Vô tình không biết đang vận chuyển ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Vô tình không biết đang vận chuyển ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Vô tình không biết đang vận chuyển ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Vận chuyển hàng hóa nhưng không hề hay biết trong đó có ma túy thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi hiện đang làm lái xe khách trên tuyến đường từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Trong một lần chở khách, một người quen trong Thanh Hóa có nhờ tôi chuyển giúp ít đồ ra ngoài Hà Nội cho người thân. Vì người đó nói trong balo chỉ có quần áo và ít tiền nên tôi tin tưởng và không kiểm tra lại. Tuy nhiên, trên đường đi, xe tôi có vi phạm giao thông và bị cảnh sát xử phạt, họ còn kiểm tra xe tôi và phát hiện ra có một gói ma túy trong túi balo trên.

Hiện tôi chưa bị khởi tố nhưng bên công an yêu cầu phải có mặt khi có lệnh triệu tập. Xin LVN Group cho biết, liệu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?  

LVN Group trả lời:

Điều 194 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định vê Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Pháp luật hình sự quy định người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là trường hợp người phạm tội với lỗi cố ý. Nghãi là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt khác, theo quy định tại điểm 3.2 Điều 3 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì:

– “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này”.

– Còn “vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Vo-tinh-van-chuyen-ma-tuy-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su.Vo-tinh-van-chuyen-ma-tuy-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su.

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

Trong trường hợp trên, mặc dù túi ma túy tìm được trên xe của bạn và thực tế là bạn đang vận chuyển túi ma túy đó cho người quen tuy nhiên bạn không hề hay biết về việc người kia cất giấu ma túy trong balo mà việc vận chuyển chỉ là vô tình. Do đó, bạn không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội tàng trữ hay vận chuyển trái phép chất ma túy nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

1. Xe ôm chở khách đi sử dụng ma túy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thân chào LVN Group!

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luât sư: Ngày 25/5/2014 tôi có chở một ông khách đi xe ôm từ phường Phố Mới –  TP. Lào Cai đến Xã Đồng Tuyển – TP.  Lào Cai đi mua chất ma túy, sau đó yêu cầu tôi chở vào chỗ vắng người để sử dụng chất ma túy .Trong khi  vịkhách đó đang ngồi trên xe máy của tôi sử dụng ma túy thì có người đi xe máy lao đến gần tôi và giảm tốc độ chặn đầu xe tôi, ngay lập tức tôi đã nổ máy chở ông khách chạy trốn đến một nơi khác. Vậy tôi muốn hỏi liệu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau: 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”

Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm d mục 3.7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015”: “d) Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự”.

 Như vậy, bạn chỉ bị coi là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túytheo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự khi biết người khách đó mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy.

Trường hợp này bạn biết người khách đó đi mua ma túy, bạn đã đồng ý chở và người đó yêu cầu bạn dừng xe để dụng ma túy, theo đó căn cứ vào quy định trên bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu số lượng ma túy đó đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Hành vi chở bạn đi bán ma túy thì bị xử lý thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Em trai tôi bị bắt liên quan tới vấn đề ma túy. Vào trưa ngày 25/6/2014 nó đang ở nhà thì bạn nó tới thuê nó dùng xe máy chở đi bán 2 kg lá cần sa khô, thỏa thuận là bán được sẽ chia cho nó 1 triệu đồng mỗi kg. Đến chiều nó bị bắt khi đang có mặt tại hiện trường mua bán. Em trai tôi có nhân thân trong sạch, trước đây chưa từng có tiền án tiền sự. Em tôi cũng vừa đi nghĩa vụ về được 2 năm và chưa có nghề nghiệp ổn định. Em tôi đã làm đám hỏi rồi và chuẩn bị làm đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn vì người yêu của nó có thai ba tháng. Cho tôi hỏi:

1. Các tình tiết trên có được xét là tình tiết giảm nhẹ không?

2. Mức án em tôi phải chịu là bao nhiêu? Nó có thể được cải tạo tại đia phương không?

3. Trong trường hợp em tôi môi giới dẫn mối tiêu thụ thì hình phạt tăng lên như thế nào?

LVN Group tư vấn:

1. Các tình tiết có được giảm nhẹ không?

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”

Như vậy, nếu em bạn có đủ điều kiện theo các tình tiết giảm nhẹ trên thì sẽ được Tòa án xem xét và quyết định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của em bạn.

