Các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào?

Các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào?

Hiện nay, nạn buôn bán người qua biên giới đang xảy ra rất nhiều, đặc biệt là ở những vùng vao, vùng dân tộc ít người. Vậy các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào?

1. Các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào? 

1.1. Thế nào là buôn bán người qua biên giới?

Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Nhànước ban hành Chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngta đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới chỉ đạo tập trung chođấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm vềan ninh quốc gia, tội phạm vềtham nhũng cũng đề cập đến tội phạm vềmua bán người. Ngoài ra, Quốc hội cũng đã thông qua và ban hành Luật phòng, chống mua bán người năm 2011.

Việt Nam ta làmột trong những nước sớm tham gia vàoCông ước quốc tế về phòng chống buôn bán người của Liên hiệp quốc đặc biệt là nạnbuôn bán phụ nữ và trẻ em, đã ký hiệp định song phương với một số quốc gia lân cận về phòng chống nạnmua bán người. Trong Bộ luật hình sự nướcViệt Nam, tội mua bán người, mua bán trẻ em đã được quy định rõ ràng và cũngtrở thành một trong những công cụ đắc lực quan trọng trong công tác phòng chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em.

Tại Điều 3 củaNghị định thư Palermo của Liên hiệp quốc ngày 15/11/2000 mà Việt Nam tatham gia ký phê chuẩn quy định vềkhái niệm buôn bán người, tại Điều này đãquy định rõ “Buôn bán người” có nghĩa là việc thựchiện mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích đểbóc lột bằng cách làsử dụng vũ lực hay bằng những hình thức nhưép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng vềquyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hoặcnhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng thuận của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm việc bóc lột mại dâm những người khác hay lànhững hình thức bóc lột tình dục khác, những hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, lô lệ hay lànhững hình thức tương tự lô nệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

Như vậy,có thể hiểu hành vi buôn bán người qua biên giới chínhlà hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc cácthủ đoạn khác nhằm thực hiện các hành vi buôn bán người qua biên giới.

1.2. Các hành vi buôn bán người qua biên giới:

Tại Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, căn cứ điều này thì ta có thể hiểu các hành vi buôn bán người qua biên giới chínhlà việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc cácthủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

– Chuyển giao người qua biên giới để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo đối với người dưới 16 tuổi

– Tiếp nhận người qua biên giới để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo đối với người dưới 16 tuổi

– Chuyển giao người qua biên giới để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tiếp nhận người qua biên giới để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để nhằmthực hiện hành vi chuyển giao người qua biên giới để nhận tiền, nhậntài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người qua biên giới để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

1.3. Các hành vi buôn bán người qua biên giới sẽ bị xử lý thế nào?

Những hành vi buôn bán người qua biên giới sẽbị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150và 152 Bộ luật Hình sự 2015 sửađổi bổ sung 2017 với mức phạt như sau:

1.3.1. Đối với người từ 16 tuổi trở lên: 

Căn cứ Điều 150 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

– Khung 1: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng nhữngthủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người quabiên giới nhằmđể giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

+) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người quabiên giới để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì cácmục đích vô nhân đạo khác;

+) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác nhằmđể thực hiện hành vichuyển giao người qua biên giới để nhận tiền, nhậntài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người qua biên giới để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

+) Có tổ chức;

+) Vì động cơ đê hèn;

+) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) từ 11% đến 45%;

+) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên,;

+) Đưa nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) ra khỏi biên giới của nướcta;

+) Đối với từ 02 đến 05 người;

+) Phạm tội 02 lần trở lên.

– Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+) Có tính chất chuyên nghiệp;

+) Đã lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân;

+) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) 46% trở lên;

+) Làm nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) chết hoặc tự sát;

+) Đối với 06 người trở lên;

+) Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể sẽbị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bịphạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1.3.2. Đốivới người dưới 16 tuổi:

Căncứ Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt như sau:

– Khung 1: Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

+) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi quabiên giới để giao, nhận tiền, tài sản hoặc cáclợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

+) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi quabiên giới để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

+) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vichuyển giao người qua biên giới để nhận tiền, nhậntài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người qua biên giới để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;

+) Đối với từ 02 người chođến 05 người;

+) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+) Đưa nạn nhân (người bị buôn bán qua biên giới) ra khỏi biên giới của nướcta;

+) Phạm tội 02 lần trở lên;

+) Vì động cơ đê hèn;

+) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

+) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.

– Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽbị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+) Có tổ chức;

+) Có tính chất chuyên nghiệp;

+) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân(người bị buôn bán qua biên giới) 46% trở lên;

+) Đã lấy cácbộ phận cơ thể của nạn nhân;

+) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

+) Đối với 06 người trở lên;

+) Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, bịcấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmmột công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm,bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Các yếu tố cấu thành tội buôn bán người qua biên giới:

– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có những dấu hiệu sau:

+ Có hành vi mua bán người quabiên giới để thu lợi bất chính. Hành vi này sẽthể hiện dưới hình thức làdùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác nhằmđể đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

Trên thực tế, thì việc mua bán người sẽđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường thìđược thực hiện một cách lén lút với những hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá…

+ Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trongtrường hợp người bị hại (người bị buôn bán qua biên giới) dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Lưu ý:

+ Tội phạm được coi là hoàn thành khi màngười phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếunhư việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sẽkhông phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

– Khách thể:

Hành vi phạm tội buônbán người qua biên giới xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

– Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm buônbán người qua biên giới này với lỗi cố ý.

Mục đích tội phạm làvì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tộibuôn bán người.

– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào cóđủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com