Điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty đấu giá tài sản

Công ty đấu giá hiện nay được thành lập rất phổ biến. Dưới đây là điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty đấu giá tài sản: 

1. Điều kiện thành lập công ty đấu giá tài sản: 

Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật đấu giá tài sản năm 2016, doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập dưới hai loại hình, cụ thể là: 

– Doanh nghiệp tư nhân. 

– Công ty hợp danh. 

Thứ hai, về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân đấu giá tài sản cần đáp ứng các điều kiện sau: 

– Chủ doanh nghiệp phải là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp. 

Thứ ba, về việc thành lập công ty hợp danh phải đảm bảo điều kiện: 

– Phải có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên. 

– Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên. 

Thứ tư, điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất: 

Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty đấu giá tài sản: 

Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh: 

Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nguồn vốn, người có nhu cầu tiến hành thành lập công ty đấu giá tài sản với loại hình doanh nghiệp gồm: 

– Doanh nghiệp tư nhân. 

– Công ty hợp danh. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh những ngành nghề sau đây: 

– Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa (461- 4610).

 Cụ thể: Đấu giá hàng hóa (46103). 

Nhóm ngành nghề này bao gồm: Các hoạt động của người có tài sản đấu giá tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng công khai để chọn người mua trả giá cao nhất về các loại hàng hóa:

+ Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống, nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm;

+ Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất công nghiệp, phân bón;

+ Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

+ Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giày dép, các sản phẩm da và giả da;

+ Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng;

+ Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay;

+ Giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty: 

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đấu giá tài sản bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 

– Điều lệ của doanh nghiệp đối với công ty đấu giá hợp danh.

– Chứng chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân; Chứng chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). 

– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cam kết bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá tài sản.

– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền hợp pháp. 

Bước 3: Nộp hồ sơ: 

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu: 

Sở tư pháp sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp đấu giá tài sản. Thời gian giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan giải quyết sẽ phải thông báo bằng văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung đến người có yêu cầu và thực hiện nộp lại theo quy trình trước đó.

Về nguyên tắc doanh nghiệp bị từ chối hoàn toàn có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành công bố thông tin: 

Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký  và công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản. 

Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, sau đó tiến hành công bố nội dung của doanh nghiệp đấu giá tài sản bao gồm: 

– Tên doanh nghiệp đấu giá tài sản. 

– Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh, văn phòng đại diện. 

– Số, ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động. 

– Thông tin của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân: họ và tên, số chứng chỉ hành nghề đấu giá. 

Thông tin của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh: họ và tên, số chứng chỉ hành nghề đấu giá. 

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đấu giá tài sản: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật đấu giá tài sản năm 2016, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đấu giá tài sản bao gồm: 

3.1. Quyền của doanh nghiệp đấu giá tài sản: 

– Quyền cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. 

– Trên cơ sở quy định của pháp luật được quyền tuyển dụng đấu giá viên để làm việc cho doanh nghiệp của mình. 

– Có quyền yêu cầu người có tài sản đấu giá phải cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác, cung cấp giấy tờ có liên quan. 

– Theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được quyền nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chí phí đấu giá tài sản. 

– Được cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá. 

– Thực hiện các dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và những dịch vụ khác có liên quan. 

– Có quyền xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản. 

– Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. 

– Có quyền đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.

– Có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật. 

– Có quyền khác theo quy định của pháp luật. 

3.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp đấu giá tài sản: 

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 24 Luật đấu giá tài sản năm 2016, doanh nghiệp đấu giá tài sản phải có các nghĩa vụ sau đây: 

– Thực hiện việc đấu giá tài sản trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định. 

– Chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản. 

– Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo đúng quy định. 

– Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. 

– Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá. 

– Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá nếu có xảy ra thiệt hại. 

– Theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. 

– Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá. 

– Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên. 

– Thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức. 

– Danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức, có nghĩa vụ báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở. 

– Trường hợp đột xuất có yêu cầu thì phải báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm. 

Doanh nghiệp nào có chi nhánh thì phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động. 

– Về việc thanh kiểm tra, doanh nghiệp đấu giá tài sản phải có nghĩa vụ thực hiện theo. 

4. Tiêu chuẩn và hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá: 

4.1. Tiêu chuẩn của đấu giá viên: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đấu giá tài sản năm 2016, tiêu chuẩn của một đấu giá viên bao gồm: 

– Phải là công dân Việt Nam, thường trú ở tại Việt Nam và đảm bảo tuân thủ hiến pháp, pháp luật. 

– Có phẩm chất đạo đức tốt. 

– Về trình độ: có bằng tốt nghiệp đại học. 

Trường hợp trên đại học thuộc một trong những chuyên ngành sau: luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng. 

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá. 

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

4.2. Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: 

Hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá bao gồm: 

– Một ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

– Phiếu lý lịch tư pháp. 

– Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. 

– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng. 

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). 

– Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. 

Bước 2: Nộp hồ sơ: 

Người có nhu cầu nộp hồ sơ đến Bộ Tư pháp. 

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu: 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, thời hạn giải quyết là 15 ngày. 

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Luật đấu giá năm 2016. 

Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật đấu giá tài sản.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com