1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà theo đó người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại; cây cố đổ gãy gây thiệt hại; nhà cửa, công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại; gia súc gây thiệt hại…

Ví dụ:

“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

=> Với điều luật này, về nguyên tắc khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác, chủ sở hữu ohair chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho súc vật đó mà không cần yếu tố lỗi ở đây.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng là một trong các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về cơ bản, nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.

Trân trọng!

 

2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

a. Một loại trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng nói chung là trách nhiệm của người phải bồi thường đối với người được bồi thường (những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự) mà không phải là trách nhiệm của người gây thiệt hại với nhà nước. Việc xác định thiệt hại, chủ thể phải bồi thường, nguyên tắc, năng lực bồi thường,… được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự mà không phải quy phạm pháp luật hình sự hay quy phạm pháp luật hành chính.

b. Là trách nhiệm mang tính tài sản (trách nhiệm vật chất)

Thiệt hại xảy ra trên thực tế có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Nhưng người chịu TNBT không phải chịu một sự tổn thất tương tự về sức khỏe, tính mạng,… mà thiệt hại phải bồi thường luôn được xác định bằng một lượng tài sản nhất định, người phải bồi thường chỉ phải chịu tổn thất về tài sản.

c. Là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu

về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận về phương thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật, phải thực hiện một công việc,… Tuy nhiên, việc bồi thường dù có được thực hiện bằng phương thức nào đi chăng nữa thì cũng hướng tới việc bù đắp những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tức là người có trách nhiệm bồi thường phải bù đắp những thiệt hại được tính toán bằng một lượng tài sản nhất định (phải chấp nhận mất đi một lợi ích nhất định).

d. Chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra

Thực tế, nhiều loại trách nhiệm khác phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm xảy ra, cho dù hành vi đó chưa gây ra hậu quả (ví dụ trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh nếu đã có thiệt hại đối với một chủ thể nhất định. Tức là sự vi phạm phải gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của thiệt hại trong việc xác định các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Neu hành vi trái pháp luật (không thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản) đã được thực hiện mà không có thiệt hại thực tế xảy ra thì mục đích bù đắp tổn thất sẽ không được đặt ra.

e. Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế.

Việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được cụ thể hóa bằng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận (chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc để bù đắp tổn thất,…). Tức là trong quan hệ đó, bên phải thực hiện nghĩa vụ (bên phải bồi thường) là bên phải gánh chịu những bất lợi, còn bên có quyền (bên được bồi thường) sẽ được hưởng những lợi ích mà bên kia mang lại. Sự đối lập nhau về lợi ích có thể khiến cho bên có trách nhiệm bồi thường không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên bị thiệt hại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ được đặt ra để ngăn chặn tình trạng này.

f. Phát sinh giữa các chủ thể chưa từng có quan hệ hợp đồng hoặc đã có quan hệ hợp đồng

Trường hợp này có thể phát sinh giữa các chủ thể chưa từng có quan hệ hợp đồng hoặc đã có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không có liên quan đến những thỏa thuận trong hợp đồng.

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng luôn phát sinh giữa các chủ thể đã có quan hệ họp đồng với nhau, và thiệt hại xảy ra luôn là hậu quả của sự vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại hoàn toàn ngược lại. Thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật hoặc sự kiện tài sản gây thiệt hại trái pháp luật, chứ không có bất kì sự liên quan nào đến các thỏa thuận trong họp đồng, kể cả trong trường hợp các bên đã hoặc đang có quan hệ hợp đồng với nhau.

 

3. Đặc điểm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng có những đặc điểm riêng biệt sau

a. Hoạt động của tài sản là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại

Hiện nay vẫn còn tồn tại hai luồng ý kiến xung quanh vấn đề tài sản gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản hay không?

Ý kiến thứ nhất cho rằng khi tài sản gây thiệt hại vẫn tồn tại hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác, và hành vi trái pháp luật này có thể tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động và đó là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.

Ý kiến thứ hai (cũng là quan điểm của tác giả) cho rằng khi tài sản gây thiệt hại có thể tồn tại hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác, nhưng hành vi này không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.

=> Hành vi này là hành vi liên quan đến hoạt động quản lý tài sản, và thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu của hành vi quản lý tài sản. Có trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, có trường họp tài sản không gây ra thiệt hại. Vì vậy, có thể thấy thiệt hại xảy ra là hậu quả của sự hoạt động của tài sản, tức là không tồn tại hành vi gây thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản.

b. Lỗi không phải là điều kiện bắt buộc phải chứng minh trong thiệt hại

Đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi của chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản.

Thực tế cho thấy, lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi trái pháp luật và có ý thức của con người. Do đó, khi tài sản gây thiệt hại thì bản thân tài sản không thể bị coi là có lỗi, bởi vì hoạt động gây thiệt hại của tài sản không thể coi là một hành vi có ý thức.

Tuy nhiên, điều này cũng không thể khẳng định khi tài sản gây thiệt hại thì không có lỗi của bất kỳ một chủ thể nào. Bởi vì, sự tồn tại và hoạt động của tài sản luôn nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc một chủ thể nhất định. Mặc dù, người quản lý tài sản không có hành vi gây ra thiệt hại, nhưng việc tài sản thuộc sự quản lý của họ gây ra thiệt hại thì mặc nhiên xác định là họ có lỗi trong quản lý tài sản.

c. Cơ sở xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Khi tài sản gây thiệt hại, việc xác định chủ thể bồi thường không chỉ dựa trên cơ sở hành vi trái pháp luật mà còn dựa vào nguyên tắc hưởng lợi và gánh chịú rủi ro do tài sản mang lại.

Do đó, khi xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, chúng ta không chỉ căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức và năng lực về tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản tại thời điểm tài sản gây thiệt hại, mà còn phải căn cứ vào việc chủ thể có được hưởng lợi ích và các quyền năng đối với tài sản hay không.

d. Chủ thể chịu chịu trách nhiệm bồi thường có thể xác định theo thỏa thuận

Đối với trường họp tài sản gây thiệt hại, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về cở bản vẫn do pháp luật quy định. Theo đó, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, hay của chủ thể khác (người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, người thứ ba,…) đều được quy định một cách cụ thể trong từng trường họp. Tuy nhiên, trong một số trường họp nhất định, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra lại phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.

Trân trọng!

 

4. Chủ thể chịu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phải xác định theo thỏa thuận các bên?

Theo như trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng có những đặc điểm riêng biệt, “Chủ thể chịu chịu trách nhiệm bồi thường có thể xác định theo thỏa thuận” là một trong những đặc điểm này.

Đối với trường họp tài sản gây thiệt hại, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về cở bản vẫn do pháp luật quy định.

Theo đó, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, hay của chủ thể khác (người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, người thứ ba,…) đều được quy định một cách cụ thể trong từng trường họp.

Theo nguyên tắc, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, hay của chủ thể khác (người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, người thứ ba,…) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ do tài sản gây ra lại phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”

Trân trọng!

 

5. Trong thiệt hại do tài sản gây ra, lỗi của chủ sở hữu có bắt buộc phải chứng minh?

Lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi trái pháp luật và có ý thức của con người. Do đó, khi tài sản gây thiệt hại thì bản thân tài sản không thể bị coi là có lỗi, bởi vì hoạt động gây thiệt hại của tài sản không thể coi là một hành vi có ý thức.

Theo đó, chủ sở hữu là chủ thể, có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận. Mỗi chủ thể với tư cách là chủ sở hữu thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau; có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu…

Như vậy, đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi của chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản.

Trân trọng!