Các yếu tố nguy hiểm trong xây dựng? Xác định vùng nguy hiểm trong xây dựng như thế nào?
Hiện nay, nhiều công trình xây dựng đang tiến hành hoạt động xây dựng không đảm bảo được an toàn trong xây dựng như xác định sai vùng nguy hiểm, yếu tố nguy hiểm dẫn đến nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của công nhân thi công công trình, người dân xung quanh cũng như người tham gia giao thông. Pháp luật quy định, người sử dụng lao động phải nhận diện được các yếu tố nguy hiểm và xác định vùng nguy hiểm trong xây dựng, vùng nguy hại trên thiết công trường xây dựng và các khu vực lân cận công trình xây dựng từ đó tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn trong xây dựng. Vậy, xác định Yếu tố nguy hiểm và xác định vùng nguy hiểm trong xây dựng như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 16/2021/TT-BXD Thông tư Ban hành QCVN 18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong thi công xây dựng;
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Các yếu tố nguy hiểm trong xây dựng:
Hiện trạng tại các công trường xây dựng luôn có các thiết bị, máy móc có mối nguy hiểm hoặc đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Do vậy, tại các công trường việc tuân thủ theo quy định Cục quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ phải được thực hiện. Tuy nhiên, thực tế xả ra nhiều hiện tượng công nhân, người lao động làm việc tại các công trình xây trình vì lý do chủ quan hoặc khách quan không tuân thủ hoặc tuân thủ nhưng không đảm bảo chặt chẽ dẫn đến tai nạn lao động xảy ra.
Căn cứ theo số liệu mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống kê được dựa theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 trên cả nước ta đã xảy ra 3.908 vụ tai nạn lao động tăng 296 vụ, tương ứng với 8,19% so với 6 tháng đầu của năm 2022…
Các yếu tố nguy hiểm trong xây dựng, thông thường là các yếu tố sau đây:
Một là, tai nạn do ngã: Hiện nay, vấn đề công nhân, người lao động không đảm bảo an toàn trong xây dựng dẫn đến ngã từ trên cao xuống, hiện nay tỷ lệ tai nạn lao động ngã chiếm 1/3 tổng số các ca tử vong trên công trường xây dựng bởi vách tường hở, lỗ hổng trên sàn nhà, giàn giáo lắp không chính xác, thang không có bảo hiểm và các thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) là những rủi ro phổ biến nhất.
Hai là, vật rơi: Tại công trường xây dựng các công cụ, thiết bị nặng hoàn toàn có thể rơi từ trên cao xuống bất cứ lúc nào và mũ bảo hộ cứng trong nhiều trường hợp không phát huy tác dụng bảo vệ được công nhân, người lao động. Tại các khu vực xây dựng không được rào chắn khi có đồ vật, công cụ rơi, vỡ ra khỏi khu vực xây dựng thì người dân, người tham gia giao thông có thể bị những vật thể này rơi trúng gây thương tích.
Ba là, giật điện: Tình trạng phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao, đặt ngầm dưới đất dễ gây ra giật điện thậm chí dẫn đến tử vong. Cần lưu ý rằng dây dẫn hỏng, các dụng cụ sử dụng điện cũng có thể gây ra chấn thương do điện giật.
Bốn là, tai nạn do hào, rãnh: Hiện tượng sập hầm, hào có thể xảy ra nếu các vật liệu được đào và đắp lên quá gần với miệng hào thì vật liệu đó có thể rơi trở lại và gây thương tích hoặc hậu quả thương vong nghiêm trọng.
Năm là, Chấn thương do hóa chất: Tại các công trường xây dựng thường là nơi hiện diện nhiều loại hóa chất nguy hiểm. Việc công nhân, người lao động mà phơi nhiễm quá mức với các loại hóa chất này thì có thể dẫn đến thương tích khi hít phải hóa chất độc.
Sáu là, chấn thương do các thiết bị nặng gây ra: Tại công trình xây dựng không khó để bắt gặp các loại máy móc có thể bị hỏng, trục trặc, bị đổ. Có thể do không kiểm tra, bảo trì theo đúng quy định khi vận hành có thể gây ra nhiều loại chấn thương.
