Đáp án bài kiểm tra môn Tự nhiên xã hội mô đun 2 Tiểu học

Tự nhiên và xã hội là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Sau đây chúng tôi xin gửi đến thầy cô đáp án bài kiểm tra môn Tự nhiên xã hội mô đun 2 Tiểu học chuẩn nhất.

1. Bài tập về Một số vấn đề cơ bản:

Bài tập 1. Hãy liệt kê tối đa năm thay đổi Thầy/Cô đã thực hiện đối với việc giảng dạy của mình để hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh qua môn Tự nhiên và xã hội kể từ sau khi hoàn thành mô đun 1: Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT – MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Những thay đổi này đem lại lợi ích gì cho học sinh?

Đáp án:

– Xây dựng những điều kiện tích cực để học sinh độc lập hơn, chủ động hơn trong hoạt động học tập.

– Chú trọng phát triển kỹ năng, phẩm chất của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông.

– Đổi mới những phương pháp đánh giá kỹ năng, đạo đức của học sinh  theo  tiêu chí của chương trình mà môn học tự nhiên xã hội yêu cầu.

– Giáo viên có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt hơn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học  để bài học đạt hiệu quả cao nhất.

– Học sinh tích cực hơn, có thái độ yêu thích hơn đối với tự nhiên và xã hội.

– Các kỹ năng  và đặc điểm của học sinh phát triển và thể hiện rõ ràng hơn trong suốt quá trình học tập.

Bài tập 2. Chọn ba yêu cầu cần đạt về phẩm chất có nhiều cơ hội phát triển trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội: Tình yêu con người, thiên nhiên; Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; Ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; Ý thức sinh hoạt nề nếp; Tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Đáp án:

Ba yêu cầu cần đạt về phẩm chất có nhiều cơ hội phát triển trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội là:

– Tình yêu con người, thiên nhiên.

– Ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng.

– Tinh thần trách nhiệm với môi trường.

2. Câu hỏi phương pháp quan sát:

Bài tập 1. Hãy nêu 3 lợi ích của việc học tập qua quan sát trên đối với học sinh.

Đáp án:

Lợi ích của việc học tập qua quan sát đối với học sinh:

–  Cho học sinh cơ hội để trải nghiệm thực tế cũng như nắm bắt kiến thức một cách trực quan.

– Qua quá trình quan sát những kiến thức mà học sinh tiếp thu sẽ cụ thể, khắc sâu cũng như dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn.

– Năng lực và khả năng tư duy, quan sát của học sinh ngày càng được hoàn thiện.

Bài tập 2. Liên hệ với việc dạy của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp quan sát.

Đáp án:

Lập kế hoạch cho học sinh quan sát các đối tượng cụ thể, rõ ràng, tích hợp và phân biệt.

 Phương pháp hợp tác nhóm:

 – Hoạt động tập thể nhóm được chú ý, có sự phối hợp giữa các học sinh để tạo ra sản phẩm.

 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh.

 Bước 2: Học sinh làm việc trực tiếp với nhóm của mình.

 Bước 3: Trình bày kết quả của nhóm trước lớp.

3. Bài tập Phương pháp hợp tác theo nhóm:

Bài tập 1. Hãy nêu 3 lợi ích của việc học tập qua hợp tác theo nhóm đối với học sinh:

Đáp án:

Ba lợi ích của việc học tập hợp tác theo nhóm đối với học sinh là:

– Năng lực của học sinh được tạo lập và trao dồi đó là: giao tiếp nhóm và hợp tác, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.

– Quá quá trình hợp tác nhóm, học sinh ngày càng tự tin trước đám đông hơn.

– Thông qua thảo luận nhóm, các kỹ năng tư duy của học sinh được hình thành và rèn luyện.

Bài tập 2. Liên hệ với việc dạy của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm.

Đáp án:

– Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh làm việc nhóm dựa trên nội dung bài học và  vấn đề.

Có thể sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột để thúc đẩy việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm.

– Bước 1: Đặt câu hỏi với tình huống với tình huống có vấn đề.

– Bước 2: Qua quá trình bắt đầu quan sát, đặt câu hỏi nghiên cứu.

– Bước 3: Đưa ra những giả định giải quyết vấn đề.

