Những năm gần đây các loại hình kinh doanh, bán hàng online cho các bà mẹ bỉm sửa, bà mẹ nội trợ, học sinh, sinh viên,…. với lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ như mỹ phẩm, quần áo ngày càng phổ biến. Gần đây, nhiều bạn đọc có thắc mắc, liên quan đến việc cá nhân kinh doanh online có cần có hợp lệ không?
1. Cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì các cá nhân kinh doanh được hiểu là các cá nhân cứ trú có tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, sản xuất theo quy định của pháp luật, theo quy định bao gồm một số trường hợp cụ thể sau đây:
– Tong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật hành nghề độc lập;
– Đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì hoạt động đại lý bán đúng giá;
– Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
– Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ dịch vụ, sản phẩm nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử;
– Sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân;
Như vậy, cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online chính là hình thức bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội như: facebook, twitter, instagram, tiktok… thông qua các website, trang mạng điện tử,…
2. Cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online có hợp lệ không?
Cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online có hợp lệ. Bởi hiện nay, khi có nhu cầu các tổ chức, các cá nhân, doanh nghiệp đều được phép kinh doanh trên Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, các mạng xã hội hoặc các ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động dưới các hình thức kinh doanh online như:
– Hình thức bán hàng thông qua website riêng, đây chính là hình thức kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý website thương mại điện tử;
– Hình thức bán hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, tiktok,… đã được thiết lập dưới hình thức các sàn giao dịch thương mại điện tử. Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động để giới thiệu dịch vụ và sản phẩm.
Các hình thức kinh doanh trên mạng xã hội thông qua một bên trung gian, các đơn vị này được thực hiện các thủ tục cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử thì khi kinh doanh theo hình thức này không cần phải tiến hành được xin bất kỳ giấy phép thương mại điện tử. Nhưng quý bạn đọc, các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online sẽ phải làm thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh trong trường hợp không thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép kinh doanh.
– Hình thức, bán trên các trang mạng xã hội trên các trang mạng xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định;
+ Cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin quy định cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ;
+ Cần phải đảm bảo tính chính xác và trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Thực hiện các quy định khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Tiến hành việc cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình để khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho hoạt động thống kê thương mại điện tử;
+ Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện việc thanh toán, quảng cáo, khuyến mại và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi cung ứng dịch vụ hoặc bán hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến thuế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử thì: tổ chức, thương nhân về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đánh được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ đang hoạt động tại địa chỉ tên miền, được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến với người dùng thì phải tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công thương.
Đối với các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh thì theo quy định nêu trên các tổ chức, thương nhân cần phải tiến hành thông báo với Bộ Công thương về các website thương mại điện tử bán hàng ra chính thương nhân, tổ chức đó thiết lập để phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Đối với các thương nhân kinh doanh online qua mạng xã hội sẽ không phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương, tuy nhiên có trách nhiệm cần phải cung cấp những thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, tình hình kinh doanh,… và phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến thanh toán, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.
Như vậy, các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online là hợp lệ, không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định và không cần phải cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ, hàng hóa, tình hình kinh doanh và đồng thời cần tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo, thành toán và đặc biệt là trong lĩnh vực thuế mà luật LVN Group sẽ phân tích tại mục 3 dưới đây.
3. Các loại thuế mà cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online phải nộp:
Như đã phân tích ở trên, bán hành online được thực hiện thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Như đã phân tích tại mục 1 nêu trên thì các hoạt động thương mại điện tử như các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online là đối tượng phải nộp các loại thuế giá trị gia tăng, nộp thêm thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng viễn thông di động, mạng internet hoặc các mạng mở khác.
Do đó, đối với các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông di động, mang internet,… thì là một trong nhóm đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần phải lưu ý rằng không phải các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online nào cũng phải đóng thuế.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC đối với các cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online mà có thu nhập trên 100.000.000 đồng trong năm dương lịch tính thuế mới thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng và nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân:
Cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch có thể lựa 01 trong 03 phương pháp:
i) Phương pháp kê khai;
ii) Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh;
ii) Phương pháp khoán, để khai, tính thuế và nộp đúng số thuế theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Công tính tính số thuế phải nộp của cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
+ Các khoản thưởng, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
+ Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
+ Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
+ Các doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm: i) Tỷ lệ thuế GTGT; ii) Tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Thứ hai, về lệ phí môn bài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:
– Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
– Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
– Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân kinh doanh bán mỹ phẩm online theo quy định là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
– Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.