Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 8

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 8 có chủ đề về Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về bài thu hoạch ngay bài viết dưới đây để bài thu hoạch của mình trở nên hoàn thiện  hơn.

1. Các kỹ năng giao tiếp không lời:

Kỹ năng giao tiếp không lời là trong giao tiếp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ. Theo Mehrabian vào năm 1971, sự ảnh hưởng của thông điệp thông qua giao tiếp phương tiện phi ngôn ngữ là rất lớn: biểu đạt cơ thể và khuôn mặt chiếm đến 55%; biểu đạt giọng nói chiếm 30% và trong đó ngôn từ chiếm 15%. Trong công tác tư vấn, tham vấn, hướng dẫn, những kỹ năng này có vai trò rất quan trọng. Nếu như hành vi không lời được giáo viên sử dụng một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp, đồng thời giúp cho giáo viên tạo dựng được mối quan hệ đáng tin cậy đối với học sinh, góp phần giúp các em học sinh cởi mở hơn khi chia sẻ các vấn đề mình gặp phải.

Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn học sinh THPT thường sử dụng các kỹ năng giao tiếp không lời:

– Duy trì tiếp xúc mắt: Đây là khả năng duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với cái nhìn thân thiện, cởi mở. Trong quá trình giao tiếp, khi nói chuyện và lắng nghe, giáo viên nên nhìn thẳng vào mắt học sinh, tránh nhìn các em bằng ánh mắt soi mói.

– Giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ và cơ thể: Nét mặt là phương tiện vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Khi gặp học sinh, giáo viên nên giữ nét mặt vui vẻ, có chút mỉm cười. Giáo viên có thể dùng nét mặt để chia sẻ, bày tỏ với học sinh khi các em gặp chuyện không vui. Trong giao tiếp, giáo viên ngồi đối diện về phía học sinh, không cúi người quá gần bởi có thể khiến các em cảm thấy bất an, lo lắng. Giáo viên cũng không ngồi bắt chéo chân, khoanh tay, bởi như vậy học sinh cũng sẽ không thoải mái. Bên cạnh đó, giáo viên có thể vỗ vai, nắm tay các em khi cần thiết nhưng tránh làm điều này thường xuyên vì rất dễ gây ra sự hiểu lầm.

– Tốc độ nói và giọng nói: Trong giao tiếp, tình cảm và cảm xúc của người nói thường thể hiện rõ nét nhất tốc độ nói chuyện và giọng nói của họ. Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn, giáo viên nên nói với một tốc độ đều thể hiện sự chân thành, quan tâm, cởi mở, trìu mến và cùng với đó là giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng.

– Sử dụng thời gian và không gian và thời gian: Trong quá trình tham vấn, tư vấn, hướng dân, thời gian và không gian có sức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Nên chọn không gian yên tĩnh, trong phòng bày trí thoải mái, nhẹ nhàng để tham vấn. Ngoài ra, giữa giáo viên và học sinh có khoảng cách ngồi hợp là từ 60 đến 80 cm. Trong quá trình tham vấn, giáo viên cần phải để thời gian cho học sinh trình bày, không nên thúc giục các em và tránh thể hiện các hành động như ngắt lời đột ngột hay liên tục xem giờ. Khi đặt câu hỏi, nên dành thời gian cho học sinh trả lời, không đặt câu hỏi liên tục khiến các em thấy hoang mang. Giáo viên cần chú ý đến các khoảng lặng bởi các em thường đưa ra những nội dung quan trọng để phá tan sự im lặng. Có thể chuyển đề tài một cách nhẹ nhàng khi thấy cần thiết.

2. Các kỹ năng giao tiếp có lời:

Kỹ năng giao tiếp có lời là việc sử dụng các kỹ năng phương tiện ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, góp phần làm cho giáo viên khuyến khích học sinh bộc lộ, chia sẻ những suy nghĩ của mình. Khi xây dựng được niềm tin đối với học sinh, việc sử dụng những kỹ năng giao tiếp bằng lời nói góp phần giúp cho giáo viên có thể khai thác được những thông tin, nội dung quan trọng để từ đó xác định và làm rõ vấn đề cùng với học sinh đưa ra các kế hoạch giải pháp khác nhau nhằm cải thiện được các tình huống của học sinh.

2.1. Kỹ năng đặt câu hỏi: 

Trong cuộc thảo luận, các câu hỏi là rất cần thiết. Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn, việc giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh trả lời một cách thoải mái, tự nhiên và chia sẻ các thông tin cho giáo viên là vô cùng quan trọng. Khi giáo viên đặt ra câu hỏi đúng giúp cho giáo viên tránh được việc phải hỏi nhiều câu hỏi khác nhau và trong thời gian cho phép có khai thác được nhiều thông tin cần thiết.