– Bước 4: Tìm tòi nghiên cứu thông qua quá trình thực nghiệm.

– Bước 5: Chỉnh sửa, rà soát và công bố kết quả.

4. Bài tập về các phương pháp dạy học:

Bài tập 1. Chọn ba phương pháp có nhiều cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Phương pháp quan sát

Phương pháp đóng vai

Phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp trò chơi

Phương pháp dạy học tình huống

Phương pháp điều tra

Phương pháp thực hành

Phương pháp dự án

Đáp án:

3 phương pháp có nhiều cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội: Phương pháp đóng vai; Phương pháp dạy học tình huống; Phương pháp dự án

Bài tập 2. Chọn 1 phương pháp có nhiều cơ hội phát triển các thành phần năng lực khoa học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

Phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp đóng vai

Phương pháp bàn tay nặn bột

Phương pháp trò chơi

Đáp án:

Phương pháp có nhiều cơ hội phát triển các thành phần năng lực khoa học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là phương pháp bàn tay nặn bột.

Bài tập 3. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp.

1. Phương pháp Quan sát

a, Mọi thành viên trong nhóm đều được phân công trách nhiệm, hợp tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ chung được giao.

2. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm

b, Học sinh được tổ chức học ở ngoài lớp học để tìm hiểu một vấn đề và sau đó xử lý các thông tin thu thập được để rút ra kết luận, nêu các giải pháp hoặc kiến nghị

3. Phương pháp trò chơi

c, Học sinh tìm hiểu vấn đề học tập hay thể nghiệm những kiến thức, hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi

4. Phương pháp điều tra

d, Học sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp các em hiểu rõ và vận dụng lý thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng.

5. Phương pháp thực hành

e, Học sinh sử dụng các giác quan, trước hết là cơ quan thị giác để thu thập thông tin. Sau đó học sinh phải xử lý thông tin đã tìm được để rút ra kết luận

Đáp án:

1 – e

2 – a

3 – c

4 – b

5 – d

5. Bài tập trắc nghiệm:

Bài tập 1. Sắp xếp các phương án sau theo thứ tự đúng các bước thực hiện phương pháp hợp tác theo nhóm

a, Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn chung cả lớp

b, Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

c, Trình bày, thảo luận và tổng kết trước lớp

Đáp án: 

1- c; 2 – b; 3 – a

Bài tập 2. Sắp xếp các phương án sau theo thứ tự đúng các bước thực hiện phương pháp quan sát:

a, Lựa chọn đối tượng quan sát

b, Xác định mục đích quan sát

c, Tổ chức và hướng dẫn quan sát

d, Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát

Đáp án: 

1- b; 2 – d; 3 – c ;4 – a

Bài tập 3. Sắp xếp các phương án sau theo thứ tự đúng các bước thực hiện phương pháp nặn bột?

a, Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

b, Quan niệm ban đầu và câu hỏi nghiên cứu

c, Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

d, Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu

e, Kết luận và hệ thống hóa kiến thức

Đáp án: 

1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c; 5 – e

Bài tập 4. Kỹ thuật khăn trải bàn đòi hỏi mỗi cá nhân ghi lại các ý kiến của mình về một nội dung trước khi chia sẻ ý kiến trong nhóm lớn. Ý kiến của nhóm là ý kiến đã được tất cả các em nhất trí. Quan điểm trên đúng hay sai?

Đáp án: Quan điểm trên đúng

Bài tập 5. Hai kĩ thuật dạy học có nhiều cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội?

Đáp án: 

– Kĩ thuật khăn trải bàn

– Kĩ thuật mảnh ghép

Bài tập 6. Sắp xếp các ý sau theo thứ tự đúng các bước của “Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học một chủ đề/bài học”

a, Lựa chọn nội dung của bài học/chủ đề trong môn Tự nhiên và Xã hội

b, Xác định những yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề môn Tự nhiên và Xã hội

c, Cụ thể hóa những biểu hiện của phẩm chất, năng lực cần hình thành trong bài học/chủ đề đó

d, Lựa chọn thiết bị, đồ dùng, phương tiện để tổ chức bài học/chủ đề đó

e, Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học

f, Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Đáp án: 

1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c; 5 – e; 6 – f

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com