Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 19

Kĩ năng sống là kĩ năng quan trọng vô cùng đối với mỗi chúng ta. Vậy giáo dục những kĩ năng đó ở trong độ tuổi trẻ nhỏ lại còn có vai trò, ý nghĩa quan trọng hơn đến như thế nào? Chúng ta sẽ cùng giải đáp thông qua bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 19 dưới đây.

1. Mở đầu bài thu hoạch:

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi vô cùng hiếu động, ham tìm hiểu, khám phá và học hỏi. Ở lứa tuổi này không chỉ cần giáo viên bồi dưỡng thẫm mĩ, đạo đức…mà còn phải được thầy cô trang bị những kĩ năng sống. Vì vậy chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non vô cùng được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.

2. Thân bài thu hoạch:

2.1. Vai trò của kĩ nang sống đối với trẻ em lứa tuổi mầm non:

– Kỹ năng sống là một trong những kĩ năng cần thiết và quan trọng nhất để con người có thể sinh tồn dù là bất kể người nào, trong độ tuổi ra sao. Riêng đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, kĩ năng sống ở giai đoạn này sẽ là kĩ năng ở giai đoạn sơ khai, chớm hình thành nhưng lại là nhịp cầu giúp biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh có thể theo suốt cuộc đời con sau này. Vì vậy, cần thiết phải dạy cho trẻ 3 tuổi hay ngay từ khi còn thơ bé những kĩ năng sống cơ bản nhằm giúp trẻ có thể tự săn sóc và bảo vệ bản thân mình tránh khỏi những nguy hiểm luôn rình rập, xảy ra bất chợt xung quanh.

– Bên cạnh đó việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn có vai trò thúc đẩy sự hoà nhập một cách nhanh chóng với cuộc sống xung quanh của trẻ, để trẻ biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó có thể bồi đắp vốn tri thức phong phú cho trẻ.

– Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ chắc chắn sẽ rơi vào tình huống lúng túng, không biết cách xử lí như thế nào thậm chí là mắc sai lầm, gặp nguy hiểm. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách đúng đắn, phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển bản thân một cách đầy đủ, toàn diện nhất.

2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống:

Những bài học trong khi giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin giao tiếp, truyền tải thông tin, hỏi đáp cùng mọi người xung quanh, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát triển tốt những tiềm năng và sở trường, đam mê, yêu thích của mình.

Kỹ năng sống là một nhân tố tiên quyết trong điều khiển nhận thức và hành vi của con người. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không là phát triển nâng cao thể chất, trí lực cho trẻ mà cũng chính là đang nâng cao sức mạng, trí lực cho xã hội, đất nước sau này.

2.3. Quy trình tạo lập một kĩ năng cho trẻ:

Giáo dục kĩ năng sống trong 3 năm đầu đời có ý nghĩa to lớn cho cả cuộc đời của trẻ. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cũng được nghiên cứu vô cùng kĩ càng, phụ hợp với những đặc tính trong từng lứa tuổi của trẻ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là 3 bước cơ bản để tạo lập một kĩ năng sống cho trẻ:

Bước 1: Tạo cho trẻ tri thức về hành động: Trẻ cần phải được biết được mục đích, đối tượng, cách thức, điều kiện để hành động

Bước 2: Hướng dẫn, gợi ý, làm mẫu cho trẻ: Từ sự hướng dẫn của chứng ta, ta sẽ gợi ý, thúc giục trẻ làm tích cực làm theo những hành động, lời nói, cử chỉ của chúng ta để trẻ có thể tham gia học hỏi, quan sát, làm thử lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ những năng đó như một phản xạ tự nhiên

Bước 3: Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào thực hành luyện tập để hình thành kỹ năng và sử dụng kỹ năng một cách linh hoạt trong những điều kiện khác nhau. Ta có thể tạo dựng những tình huống bất ngờ giống với những gì trẻ được học để trẻ có cơ hội vận dụng và ghi nhớ chúng một cách sâu sắc.

2.4. Các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non:

Thông qua hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động tạo được rát nhiều sự hứng thú, chú ý, phấn khích cho trẻ và cũng là phương pháp tạo cho trẻ nhiều cơ hội để vận dụng những kĩ năng sống vừa được học. Trẻ sẽ được trải nghiệm, thử thách ở nhiều vai trò khác nhau qua các nhân vật chơi.từ đó, trí tưởng tượng của trẻ sẽ được kích thích mạnh, đòi hỏi trẻ phải biết cách xử lí, thực hành kĩ năng kết hợp với đồng đội của mình… Chẳng hạn như trong trò chơi gia đình trẻ phải điều chỉnh, hài hòa các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi tiếp diễn mỗi đứa trẻ bắt buộc phải cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, cộng tác với các bạn khác.