Có 2 loại câu hỏi:

– Câu hỏi mở :

+ Loại câu hỏi này thường sẽ bắt đầu bằng các từ “Thế nào”, “Cái gì”, “Tại sao”,… Những câu hỏi này học sinh tự biểu đạt ra câu trả lời, điều này có thể giúp cho giáo viên có thể cung cấp đầy đủ thông tin để tiếp cận đến hoàn cảnh của học sinh.

+ Đây là những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời theo kiểu là có hoặc không.

– Câu hỏi đóng:

+ Đây là loại câu hỏi mà học sinh có thể lựa chọn một trong các câu trả lời có sẵn như : “đúng” hoặc “sai”; “có” hoặc “không”. Câu hỏi này có hạn chế là học sinh không thể trình bày được tình huống của mình, khiến cho giáo viên cần phải sử dụng thêm những câu hỏi khác để có thể khai thác thông tin từ các em. Tuy nhiên, loại câu hỏi này có ưu điểm là giúp cho giáo viên có thể thu được thông tin một cách nhanh chóng, vấn đề chốt lại không bị dài dòng, đồng thời giúp cho học sinh sự tập trung cao hơn vào chủ đề chính của cuộc giao tiếp.

+ Khi sử dụng hợp lý các câu hỏi đóng và câu hỏi mở sẽ giúp cho giáo viên có thể khai thác vấn đề sâu sắc, cụ thể, để từ đó học sinh cảm thấy được thoải mái hơn và giải quyết tình huống phù hợp cho học sinh.

Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi:

– Không nên hỏi vội vàng, hấp tấp.

– Không nên hỏi những câu hỏi mang tính áp đặt phán đoán lên học sinh, điều này sẽ khiến cho các em cảm thấy khó chịu, không được thoải mái.

– Không nên sử dụng câu hỏi “Tại sao” quá nhiều khiến cho học sinh cảm thấy như kiểu đang bị dồn ép, tra hỏi.

2.2. Kỹ năng khuyến khích và diễn đạt lại:

– Khuyến khích là việc đưa ra những phản hồi ngắn bằng các động tác hay kích thích bằng lời nói nhẹ nhàng. Động tác như là gật đầu, … và kích thích bằng lời là những câu ngắn nhắm mục đích khuyến khích học sinh trình bày thêm thông tin như “Thầy đang nghe em nói”, “ừm”,….

– Diến đạt lại là nhắc lại suy nghĩ và ý chính của học sinh bằng cách sử dụng các từ ngữ cửa học sinh.

– Khuyến khích và diễn đạt lại giúp cho giáo viên kích thích học sinh trình bày những thông tin, nôi dung một cách sâu sắc và chi tiết hơn, bên cạnh đó cũng có thể kiểm tra nhận thức của giáo viên về vấn đề đã đúng bày tỏ ý muốn của các em hay chưa.

– Khi diễn đạt lại cần lưu ý rằng lsử dụng từ ngữ linh hoạt, tránh gây nhàm chán.

2.3. Kỹ năng phản ánh cảm xúc:

– Kỹ năng phản ánh cảm xúc là kỹ năng nhắc lại những nội dung tình cảm đã được học sinh phản ánh ở trong ngôn hay trong cử chỉ nét mặt.

– Kỹ năng phản ánh cảm xúc cũng tương tự như kỹ năng diễn đạt lại nhưng phản ánh cảm xúc tập trung phản ánh vào nội dung tình cảm. Tác dụng của phản ánh cảm xúc là giúp cho học sinh xác định lại cảm xúc của mình khi cảm xúc ấy đã được người khác phản ánh và đây là cách có hiệu quả nhất để giáo viên thể hiện sự quan tâm, cảm thông với học sinh.

– Phản ánh cảm xúc rất quan trọng bởi nó giúp học sinh đối diện với cảm xúc chứ không né tránh cảm xúc. Khi đối mặt, học sinh sẽ trải qua đầy đủ các cảm xúc của chính mình và khi cảm xúc ấy được giải toả sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi cảm xúc được giải toả, học sinh sẽ có thể thấy được rõ ràng vấn đề để từ đó có sự lựa chọn tích cực ở trong tương lai.

