Bếp lửa là một hình ảnh thân thuộc, một cảm xúc gần gũi, giản dị và ấm áp như tình cảm thương yêu trong gia đình. Với lời thơ giản dị, gần gũi dường như người đọc có thể cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, nồng đượm như bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa hay nhất:
Bếp lửa là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc đối với mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh bếp lửa gợi nên tình cảm ấm áp của gia đình và đôi bàn tay tần tảo sớm hôm của người mẹ, người bà. Đặc biệt hình ảnh bếp lửa càng trở nên rất gần gũi, ấm áp, thân thiết đối với những người con của nông thôn phải rời xa quê nhà. Hình ảnh chiếc bếp lửa hồng nồng đượm, nhóm đầy tình yêu thương, luôn gợi nhớ về những kỉ niệm yêu thương của người cháu khi được sống trong vòng tay dang rộng của người bà để an ủi, vỗ về đưa người cháu trở về với tuổi thơ đẹp nhất của cuộc đời. Bếp lửa thiêng liêng ấy vẫn luôn âm ỉ cháy mãi, sưởi ấm tâm hồn và nuôi dưỡng tình yêu quê hương thắm thiết trong lòng người cháu, đó chính là hình ảnh bếp lửa ấy vẫn luôn ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng, nồng thắm. Hình ảnh chiếc bếp lửa trong bài thơ đó chính là biểu tượng của cội nguồn gia đình, của quê hương, của đất nước. Bếp lửa ấy cũng chính là những gì thân thiết, gần gũi trong tuổi thơ của mỗi người trong đó có tác giả và nó có sức mạnh để nâng đỡ tâm hồn mỗi con người, góp phần toả sáng trong suốt hành trình trưởng thành dài rộng nhiều chông gai của cuộc đời. Nói tóm lại, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ đó chính là ngọn lửa của tình yêu thương không bao giờ phai tàn đồng thời bếp lửa là một hình ảnh nghệ thuật vô cùng độc đáo của tác phẩm.
2. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ý nghĩa nhất:
Trong bài thơ Bếp Lửa của tác giả Bằng Việt, hình ảnh bếp lửa chính là một hình ảnh thơ đẹp, giản dị và rất đỗi thiêng liêng. Bếp lửa là hình ảnh gắn liền với người bà, người mẹ với đôi bàn tay tần tảo sớm hôm. Hình ảnh bếp lửa ấy chính là cả tuổi thơ về những kỉ niệm trong lòng người cháu. Bếp lửa gắn liền với những buổi sương sớm, gắn liền với những tình yêu thương và hơn hết gắn liền cả những ngày tháng cơ cực của bố mẹ nơi chiến trường khốc liệt, bên cháu chỉ có tình yêu thương của người bà và bếp lửa. Kí ức trong lòng người cháu có phần thương đau bởi gắn liền với mùi hương khói cay của ngọn lửa, gắn liền sự thiếu tình yêu thương của bố mẹ và gắn với những ngày tháng xa quê nhà. Bù đắp sự thiếu vắng đó, người cháu lại được sống trong tình yêu thương to lớn của bà luôn dành cho cháu, cùng bà nhóm lên những ngọn lửa, được nghe những tiếng tu hú kêu. Cho dù bếp lửa ấy có trải qua những tháng ngày gian khó, cơ cực, nghèo đói nhưng vẫn đong đầy ấm áp tình yêu thương. Hình ảnh bếp lửa luôn là nơi sưởi ấm tình yêu thương của bà và sưởi ấm cả niềm tin trong lòng cháu. Sử dụng điệp từ “một ngọn lửa”, “một bếp lửa” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ như là một sự khẳng định dòng cảm xúc xuyên suốt trong lòng tác giả. Bếp lửa chính là sự vất vả, hi sinh của người bà nhưng đã làm nên tình yêu thương to lớn dành cho người cháu. Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh thuân thuộc đối với làng quê mà nó còn là hình ảnh trong kí ức tâm hồn người cháu.
3. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ngắn gọn nhất:
Hình ảnh bếp lửa chính là hình ảnh thiêng liêng và đặc biệt nhất. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho những tháng ngày đầy khó khắn, cơ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Bếp lửa hồng hiện lên với hình ảnh của những vất vả, khó nhọc và hi sinh sớm hôm của người bà đối với cháu. Bà luôn mong mà hi vọng cho cháu có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn là hình ảnh gắn liền với mùi khói, gắn liền với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, với cuộc đời đầy cơ cực của hai bà cháu nhưng tình cảm của hai bà cháu vẫn luôn ấm áp, đong đầy. Hình ảnh bếp lửa không những gợi lên nỗi nhớ về sự tần tảo, lam lũ của bà mà còn gợi nhớ về một tuổi thơ, với nhiều kỉ niệm, về cái mùi khó cay xè mắt, gợi về những cay đắng, khó khăn từ thời niên thiếu đã trải qua. Mặc dù nghèo đói về của cải, vật chất nhưng tình cảm bà cháu vẫn luôn đong đầy, hạnh phúc. Trái tim của tình yêu thương của bà đã hóa thành ngọn lửa luôn bùng cháy mạnh mẽ, là ngọn lửa thiêng liêng, bất diệt, luôn soi đường chỉ lối cho cháu bước tiến về phía trước. Ngọn lửa ấy thiêng liêng và quan trọng làm sao. Khi lớn lên, được sống trong hoàn cảnh sung sướng, ấm no, đủ đầy nhưng hơi ấm cháu cảm nhận được không bằng hơi ấm của bà dành cho cháu và bếp lửa. Bếp lửa ấy cũng chính là nơi bà đã nhóm lên sự quan tâm chăm sóc, tình yêu thương che chở và những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của cháu. Ngọn lửa của bà cũng chính là nguồn ánh sáng mạnh mẽ để soi đường cháu đi. Đối với cháu, hình ảnh bếp lửa không chỉ đơn giản là một bếp lửa mang lại sự ấm áp mà còn là cả một bầu trời sức mạnh, luôn là nguồn động lực cũng như điểm tựa vững chắc đối với cháu trên con đường trưởng thành. Bếp lửa chính là hình ảnh tượng trưng cho sự thiêng liêng và cao cả của người bà, là nguồn của sức mạnh mãnh liệt cùng niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc ghi trong lòng.
4. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ấn tượng nhất:
Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, hình ảnh bếp lửa chính là hình ảnh đặc trưng cho sự giản dị nhưng thiêng liêng, cao quý, là biểu tượng của tình cảm bà cháu sâu nặng và là nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp của tác giả. Hình ảnh bếp lửa chính là tượng trưng cho một tuổi thơ đầy gian nan, khó khăn nhưng luôn tràn ngập tình yêu thương bà cháu của tác giả Bằng Việt. Tác giả sống cùng bà bên bếp lửa, đã quen với những lần bà thức khuya dậy sớm, luôn yêu thương, chăm lo cho mình bên bếp lửa hồng. Năm tháng đó chính là những khó khăn, vất vả mà ông đã từng trải qua. Vật chất của cải có thể nghèo nhưng tình cảm bà cháu luôn đầy áp sự đàm ấm và sâu đậm. Trong hình ảnh bếp lửa, đọc giả còn thấy được tình yêu thương, cùng tấm lòng bao la và tình cảm mà bà luôn dành cho con cháu. “Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” Đã cho ta thấy được ngọn lửa mà bà luôn ấp ủ dành cho tương lai hạnh phúc của con cháu, mong cháu có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bà chính là chỗ dựa tinh thần, là niềm động lực to lớn cho cháu tiến về phía trước. Và bà cũng tựa như bếp lửa bập bùng luôn mang đến hơi ấm cho con cháu của mình. Ở những chân trời mới, nơi cuộc sống có đầy đủ thì hình ảnh bếp lửa và ký ức về bà vẫn mãi mãi tồn tại và không bao giờ quên trong tim của tác giả. Hình ảnh bếp lửa tuy giản dị nhưng chính là hình ảnh thiêng liêng nhất, gợi cho ta nhớ về những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
5. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa sâu sắc nhất:
Từ xư đến nay, ngọn lửa luôn là một biểu tượng thiêng liêng, bất diệt của sự sống, nó đem lại ánh sáng, đem lại sự ấm áp cho con người cũng như mọi vật. Thời kì kháng chiến, các bài thơ về ngọn đã lửa trở thành biểu tượng, nguồn sức mạnh của ý chí và nghị lực, là động lực, là biểu tượng to lớn, rực cháy của niềm tin và hy vọng chiến thắng mọi kẻ thù. Với đề tài từ hình ảnh ánh đèn và ngọn lửa, đã có rất nhiều nhà thơ thành công khi lấy cảm hứng từ những đề tài này. Nổi bật là bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ này là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin to lớn, kì diệu nâng bước cháu trên quãng đường dài, có khó khăn của cuộc đời. Ngọn lửa đó cũng chính là sức sống mãnh liệt, là tình yêu thương và niềm tin, niềm hi vòng của bà dành cho cháu. Ngọn lửa tuy mộc mạc, bình nhưng nó mang ý nghĩa thiêng liêng kỳ diệu. Bà luôn là người giữ cho ngọn lửa bùng cháy, luôn truyền lửa của sức sống mãnh liệt , của niềm tin, niềm hi vọng cho các thế hệ con cháu mai sau tiếp bước. Bằng sự tài hoa của mình, nhà thơ Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh ngọn lửa vừa hiện thực và vừa mang ý nghĩa biểu tượng, để thể hiện tình yêu thương, yêu quý cũng như lòng biết ơn của mình đới với bà. Không những thế, qua bài thơ người đọc còn cảm nhận được tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của nhà thơ.