Bảy, cháy nổ: Hiện nay, trong vài tháng trở lại đây nhiều trường hợp cháy nổ xảy ra với nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc lỗi do máy móc hoặc sử dụng hóa chất.
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1.1.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau, điều kiện thực tế để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để có thể đảm bảo an toàn bằng các biện pháp sau:
i) Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;
ii) Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
iii) Có các phương tiện chỉ dẫn, cảnh báo cụ thể;
2. Xác định vùng nguy hiểm trong xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD Xác định vùng nguy hiểm trong xây dựng như sau:
2.1. Xác định vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường:
Xác định vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:
1) Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện; khu vực đang thi công, lắp đặt điện hoặc đang sử dụng các thiết bị điện;khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện (trạm biến áp, máy phát điện); khu vực thi công có sử dụng chất nổ;
2) Khu vực đặt các kho chứa chất dễ cháy, chất nổ, nổ và hóa chất nguy hiểm khác;
3) Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ; khu vực có nguy cơ lún sạt, lở đất đá nhưng chưa được xử lý để đảm bảo an toàn; khu vực có các vật, cây có thể đổ vào; khu vực có các lỗ mở hoặc hố trên mặt đất (có hoặc không có nước); khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt, lở đất đá;
4) Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác;
5) Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác, thiết bị thi công khác (sau đây viết gọn là máy, thiết bị thi công) đang làm việc;
6) Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã;
7) Các khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ;
8) Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển;
9) Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống;
10) Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước kể cả các đầm lầy;
11) Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và hoặc gần không gian đó;
12) Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất;
13) Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.
2.2. Các xác định giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận:
Giới hạn các vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận được xác định như sau:
– Giới hạn vùng nguy hiểm từ (1) đến (7) và (8), (10), (12) được xác định theo quy định cụ thể tại các mục có liên quan đến công việc thi công hoặc sử dụng máy, thiết bị thi công của quy chuẩn này;
– Giới hạn vùng nguy hiểm tại mục (9) nêu trên được xác định theo hình chiếu bằng và lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị được xác định riêng cho từng loại công việc thi công xây dựng quy định trong các mục có liên quan của quy chuẩn này và giá trị quy định trong Bảng 1;
Bảng 1: Giới hạn vùng nguy hiểm từ nguy cơ các vật rơi:
Độ cao có thể rơi các vật (m) | Giới hạn vùng nguy hiểm – Kích thước tối thiểu (m) | |
Đối với công trình đang xây dựng hoặc công trình hiện hữu (tính từ đường chu vi ngoài hoặc các hệ thống bao che) | Khu vực di chuyển, nâng, hạ tải (tính từ đường chu vi ngoài của hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của vật nâng) | |
< 20 | 5 | 7 |
20 ÷ < 70 | 7 | 10 |
70 ÷ < 120 | 10 | 15 |
120 ÷ < 200 | 15 | 20 |
200 ÷ < 300 | 20 | 25 |
300 ÷ < 450 | 25 | 30 |
– Giới hạn vùng nguy hiểm tại mục 8 được xác định theo chỉ dẫn về công việc thử nghiệm của nhà sản xuất. Trường hợp, đối với các đường ống có áp suất, giới hạn vùng nguy hiểm lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và giá trị quy định trong Bảng 2;
Bảng 2 – Giới hạn vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống có áp suất:
Loại đường ống và áp suất thử nghiệm | Đường kính ống (mm) | Bán kính vùng nguy hiểm nhỏ nhất tính từ mép ngoài ống (m) |
1. Ống thép với áp suất thử 1000 kPa | < 300 | 7 |
300 ÷ 1000 | 10 | |
> 1000 | 20 | |
2. Ống gang với áp suất thử 150 kPa | ≤ 500 | 10 |
> 500 | 20 | |
3. Ống gang với áp suất thử 600 kPa | ≤ 500 | 15 |
> 500 | 25 |
– Giới hạn vùng nguy hiểm nêu tại mục (13) nêu trên sẽ được xác định căn cứ vào hướng dẫn của tổ chức rà phá bom mìn, vật nổ trên cơ sở các quy định của Bộ Quốc phòng và QCVN 01:2012/BQP.