– Trước tiên để phản ánh cảm xúc, giáo viên cần phải xác định được cảm xúc đang tồn tại ở bên trong học sinh mà mình muốn phản ánh là gì, tránh nhập nhằng giữa cảm xúc muốn phản ánh và cảm xúc cá nhân. Cảm xúc của học sinh được xác định thông qua:

+ Thông điệp cơ thể: nét mặt, tư thế ngồi, điệu bộ chân tay,…

+ Âm điệu của lời nói: mức độ nhấn mạnh về âm thanh của ngôn từ, nói ngập ngừng hay nói nhỏ,…

+ Những từ hoặc cụm từ dùng chỉ miêu tả cảm xúc: vui, buồn, hạnh phúc, căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ,… Giáo viên có thể hỏi học sinh một số câu hỏi để cần hiểu rõ và chính xác về cảm xúc của học sinh như: Điều đó có sát thực không? Em đã cảm nhận bằng cách đó phải không?

– Trong khi phản ánh những cảm xúc cũng cần phải chú ý các tư thế khi thể hiện cảm xúc và các ngôn từ của học sinh không trùng khớp cùng với các cảm xúc phức tạp hoặc tình cảm có tính pha trộn và vừa oán hận vừa yêu quý

– Giáo viên cần phải giúp đơc học sinh khi phải đối mặt với các cảm xúc phức tạp của họ, để giúp học sinh có cách nhìn ra và giúp họ phân tích được những cảm xúc thầm kín của mình. Trong tiến trình giúp đỡ thì đây chính là điều quan trọng nhất.

2.4. Kỹ năng tóm lược:

– Cô đọng và sắp xếp các thông tin, nội dung chính mà học sinh đã trình bày, để từ đó là chuyển sang phương hướng giải quyết hay chuyển sang một vấn đề mới.

– Để thực hiện tốt khả năng tóm lược, giáo viên cần chú ý lắng nghe học sinh nói và xác định ra điểm mấu chốt của vấn đề nhanh chóng để tóm tắt một cách súc tích và có khoa học nhất.

2.5. Kỹ năng diễn đạt quyết đoán:

– Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn, kỹ năng diễn đạt một cách quyết đoán rất quan trọng bởi giáo viên thể hiện sự tự tin cũng như thể hiện sự tôn trọng của giáo viên đối với học sinh. Do đó, mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh sẽ được duy trì tạo điều kiện để quá trình hỗ trợ thuận lợi thành công.

– Giáo viên thực hiện kỹ năng này thường sẽ sử dụng thông điệp là “tôi” thay vì sử dụng “em” và thường sử dụng kĩ năng này khi:

– Diễn đạt cảm xúc của mình.

– Nói ra những điều mà giáo viên muốn nó sẽ xảy ra.

– Diễn đạt những nỗi bận tâm, băn khoăn cho học sinh.

3. Các giai đoạn hoạt động tham vấn:

3.1. Giai đoạn thứ nhất: Thiết lập quan hệ:

– Giai đoạn này có mục đích chính là tạo nên mối quan hệ tin tưởng, xác định sơ bộ về các vấn đề, xây dựng được các mục tiêu cũng như các kế hoạch tham vấn và hợp đồng.

– Sau khi các nguồn hỗ trợ từ bạn bè hay gia đình đã được học sinh tận dụng hết thì lựa chọn cuối cùng của thân chủ chính là tìm đến dịch vụ tham vấn. Do đó mà họ có phần hoang mang cũng như đắn đo rất nhiều, ngoài ra còn có người đặt gần như kết kì vọng vào nó, có người đối với dịch vụ tham vấn thì họ không dám đặt nhiều hi vọng vào nó. Hoàn cảnh cũng như khả năng của học sinh hầu như các nhà tham vấn không thấu hiểu được. Sau khi hai bên đều có quyết định để đi đến các thoả thuận về những tính chất đặc trưng của dịch vụ này, thì cả hai phía sẽ có những điều kiện được áp dụng, cũng như các thao tác thủ tục và các vấn đề ở xung quanh quá trình tham vấn nảy sinh ra. Trong hợp đồng tham vấn thì tất cả những thứ đó đều sẽ được thể hiện một cách rành mạch.

– Trong hợp đồng cần có các đề mục sau:

+ Địa chỉ văn phòng và số điện thoại.

+ Giới thiệu mục đích của bản hợp đồng một cách ngắn gọn.

+ Kinh nghiệm cũng như chức năng của tham vấn viên.

+ Các bước vận hành và thao tác trong suốt quá trình tham vấn.

+ Những điều kiện để trở thành học sinh.

+ Quyền lợi và trách nhiệm của học sinh.

+ Thời gian hẹn ca tham vấn.

+ Thời gian của quá trình tham vấn: thường thì 3 tháng hoặc 6 tháng.

+ Các thủ tục để tham vấn viên mới giới thiệu và những dịch vụ khác cần thiết.

+ Giá biểu và các phương thức thanh toán. + Hồ sơ học sinh và quản lí hồ sơ.

