng gà trưa?

Thơ trong Xuân Quỳnh là những câu thơ  được nảy sinh ra từ chính những đời sống bình thường, dân dã của tác giả và biểu hiện tiêu biểu có thể kể đến qua Bài thơ Tiếng gà trưa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa.

1. Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh:

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê tại xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay là Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.  Xuân Quỳnh lớn lên bên cạnh bà nội do bố hay đi công tác xa gia đình.

Chủ đề chính trong thơ của Xuân Quỳnh hướng về nội tâm cá nhân nhưng không rời xa với đời sống.Thơ của bà chính là đời sống của chính tác giả trong thời kì đất nước chiến tranh, nghèo đói, đó là cuộc sống lo toan cơm áo gạo tiền của những người phụ nữ. Điều tạo nên nét riêng trong thơ của Xuân Quỳnh với các nhà thơ khác cùng thời là khía cạnh nội tâm. Thơ của họ thiên về phản ánh xã hội, tâm trạng của tác hòa chung với nỗi vui buồn của xã hội. Còn với thơ trong Xuân Quỳnh thì lại khác biệt, những câu thơ của bà nảy sinh ra từ chính những đời sống bình thường, dân dã của tác giả.

Sự khác biệt còn thể hiện ở những câu thơ giàu tình cảm, tinh tế nhưng phía sau ấy là tư tưởng, suy nghĩ có tính khái quát chung và triết lý được sản sinh từ đời sống.

Tác phẩm chính của nhà thơ Xuân Quỳnh có thể kể đến: Tơ tằm – Chồi ; Gió Lào, cát trắng – 1974;

Tập thơ Lời ru trên mặt đất, 1978; Cây trong phố – Chờ trăng, in chung phần Chờ trăng, 1981; Tự hát – 1984; Sân ga chiều em đi – 1984; Thơ Xuân Quỳnh – 1992, 1994; Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ 1994; Bầu trời trong quả trứng, 1982, 32 thơ + 16 văn; Chú gấu trong vòng đu quay – Tập truyện; Bến tàu trong thành phố –1984; Vẫn có ông trăng khác –1986…

2. Tác phẩm Tiếng gà trưa:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Trong gia đoạn đầu của cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước

– Xuất xứ bài thơ được In trong tập thơ mang tên”Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm”

– Thể loại thơ: Ngũ ngôn với đặc điểm tiêu biểu:

  • Lấy cảm hứng từ thơ ca dân gian
  • Một bài thơ có nhiều khổ thơ được phân tách nhau.
  • Một câu: thường có 5 tiếng
  • Cách gieo vần uyển chuyển và linh hoạt.
  • Nhịp thơ thay đổi theo cảm xúc của tác giả lúc thì 3/2; lúc lại 2/3; và có khi là 1/2/2

– Bố cục của bài thơ:

  • Phần 1 (gồm có 7 câu đầu): Thời gian là hiện tại khi tiếng gà cất lên trong tâm trí người lính trên đường đi hành quân
  • Phần (gồm có 26 câu tiếp): Thời gian được gợi nhắc về quá khứ thông qua tiếng gà gọi về những kỉ niệm thời tuổi thơ  của người lính cụ Hồ.
  • Phần 3 (là khổ cuối): Thời gian Hiện tại và tương lai xen lẫn nhau trong  tiếng gà  đang giục giã , tiếp thêm sức mạnh, tinh thần chiến đấu vì tổ quốc của người bộ đội

3. Dàn ý nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa:

3.1 Mở bài:

trên cơ sở những thông tin đã cung cấp giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

Nêu nội dung đề bài yêu cầu phân tích: nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa

3.2 Thân bài:

Trên cung đường hành quân đi chiến đấu, tiếng gà vang vọng ở đâu đó đã gợi lên nỗi nhớ bà da trong lòng người lính cụ Hồ

Những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với việc bên bà thân yêu:

– Hình ảnh bà tần tảo sớm hôm chăm lo cho cháu:

“Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu”

– Bà luôn dành cho người cháu sự ấm áp và tình yêu thương bao la rộng lớn nhất:

“Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

– Bà lo lắng, những quan tâm  đến những điều nhỏ nhặt nhất:

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!”

– Với người lính, bóng dáng bà là niềm thương, là nỗi nhớ, bóng dáng bà luôn theo dõi cháu trên mỗi cung đường và hành trình chiến đấu vì Tổ quốc.

– Bà là mục đích cho lòng quyết tâm chiến đấu giành chiến thắng cuối cùng của cháu. Vì những ngày luôn được hạnh phúc cạnh bên bà cháu cố gắng hết mình mang lại độc lập hòa bình cho đất nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

 3.3 Kết bài:

Nhấn mạnh lại tình cảm của người bà với đứa cháu bé nhỏ của mình

Nêu cảm nghĩ cá nhân đối với bài thơ

4. Bài văn mẫu số nêu cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa:

Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ luôn hướng về nội tâm cá nhân nhưng không rời xa với đời sống để khắc học những nét vẽ giản dị mộc mạc về những tình cảm cá nhân nhưng lại mang tính trừu tượng sâu sắc. Trong đó có thể kể đến bài thơ Tiếng gà trưa được in trong tập thơ mang tên”Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm” là những dòng tình cảm chân thật của người bà luôn tần tảo sớm hôm với đứa cháu bé nhỏ của mình.