Thông qua sinh hoạt hàng ngày

Thông qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ là phương pháp phổ biến nhất và cũng là phương pháp mà trẻ có thể tiếp thu được nhiều kĩ năng nhất vì sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại. Do đó, trẻ  có thể được rèn luyện rất nhiều lần và thực hiện các công việc đó một cách nhuần nhuyễn, dễ dàng vì nó đã thành nếp sinh hoạt, lối sống thói quen của trẻ. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh – đó chính là cơ hội quý giá để hình thành cho trẻ những kĩ năng sống mới.

Thông qua xem phim, nghe kể chuyện

Thông qua nội dung các bộ phim, hay nghe câu chuyện cũng sẽ kích thích sự học hỏi cao cho trẻ bởi những bộ phim có đặc điểm sinh động, màu sắc sặc sở, còn lời kể chuyện sẽ có giọng điệu trâm bổng vô cùng cuốn hút. Chính điểm đặc sắc này đã thu hút trẻ tập trung cao độ để quan sát, tiếp thu. Một khi đã có sự tập trung cao độ thì chắc chắn việc học hỏi những kĩ năng sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn với trẻ. Tuy nhiên, cần phải biết chọn lựa những bộ phim, câu chuyện sao cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ thì những gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề mới hiệu quả được.

Thông qua hoạt động sáng tạo

Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào? Bị người lạ gọi lại bắt chuyện dụ dỗ trẻ sẽ xử lí ra sao?…

2.5. Dạy kĩ năng sống gì cho trẻ?

Trẻ trước tuổi đến lớp

Là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Chúng có thể đi, nói chuyện và hiểu.

– Vệ sinh: Bắt đầu dạy trẻ ngồi bô. Trong việc này, các bé gái thường dễ dạy bảo hơn bé trai nhưng đừng từ bỏ. Thưởng quà cho cho trẻ hay thậm chí đơn giản chỉ là vỗ tay nói lời khen đến chúng ngay khi chúng làm được việc đó và tiếp tục tác động tới những gì chúng thiếu. Ngoài ra, cần dạy trẻ đánh răng và rửa tay của mình khi thích hợp.

– Công việc nhà: Nếu trẻ có thể chơi với đồ chơi sau đó chúng có khả năng cất trở lại nơi thích hợp. Điều này không phải là giới hạn những đồ chơi. Chúng có thể đặt quần áo bẩn trong các giỏ đựng đồ khi chúng thay quần áo, ăn xong bỏ vỏ vào thùng rác, đặt mũ, dép ở đúng vị trí của nó

– Điều độ: Thiết lập lịch trình cho việc xem truyền hình, chơi, ngủ trưa và vui chơi hàng ngày. Ngay cả nếu chúng muốn tiếp tục thêm một điều gì đó, hướng chúng sang việc làm khác để chúng biết phân chia thời gian của chúng trong suốt cả ngày. Điều này rất quan trọng khi trẻ đến tuổi đi học.

Trẻ mẫu giáo

– Vệ sinh: Trẻ em chơi cùng nhau có thể dễ dàng truyền vi khuẩn, bệnh tật cho nhau. Vì vậy, xin hãy dạy trẻ rửa tay sạch sau khi hắt hơi, bằng cách sử dụng vòi rửa tại phòng tắm hoặc phòng chơi. Trẻ em cũng sẽ có nhận thức đầy đủ về các bộ phận trên cơ thể của mình để học cách tự mặc đồ vào buổi sáng.

– Công việc nhà: Chúng cần phải chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết mỗi ngày trước khi đến trường. Một lần nữa dạy chúng đặt đồ vật ở nơi thích hợp: đồ chơi, món tráng miệng, quần áo và các vật dụng tương tự như vậy. Sử dụng biểu đồ thi đua với các ngôi sao để đánh dấu khi chúng đã hoàn thành một cái gì đó. Biến nó trở nên thật vui vẻ để khiến trẻ quan tâm tới việc giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa.

– Hậu quả: Trẻ ở độ tuổi này chỉ quan tâm đến mình. Khi bạn dạy chúng kĩ năng như chia sẻ hoặc dọn dẹp, hãy đưa ra những hình phạt nếu chúng không thực hiện công việc của mình. Trẻ có thể bị phạt vì nghịch ngợm khuya và buộc đi ngủ sớm. Kỷ luật dẫn đến một sự hiểu biết đúng và sai. Nếu chúng hành động không thích hợp, ngay lập tức chỉ ra vấn đề để chúng biết được hành vi dẫn đến việc bị kỷ luật. Nếu bạn không để chúng nhận thức hậu quả khi làm những hành vi sai trái, đó có thể sẽ là con dao cưa đứt cuộc đời trẻ v

3. Kết luận bài thu hoạch:

Bồi dưỡng thường xuyên những kĩ năng sống cho trẻ có ý nghĩa, vai trò vô cùng cho cuộc đời cho trẻ sau này nói riêng và cho cả cộng nói chung. Nó không chỉ là trách nhiệm mà còn là mong muốn, mục tiêu để phát triển con người, đất nước. Vì vậy đòi hỏi các cán bộ giáo viên cũng như gia đình của trẻ cần phải chung tay phối hợp, kiên trì, nhẫn nại để đạt được hiệu quả cao nhất.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com