Trong môi trường giáo dục, bên cạnh những học sinh có ý thức, ngoan ngoãn thì vẫn còn có những em học sinh có hành vi cá biệt. Để biết thêm về cách thức giáo những em học sinh này, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu trong ài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 3.
1. Phương pháp phân loại học sinh cá biệt:
– Xem xét hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60% học sinh không ngoan, ngỗ ngược chủ yếu do ảnh hưởng của gia đình).
– Xem xét thông tin cá nhân của từng em học sinh, đầu năm học cấp phát cho mỗi em học sinh một bản sơ yếu lý lịch để các em điền vào. Trong tờ sơ yếu tự khai đó, học sinh bộc lộ đầy đủ thông tin cơ bản về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng… Thông qua bộ hồ sơ này, chúng ta dễ dàng nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng em học sinh.
– Kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện của học sinh các năm học trước thông qua hồ sơ của nhà trường.
– Nghiên cứu qua nhận xét, đánh giá của bạn bè, đặc biệt là người thân, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, công đoàn, đoàn thể…
– Nghiên cứu về hiệu quả giao tiếp của giáo viên và học sinh. Quá trình quan sát, tương tác giữa giáo viên và học sinh giúp giáo viên hiểu rõ hơn về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh.
– Giáo viên dạy văn có thể phân tích suy nghĩ và quan điểm học sinh theo chủ đề thi trên lớp. Giáo viên có thể đưa ra một số chủ đề như; Tôi có nói chuyện với giáo viên không? Hãy viết một bài văn về bản thân?… Thông qua những đề bài này, từng cá nhân học sinh có cơ hội tin tưởng và chia sẻ nhiều với thầy cô của mình. Thầy cô không chỉ hiểu học sinh, mà còn phải tạo được tình cảm, sự tin tưởng ở học sinh.
2. Kết quả xếp loại học sinh cá biệt:
Nhóm 1: chủ yếu do vi phạm nội quy trường, lớp, mất trật tự trong lớp, lười học, đi học muộn…
Nhóm 2: chủ yếu do ham chơi trò chơi điện tử, sẵn sàng trốn học và nói dối cha mẹ và giáo viên của mình.
Nhóm 3: chủ yếu do vi phạm chuẩn mực đạo đức, thô lỗ đối thầy cô, cha mẹ; chửi bậy với các bạn học sinh khác.
Nhóm 4: chủ yếu do vi phạm pháp luật, đánh bạn bè, trộm cắp, lạm dụng, cờ bạc…
Nhóm 5: chủ yếu do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, lo sợ, tiêu cực trong tư duy (nhóm học sinh đặc biệt này ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại).
3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi cá biệt của học sinh:
– Ở tại gia đình: Cha mẹ không hạnh phúc, ly thân, ly hôn (nhiều học sinh cá biệt có hoàn cảnh này). Có những gia đình phương pháp nuôi dạy con chưa đúng hoặc quá chủ quan, cho rằng con ngoan, giỏi hoặc sử dụng những phương pháp giáo dục con không đúng đắn, đánh đập, mắng chửi con…
– Học sinh do bạn bè hướng dẫn, ham chơi sớm, có quan hệ yêu đương không lành mạnh, muốn ganh đua, đua đòi.
– Nhận thức của học sinh còn chậm, các em ở từ lớp dưới đã thiếu kiến thức nên chán học, thường phá phách.
– Áp lực thi cử, áp lực từ gia đình, nhà trường và xã hội đã dẫn đến lối sống chán nản, tự ti của học sinh bị stress.
– Những cá nhân xấu ngoài xã hội rủ rê, lôi kéo vào những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, cướp giật,….
4. Phương pháp giáo dục cho những học sinh có hành vi cá biệt:
4.1. Đối với cá nhân học sinh có hành vi cá biệt:
– Gặp gỡ cá nhân học sinh cá biệt với tình cảm chân thành, giáo viên quản lý trực tiếp em học sinh có hành vi cá biệt ấy phải điềm tĩnh, nhẹ nhàng, nhạy cảm, phân tích thấu tình đạt lý, có chủ ý, mức độ mắc lỗi nguy hiểm. Giáo viên đánh thức học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để gây ấn tượng với học sinh.
Chúng ta biết rằng giáo dục đạo đức là cơ sở để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là các học sinh có hành vi cá biệt.
– Dựa vào khả năng của từng học sinh để giao việc tập thể. Đó là công việc hai chiều đòi hỏi giáo viên quản lý lớp phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm soát và động viên khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất.