+ Các vấn đề, tin tức được bảo mật.

+ Các thủ tục khiếu nại.

+ Chữ kí hai bên.

Những điểm cần lưu ý:

– Nhà tham vấn cần tránh một số điều sau: ngay đó đã cho lời khuyên, lên lớp hoặc giảng dạy, đặt quá nhiều câu hỏi không liên quan và kể chuyện riêng tư cá nhân của nhà tham vấn.

– Khi tham vấn cần tránh những thai tác sau: ngắt câu học sinh, hay cho lời khuyên, lên mặt dạy đời, đùa giỡn, quát mắng, các câu hỏi tại sao được hỏi quá nhiều, ra lệnh cho học sinh, trả lời điện thoại, các vẫn đề được phân tích quá mức cần thiết, kể quá nhiều chuyện về bản thân, xem nhẹ khinh thường hoặc lừa gạt học sinh,….

3.2. Giai đoạn thứ 2: Thực hiện qua trình tham vấn:

Nhà tham vấn sẽ giúp cho học sinh thay đổi nhờ thông qua sự tương tác này. Nó giúp học sinh có cái nhìn mới mẻ cùng lối tư duy mới, nhiều cách nghĩ mới và có những cảm xúc mới. Qua đó học sinh sẽ có những hành vi mới tích cực và lành mạnh hơn.

Thông qua các kĩ thuật trị liệu mà nhà tham vấn có thể giúp cho học sinh thay đổi được cách nhìn và cách tư duy cũng sẽ được thiết kế lại, dó đó mà các vẫn đề sẽ được học sinh nhìn nhận theo một cách tích cực hơn và cung cấp một cách nhìn mới.

Thuyết phục học sinh: đó là những việc cần làm và nên làm được hướng dẫn có chọn lọc và có trọng tâm.

Cần lưu ý những điểm sau:

– Thuyết phục học sinh chứ không phải là áp đặt. Ý nghĩa của thuyết phục giống như việc kích thích và động viên để cho học sinh làm theo những thao tác đúng. Nói một cách dễ hiểu thì đây là quá trình động viên để học sinh gạt bỏ những thói quen xấu trong tư duy và những hành vi có trong quá khứ.

– Mức độ thuyết phục cũng nên tăng dần, lúc đầu sẽ là những lời động viên nhỏ, dần dần tăng lên vì cần có thời gian để học sinh thích nghi với hoàn cảnh cũng như lịch hoạt động mới.

Mối quan hệ trong tham vấn

Đó là mối quan hệ có tổ chức, xuất phát từ hai phía đề có tinh thần tôn trọng và có tính trung thực.

– Nhà tham vấn phải thực sự muốn giúp và phải có trách nhiệm.

– Học sinh cũng phải tích cực đóng góp vào tiến trình tham vấn một cách thiết thực.

– Hai bên phải luôn đi sát với hợp đồng, để các vấn đề được xử lí một cách có hiệu quả.

– Hai phía không được tạo ra sự gắn kết quá sâu.

3.3. Giai đoạn thứ 3: Kết thúc tham vấn:

Quá trình này diễn ra khi cả hai bên đều đã nhận thấy cuộc tham vấn đã đạt được thành công và đã thực hiện được các thoả thuận trước đó đã có trong bản hợp đồng. Khi quan hệ tham vấn không còn đạt được hiệu quả hoặc phát sinh ra các vấn đề mà vượt quá khả năng của nhà tham vấn thì cuộc tham vấn có thể kết thúc.

Những điểm cần lưu ý:

– Khi kết thúc một quan hệ tham vấn cần lưu ý những điểm sau:

+ Kiểm tra các vấn đề cần tháo gỡ đã được xử lí chưa.

+ Các nhân tố gây ra sự căng thẳng đã được xóa chưa.

+ Kiểm tra khả năng độc lập cũng như khả năng hòa nhập của học sinh.

+ Kiểm tra khả năng ứng xử của học sinh.

+ Khả năng tính toán và dự định của học sinh.

+ Trong cuộc sống học sinh có tìm được ý nghĩa của nó.

– Những cản trở thường gặp: Học sinh và nhà tham vẫn không muốn chấm dứt, kết thúc.

– Bị dừng tham vấn giữa chừng: Do học sinh và nhà tham vấn.

– Có ấn tượng tốt khi kết thúc dịch vụ:

+ Sẽ là một kết thúc tốt khi đó giống như một bước mở đầu cho học sinh bước sang một giai đoạn mới, đó là giai đoạn họ áp dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm họ đã thu nhận được.

+ Cả hai bên đã cùng đạt thoả thuận và cùng nhất trí.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com