Xác định lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông như thế nào?

Xác định lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông như thế nào? Ý nghĩa của việc xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra? Gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Việc xác định lỗi trong tai nạn giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại cũng như xác định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vây, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông như thế nào?

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191     

1. Xác định lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông, chúng ta cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về lỗi là gì.

Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu rằng lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nó phản ánh chủ thể vi phạm đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu hơn lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Theo đó chỉ khi người thực hiện hành vi phạm tội có yếu tố lỗi gây thiệt hại cho xã hội thì mới bị coi là tội phạm vì mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi.

Bắt nguồn từ nguyên tắc con người có năng lực nhận thức được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết định hành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự..

Xét về bản chất và nội dung, lỗi được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Đó là bốn loại trường hợp có lỗi.

Từ các quy định của pháp luật về yếu tố lỗi ta có thể hiểu được rằng để xác định ai là người có lỗi trong vụ tai nạn giao thông, cần phải đối chiếu hành vi của người đó với quy định pháp luật, đối chiếu với hậu quả của vụ tai nạn để biết rằng hành vi đó có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ tai nạn giao thông hay không.

Lỗi hỗn hợp được hiểu là trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. Chẳng hạn như việc một người lưu thông xe ngược chiều bị người khác lưu thông xe trong khi đang say rượu tông phải. Như vậy, nhìn từ một mặt thì đây cũng là trường hợp gây thiệt hại khi nhiều người cùng có hành vi trái pháp luật và cùng có lỗi, mặt khác việc tham gia vào thiệt hại của từng người lại không thể có sự thống nhất về ý chí, hành vi hay hậu quả.

Về việc tai nạn xảy ra do lỗi hỗn hợp sẽ giúp xác định trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tương ứng với lỗi của mỗi người

2. Ý nghĩa của việc xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra:

Xác định lỗi trong tai nạn giao thông là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vụ tai nạn giao thông, có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến tội danh vi phạm an toàn giao thông hay không sẽ cần phải căn cứ vào việc xác định lỗi của các bên khi tham gia giao thông. Hoặc liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông. Theo quy định của pháp luật hiền hành thì khi gây ra tai nạn giao thông khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra hoặc là khi cả 2 cùng có lỗi thì người gây tai nạn không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị hại gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Việc xác định lỗi của các bên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng trách nhiệm của các bên, xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý. Khi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông thì cần phải có đầy đủ các điều kiện như là có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.

Bên cạnh đó, tại điều 584, Bộ luật dân sự 2015 cũng  có quy định rất cụ thể rằn người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Và theo đó, tại điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có những quy định về sự kiện bất ngờ như là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự hay nói cách khác là khi gây nên tai nạn giao thông do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chị K đang đi trên đường, đúng tốc độ cho phép thì đột nhiên chị C từ trong ngõ nhỏ lao ra, không có tín hiệu khiến chị K đâm vào chị C khiến cho chị C tử vong tại chỗ. Trong trường hợp này, việc chị C đột ngột lao ra được xem là sự kiện bất ngờ. Vì vậy chị K sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại.

3. Gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, thì người gây ra tai nạn phải bồi thường các khoản theo quy định của bộ luật dân sự, cụ thể người vi phạm phải bồi thường các khoản như:

– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (phần tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật định);

– Các chi phí chữa trị, điều trị và phục hồi chức năng;

– Thu thập thực tế của người bị hại bị mất hoặc giảm sút;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và thiệt hại khác do pháp luật quy định trong trường hợp người bị tai nạn giao thông thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm và uy tín;

– Người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu;

– Chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và các thiệt hại khác nếu luật có quy định trong trường hợp người tai nạn giao thông bị thiệt hại do tính mạng bị xâm;

– Người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Theo đó, khi thực hiện việc bồi thường do tai nạn giao thông thì pháp luật cho các bên tự thống nhất, thỏa thuận với nhau về mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trường hợp nếu các bên không thỏa thuận được thì mức đền bù tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông trên thực tế gặp rát nhiều khó khăn, vướng mắc. Bởi sẽ có những người không chịu thỏa thuận bồi thường, trốn tránh trách nhiệm bồi thường hoặc là họ không có đủ khả năng để bồi thường thiệt hại.

Theo đó, pháp luật đã có những quy định để bảo vệ người bị hại trong tai nạn giao thông, có thể hiểu là nếu người chịu trách nhiệm bồi thường có lỗi, ý thức được hành vi và trách nhiệm bồi thường của bản thân, nhưng dùng mọi biện pháp để trốn tránh, không chịu bồi thường thiệt hại thì sẽ bị khởi kiện và chịu trách nhiệm hình sự. Hoặc là khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên thiệt hại sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bên bị thiệt hại.

Trong trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể được giảm mức bồi thường.Đối với lỗi hỗn hợp, tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi của cả hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên có thể tự giải quyết, hoặc dựa vào các quy định của pháp luật mà cơ quan công an sẽ tiến hành đối trừ và hòa giải, sau đó giải quyết vi phạm của từng bên.

Nếu người gây tai nạn không thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình, người được bồi thường có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, người gây ra tai nạn giao thông cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 260, Bộ luật hình sự 2015.Tuy vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng dù bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm vẫn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự, chứ không phải cứ đi tù thì sẽ không cần phải bồi thường thiệt hại nữa.

Từ những lập luận và phân tích như trên ta có thể hiểu rằng lỗi hỗn hợp trong tai nạn giao thông được hiểu là trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. Đối với lỗi hỗn hợp, tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi của cả hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên có thể tự giải quyết, hoặc dựa vào các quy định của pháp luật mà cơ quan công an sẽ tiến hành đối trừ và hòa giải, sau đó giải quyết vi phạm của từng bên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com