2. Về mức phạt đối với hành vi mua bán ma túy trái phép:

Khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009:

“Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Như vậy, mặc dù em của bạn chỉ chở người bạn đi bán lá cần sa và hưởng chênh lệch hoa hồng trên phần tiền bán được nhưng em của bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên với mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.

Việc em bạn có được cải tạo ở địa phương hay không còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền, mức độ phạm tội của em bạn; từ đó Tòa án sẽ xem xét, căn cứ và đưa ra phán quyết cuối cùng để bảo đảm quyền và lợi ích tối ưu của em bạn.

3. Trách nhiệm của người vi phạm trong trường hợp môi giới dẫn mối tiêu thụ:

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định:

“1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.”

Như vậy, hành vi dẫn mối môi giới tiêu thụ ma túy của em bạn không thuộc một trong các tình tiết tăng nặng theo quy định trên, nên em bạn sẽ không có các tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, hành vi của em bạn trong trường hợp này vi phạm vào tội mua bán trái phép chất ma túy với tư cách là đồng phạm theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự.

3. Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội?

Tóm tắt câu hỏi:

Ba tôi chạy xe ôm. Có người khác nhờ chở lô hàng nhung, trong đó có ma túy, nhưng ba tôi không biết. Đang vận chuyển thì ba tôi bị bắt. Hỏi ba tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

LVN Group tư vấn:

Điều 195 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

“Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sảnxuất trái phép chất ma túy 

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Về mặt chủ quan tội vận chuyển trái phép chất ma túy được thực hiện với lỗi cố ý: tức là người phạm tội biết mình đang vận chuyển chất ma túy mà vẫn cố tình thực hiện.

Như vậy thì ba bạn phải biết, nhận thức được rằng hàng mà mình vận chuyển là chất ma túy mà vẫn thực hiện thì mới phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với trường hợp này của ba bạn, do ba bạn không biết đó là ma túy nên sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

4. Điều khiển xe mà trong người có chất ma túy xử phạt như thê nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Ngày 08/09/2016 tôi và bạn bè có sử dụng ma túy đá tại nhà trọ…. ,sử dụng ma túy đá xong tôi lấy xe máy nhãn hiệu Exciter 135 chở 2 người bạn về, trên đường về thì gặp lực lượng Công An Xã và Giao Thông ra tính hiệu dừng xe thì tôi quay đầu bỏ chạy cùng lúc đó 1 người bạn tôi nhảy xuống xe ( là trên xe còn 2 người ) chạy được một đoạn thì bị lực lượng Công An bắt dẫn về xã lập biên bản như sau. 1 Biên Bản sử dụng ma túy đá lần đầu phạt 750.000 do Công An Huyện ra quyết định. (biên bản này đóng phạt 750.000 ) 1 Biên Bản Vi Phạm Hành Chính, Về Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ, Đường Sắt. chở 2 người không đội nón bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh ngừng xe. không gương chiếu hậu. không giấy phép láy xe. Vậy cho tôi hỏi về luật Giao Thông tôi có bị phạt 3.500.000 về tội điều khiển xe khi trong người đã có sử dụng ma túy đá hay không. Xin Cám Ơn?

LVN Group tư vấn:

Theo thông tin bạn trình bày ngày 08/09/2016, bạn và bạn bè của bạn có sử dụng ma túy đá, sau khi sử dụng ma túy đá thì bạn có điều khiển xe máy chở 2 người bạn về, trên đường về thì gặp lực lượng Công An Xã và Cảnh sát Giao Thông ra tín hiệu dừng xe, bạn quay đầu xe bỏ chạy, lúc quay đầu bỏ chạy thì một người nhảy xuống, chạy được một đoạn thì bị lực lượng Công An bắt dẫn về xã lập biên bản xử phạt sử dụng ma túy lần đầu và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ( lỗi chở 02 người không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, không gương, không giấy phép lái xe).

Tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”

Tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Căn cứ theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì đối với trường hợp của bạn thì bạn có sử dụng ma túy đá và ngay sau đó bạn có điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong người có chất ma túy thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính đối với cả hai lỗi. Không rõ bên phía cơ quan công an có kiểm tra chất ma túy trong cơ thể của bạn hay không và kết luận cuối cùng của Cơ quan công an là như nào. Do vậy, nếu trong biên bản lập hành vi vi phạm có đề cập đến việc bạn điều khiển xe mà trong người có chất ma túy thì bạn sẽ thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng hoặc bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, Khoản 11 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.”

5. Người không biết mà vận chuyển ma túy thì có bị khép tội không?

Tóm tắt câu hỏi:

Người nhà tôi hiện đang làm dịch vụ đóng gói hàng hóa vận chuyển đi nước ngoài, tôi có đọc một số bài báo về việc vô tình vận chuyển ma túy và bị buộc tội. Tôi muốn hỏi trong trường hợp nếu người nhà tôi vô tình, không hề biết mà lỡ đóng gói hay vận chuyển ma túy (do không thể kiểm tra kĩ từng gói hàng khách gửi) thì có bị khép tội hay không?

LVN Group tư vấn:

Điều 194 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

…”

Mặt khác, theo quy định tại điểm 3.2 Điều 3 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Theo đó, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vận chuyển chất ma túy khi có các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

– Khách thể của tội phạm: xâm phạm quan hệ quản lý của nhà nước đối với chất ma túy.

– Mặt khách quan: người phạm tội có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, tức người phạm tội thực hiện hành vi dịch chuyển bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho các túi áo, túi quần, nuốt trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Hậu quả là đã vận chuyển được chất ma túy, tùy từng khối lượng ma túy được vận chuyển thì khung hình phạt sẽ tương ứng với khối lượng chất ma túy đã được vận chuyển.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi vận chuyện chất ma túy với lỗi cố ý, tức người phạm tội khi thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Còn đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 “Bộ luật hình sự 2015”.

Như vậy, theo quy định trên nếu người nhà bạn vô tình, không hề biết mà lỡ đóng gói hay vận chuyển ma túy thì người nhà bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy vì không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là lỗi của người vận chuyển là lỗi cố ý. Nếu người nhà bạn vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

6. Chở khách mang theo ma túy có bị tạm giữ phương tiện?

Tóm tắt câu hỏi:

Vào ngày 2/11/2017, tôi có chở thuê 02 hành khách từ Sài Gòn về Long Xuyên bằng phương tiện xe ô tô do vợ tôi đứng tên sở hữu. Trong quá trình di chuyển từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe tôi bị đội công an phòng chống ma túy bắt giữ, xét xe và hai đối tượng thuê xe tôi có chứa ma túy đá. Qua điều tra 2 đối tượng thuê phương tiện đã khai tôi không liên quan và chỉ chở thuê, nhưng công an Long Xuyên đã giam xe và điện thoại của tôi từ ngày 2/11/2017 đến hôm nay là ngày 20/11/2017 mà không có giấy hẹn ngày trả xe cho tôi. Mong công ty luật Minh Gia tư vấn giúp tôi vấn đề này. Xe ô tô do vợ tôi đứng tên, đang vay trả góp ngân hàng, việc tạm giam giữ quá lâu như vậy, rất ảnh hưởng đên việc chi trả tiền ngân hàng hàng tháng của gia đình tôi. Chân thành cám ơn. 