– Tổ chức các hoạt động chung, hoạt động nhân đạo nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh có hành vi cá biệt tham gia, tạo môi trường lành mạnh, tích cực để các em có cơ hội thể hiện mình. Việc làm này cũng thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đối với những học sinh trầm cảm, tự ti. Các em mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống để các em phát triển vượt bậc.
– Sắp xếp lớp cho nhóm quan tâm giúp đỡ dưới mọi hình thức như thăm hỏi, cặp đôi, nhóm bạn. Một giáo viên quản lý trực tiếp có thể lấy một ví dụ điển hình trong một nhóm hoặc từ một học sinh có hành vi cá biệt đã tiến bộ trong sự hiểu biết của từng học sinh.
– Thực hiện chế độ thưởng phạt “rõ ràng, nghiêm túc và công bằng” để cá nhân học sinh có động lực theo đuổi mục tiêu.
– Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, người thầy phải luôn có tình yêu thương, niềm tin để động viên học trò, bởi “Chỉ có trái tim mới đánh thức được trái tim”. Giáo viên phải nhanh nhẹn, linh hoạt, có khả năng thu thập và sử dụng sức mạnh của các yếu tố học tập để giáo dục học sinh cá biệt trong mọi trường hợp. Giáo viên quản lý trực tiếp những em học sinh có hành vi cá biệt ấy phải tuyệt đối tránh định kiến về hành vi phi sư phạm đối với học sinh.
4.2. Cùng với gia đình, khu phố, địa phương nơi sinh sống của những em học sinh có hành vi cá biệt:
– Tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, trước một tuần, trường học và giáo viên có thể phát tài liệu tư vấn cho cha mẹ học sinh học tập, gồm: sách “Dạy con nên người”. Trường học không chỉ có trách nhiệm chia sẻ thông tin về nuôi dạy con cái với cha mẹ mà còn tạo ra sự hiểu biết chung về quan điểm nuôi dạy con cái với cha mẹ.
– Trao đổi cởi mở, trung thực với phụ huynh học sinh để hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cụ thể. Đây là hoạt động rất quan trọng vì hầu hết học sinh cá biệt đều chịu ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình.
– Sắp xếp đến thăm gia đình học sinh để tạo thiện chí với cá nhân học sinh và phụ huynh học sinh. Giáo viên thường xuyên liên lạc, gọi điện, trao đổi với gia đình học sinh để hiểu học sinh hơn.
– Phối hợp với địa phương, khu phố theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời những vi phạm của học sinh và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
4.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường:
– Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về học sinh và củng cố học sinh trong từng môn học, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu, đội ngũ quản lý ở nhà trường, hướng nghiệp để có biện pháp giáo dục có thể thống nhất về học sinh cá biệt.
– Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên quan tâm, chú ý đến việc giáo dục học sinh có những hành vi cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục những học sinh có hành vi cá biệt của giáo viên chủ nhiệm. Sự quan tâm của nhà trường là động lực để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Các biện pháp trên có liên quan mật thiết với nhau và mọi cá nhân, đoàn thể đều cần tham gia thực hiện. Chúng ta cũng có hiểu như sau: Giáo dục học sinh có nhu cầu đặc biệt là rất khó khăn và không phải tất cả học sinh đều thành công trong quá trình giáo dục của giáo viên cũng như nhà trường. Nhưng chúng ta vẫn cố gắng, cố gắng hơn nữa, học hỏi từng ngày để làm tốt công việc này. Để giúp đỡ các em học sinh cá biệt có cơ hội để nhận ra và sửa chữa những lỗi lầm của mình.
5. Mục đích của giáo dục những em học sinh có hành vi cá biệt:
– Nhằm đưa các em học sinh cá biệt trở lại hoà nhập với môi trường học đường.
– Mục đích là đưa ra những định hướng đúng đắn cho các em học sinh có hành vi cá cá biệt.
– Rèn rũa, uốn nắn lại nhân đúng đắn cho các em học sinh cá biệt.
– Đối với những học sinh mặc cảm, tự tin thì tạo cơ hội cho các em được bộc lộ bản thân, mạnh dạn, tự tin hơn.
– Xoá bỏ những vấn nạn nhức nhối trong môi trường học đường như bạo lực, sử dụng chất kích thích, nói tục chửi bậy,…
Từ đó tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để mỗi em học sinh đều có cơ hội để tiếp cận với tri thức và đạo đức trong nhà trường.