Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 38 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 38

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 38

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH38 là bài thu hoạch về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo.

1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này thì hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.

Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ Học sinh yếu sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Học sinh tiểu học.

Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà trường. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho Học sinh được thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho Học sinh.

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng góp phần giáo dục nhân cách, phát triển toàn diện cho Học sinh tiểu học.

Các nghiên cứu về tâm lí – giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơ bản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường.  Từ đó sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của Học sinh, giúp các em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trung thực, mạnh dạn, tự tin,…và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tập thể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, …

Thông qua các hình thức hoạt động như: trò chơi, tham quan du lịch, cắm trại, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật,…, hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp còn giáo dục Học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, giúp các em phát triển thể chất và thẩm mĩ; đồng thời giúp các em giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình học tập cả ngày ở trường.

3. Các đặc điểm của hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học:

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Học sinh tiểu học

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính linh hoạt, mềm dẻo, mở hơn hoạt động dạy học.

 – Nội dung hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Các hình thức đa dạng của hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới Học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

4. Mục tiêu hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học:

– Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở học sinh Tiểu học những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người phù hợp với lứa tuổi các em.

– Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho Học sinh các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động … và phát triển ở Học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác, …

– Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kĩ năng hoạt động tập thể cho học sinh (kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng chuẩn bị hoạt động, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động).

– Tạo cơ hội cho Học sinh tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị – xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, …

– Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần phong phú, lạc quan cho Học sinh;Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho Học sinh.

– Tạo cơ hội cho Học sinh tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị – xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, …

– Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần phong phú, lạc quan cho Học sinh;Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho Học sinh.

5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học:

Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học phải được đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo cơ hội tối đa cho Học sinh được phát triển tiềm năng tiềm ẩn của bản thân mình; tạo cơ hội để các em được rèn luyện, phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, lao động, …

– Nội dung và hình thức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phong phú, đa dạng, tươi vui, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Học sinh, hấp dẫn thu hút Học sinh, không mang tính chất áp đặt, nặng nề, khô cứng, gây nhàm chán cho các em.

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (thời lượng, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ GV, công nhân viên nhà trường, khả năng tài chính, khả năng đóng góp của phụ huynh,…);  phải gần gũi với cuộc sống thực tiễn của Học sinh; phải phù hợp với đặc điểm văn hóa địa phương và yêu cầu giáo dục của  từng vùng, miền, địa phương.

– Tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích cực của Học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp với khả năng của các em: từ đề xuất ý tưởng hoạt động; thiết kế, lập kế hoạch hoạt động; chuẩn bị nội dung, nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động; đến tiến hành và đánh giá kết quả hoạt động.

– Các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học cần phải được bố trí, sắp xếp  đan xen với việc dạy học các môn học khác, với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập, giáo dục của Học sinh, tránh gây áp lực
nặng nề cho GV và Học sinh.

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhà trường, GV dạy nhiều môn, GV dạy môn chuyên biệt, cha mẹ Học sinh, Ban đại diện cha mẹ Học sinh, cán bộ các trung tâm văn hóa, các trung tâm thể dục thể thao ở địa phương, các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, cộng đồng địa phương,… Tuy nhiên, tổng phụ trách Đội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy mô trường. Còn giáo viên chủ nhiệm phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy mô lớp/nhóm.

– Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học phải đảm bảo liên thông với hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS và THPT.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com