LVN Group tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là người đã điều khiển chiếc xe ô tô chở hai vị khách di chuyển từ Saì Gòn về Long Xuyên. Trong quá trình di chuyển thì chiếc xe của bạn đã bị Công an phòng chống ma túy dừng xe, khám xét và xác định hai đối tượng trong xe có chứa ma túy đá. Chiếc xe và điện thoại của bạn đã bị tạm giữ từ ngày 2/11/2017 đến ngày 20/11/2017 và không có giấy hẹn trả xe. Để xác định việc bạn có thể thực hiện việc lấy xe ra hay không thì cần xem xét các phương diện sau:

Trước hết, dựa vào thông tin bạn cung cấp thì bạn và hai người khách đi trên xe của bạn đang có dấu hiệu tội phạm về ma túy, trong đó có thể liên quan đến tội vận chuyển trái phép hoặc tội mua bán trái phép chất ma túy. Trường hợp này được xác định là một vụ án hình sự mà trong đó bạn là người có liên quan trong vụ việc này, và chiếc xe là phương tiện mà hai người khách đã sử dụng để di chuyển, vận chuyển ma túy ở đây.

Như đã phân tích, chiếc xe mà bạn điều khiển (lái) là chiếc xe đã chở những người khách có mang theo ma túy, nên chiếc xe được xác định là phương tiện phạm tội trong vụ việc vận chuyển ma túy này, và được xác định là vật chứng trong vụ án này. Đồng thời, bạn là người điều khiển chiếc xe, được xác định là một trong những người có liên quan đến vụ vận chuyển ma túy này, có thể có liên quan đến đối tượng phạm tội. Do vậy, cơ quan công an trong quá trình phát hiện, điều tra vụ án này có quyền thu thập điện thoại cá nhân của bạn để xác định bạn có liên quan, có đóng vai trò gì trong vụ việc vận chuyển ma túy này, là được xác định là một vật chứng của vụ án. Bởi theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hình sự năm 2003 thì:

“Điều 74. Vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”

Khi chiếc xe là phương tiện chở những người khách mang theo ma túy thì chiếc xe này là vật mang dấu vết phạm tội, là đối tượng của tội phạm có giá trị chứng minh tội phạm và người và phạm tội. Còn điện thoại cá nhân của bạn cũng là vật chứng để góp phần xác định bạn có liên quan, có yếu tố phạm tội hay không. Do vậy, những vật chứng trong vụ việc này cần phải được thu thập, tạm giữ hoặc niêm phong để đảm bảo giá trị chứng cứ trong điều tra vụ việc này, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án.

Về việc xử lý vật chứng sau khi thu thập, tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì:

Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vu án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản. Đồng thời vật chứng được xử lý như sau:

cho-khach-hang-theo-ma-tuy-co-bi-tam-giu-phuong-tiencho-khach-hang-theo-ma-tuy-co-bi-tam-giu-phuong-tien

LVN Group tư vấn chở khách mang theo ma túy có bị tạm giữ phương tiện:1900.0191

“Điều 76: Xử lý vật chứng.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật.

đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được trích dẫn ở trên thì chiếc xe của vợ bạn do bạn điều khiển sẽ được trả lại cho vợ bạn hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Đối với chiếc điện thoại cá nhân của bạn cũng sẽ được trả lại cho bạn nếu xác định được nó không phải là vật chứng, không có liên quan đến vụ án này.

Do vụ việc vẫn đang trong giai đoạn điều tra, nên thời gian tạm giữ chiếc xe của vợ bạn sẽ do cơ quan điều tra xem xét và quyết định mà không có quy định cụ thể nào về thời hạn tạm giữa tang vật, vật chứng trong các giai đoạn tố tụng.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, chiếc xe ô tô này là do vợ bạn đứng tên sở hữu trên Giấy đăng ký xe, nhưng bạn lại là người điều khiển chiếc xe này. Chiếc xe này đang được vay trả góp tại ngân hàng và gia đình bạn thấy rằng nếu thời hạn tạm giam, tạm giữ quá lâu có thể ảnh hưởng đến việc chi trả tiền cho ngân hàng hàng tháng của gia đình bạn. Trong trường hợp này, nếu bạn có nhu cầu lấy lại chiếc xe bị tạm giữ thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để được giải quyết. Việc quyết định có trả lại xe cho bạn hay không còn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan điều tra trên cơ sở xem xét xác định chiếc xe này có phải là vật chứng có liên quan đến vụ án này, việc trả lại xe, điện thoại cho bạn có ảnh hưởng đến tính chất của vụ án, ảnh hưởng đến quá trình điều tra của cơ quan công an hay không?

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com