Mở đầu tác phẩm tác giả nêu lên khoảng thời gian hiện tại với âm thanh tiếng gà trưa đã phá vỡ sự tĩnh lặng của không gian trời đất, làm cho ánh nắng cũng trở nên rực rỡ hơn;  nhưng là lại thanh hưởng có thể làm dịu đi những vất vả trên chặng đường hành quân xa của người lính trẻ tuổi. Và điều đặc biệt hơn là tiếng gà trưa ấy đã gợi dậy, khiến cho những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ mà yên bình như đang được ùa về:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Dù năm tháng có xa cách bao nhiều đi chăng nữa, những kí ức về tuổi thơ của người bộ đội với tiếng gọi của đàn gà đang nhảy ổ vẫn còn vẹn nguyên: nào là con gà mái mơ, nào là con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và đáng trân quý ấy gắn liên với hình ảnh người bà luôn chắt chịu từng chút một để lo cho cháu:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Bà là người luôn ở bên dạy dỗ cháu, lời bảo ban nhắc nhở và có đôi phần mắng yêu thương của bà nồng nàn thấm đượm tình thương dành cho cháu. Cụm danh từ “tiếng gà trưa” đã gợi nhắc về kỉ niệm ngày xưa làm anh chiến sĩ vô cùng xúc động: khi còn nhỏ vì tò mò nên đã lén xem trộm gà đẻ để rồi bị bà mắng sẽ bị lang mặt. Lúc đó cậu bé còn ngây thơ cứ ngỡ như lời nói sẽ trở thành sự thật nên vội về nhà lấy gương soi mặt. Trong câu thơ tác giả đã khéo léo nhắc đến câu chuyện dân gian hài hước của cha ông ta. Trong dân gian xưa người ta lưu truyền rằng nếu mà nhìn gà mái đẻ sẽ bị bệnh lang mặt. Đây là bệnh khiến da mặt có những đám trắng loang lổ do một thứ nấm gây ra. Quả là tài tình và thu hút khi tác giả nhắc đến chi tiết này vừa thể hiện sự vui vẻ hài hước của người bà muốn trêu đùa đứa cháu của mình. Đó là những kỉ niệm vui trong cuộc sống đời thường từ đó để lại dấu ấn sâu sắc trong ta nhưng lòng anh chiến sĩ để bây giờ khi nhớ về vẫn thấy bồi hồi xao xuyến. Bên cạnh kỉ niệm có thể khiến ta mỉm cười khi nhớ lại trênc, anh chiến sĩ làm sao quên được tình yêu thương ân cần, đùm bọc của bà:

“Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp”

Chính tiếng gà trưa khiến anh chiến sĩ nhớ về bàn tay thô ráp và nhăn nheo của bà đang tỉ mỉ lom khom soi, đếm từng quả trứng hồng mà gà mới đẻ. Và thương nhất là những lúc thời tiết khắc nghiệt trời đầy sương muối, vô cùng lạnh lẽo mà bà mong ước cho đàn gà luôn được khỏe mạnh để đến cuối năm bà có thể bán gà lấy tiền muad sắm quần áo mới đứa cháy nhỏ đi vui xuân:

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Hình ảnh bà được miêu tả gắn liền với thời tiết sương muối càng làm người chiến sĩ và đọc giả thấy thương người bà tần tảo sớm hôm. Sương muối ấy là cái sương vào mùa đông kết thành những hạt băng trắng xoá phủ trên kín trên mặt đất cây cỏ, trông như hạt muối thật, chỉ xuất hiện khi thời tiết trở nên vô cùng lạnh giá và có hại cho cây cối và loài vật. Bà thì lo cho đàn gà còn bây giờ cháu nghĩ lại thì thấy thương bà vô cùng.

Yêu bà là thế nên anh chiến sĩ cụ Hồ lại càng cố gắng chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc, giành cho lại yên bình quê hương xóm làng yêu dấu:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Bà ơi! cũng vì bà”

Đúng như lí tưởng của anh chiến sĩ ấy mỗi người Việt Nam khi cầm vũ khí lên chiến đấu đều chỉ vì người mẹ, người cha, người bà, người con,… người thân yêu quý của họ. Qua bài thơ Tiếng gọi trưa người đọc không chỉ cảm nhận được tình cảm của riêng anh lính cụ Hồ ấy mà còn là tình cảm chân thật và sâu sắc nhất của mỗi người quân nhân với gia đình, tổ quốc.

5. Một số đề bài về bài thơ Tiếng gà trưa:

Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Phân tích tình cảm bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

Thông qua việc phân tích tác phẩm Tiếng gà Trưa hãy chứng minh những câu thơ của Xuân Quỳnh đều nảy sinh ra từ chính những đời sống bình thường, dân dã của tác giả.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com