Mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch mới nhất

Hiện nay, khi xin vào Đảng cá nhân phải thực hiện thẩm tra lý lịch. Dưới đây là mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch mới nhất: 

1. Mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch mới nhất: 

ĐẢNG BỘ……….

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số -GT/…

…….., ngày…tháng…năm…

GIẤY GIỚI THIỆU

(Có giá trị đến ngày …… tháng …… năm ………)

Kính gửi: Đảng ủy (hoặc chi ủy) cơ sở……………….

Đảng ủy/Chi ủy cơ sở: …………

Giới thiệu đồng chí: …………..là ……………

Đến lấy ý kiến nhận xét của các đồng chí về lý lịch của người xin vào Đảng là: …………….

Nội dung cần được các đồng chí thẩm định, để nhận xét vào lý lịch của người xin vào Đảng như sau:…………….

Mong các đồng chí quan tâm giúp đỡ.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: Đảng ủy/Chi ủy.

T/M ĐẢNG ỦY/CHI ỦY…………….

BÍ THƯ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

2. Mục đích của việc làm giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch: 

Ban Tổ chức Trung ương hiện ban hành Hướng dẫn số 12/HD/BTCTW, ngày 17/5/2012 nhằm hướng dẫn về nghiệp vụ công tác đảng viên cũng như cách lập các biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức Đảng. Theo đó, giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch với mục đích cấp ủy Chi bộ, Đảng bộ cơ sở cử đảng viên hoặc đảng ủy viên trực tiếp đến cơ quan, đơn vị, địa phương của người xin vào Đảng và thân nhân của người xin vào Đảng để thẩm tra. 

Nếu như không lập mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên tiến hành đi thẩm tra lý lịch thì cá nhân tại đơn vị, cơ quan đó sẽ không thể thực hiện công tác thẩm tra được. 

Mẫu giấy này có giá trị như một mẫu giấy thông hành để người Đảng viên thực hiện nhiệm vụ được cơ quan, chi bộ Đảng giao phó xuống thực tế các cơ quan để thẩm tra, xác minh lý lịch cá nhân xin vào Đảng một cách thuận lợi. Có những đơn vị, cơ quan chỉ tiếp nhận và chấp thuận những Đảng viên về đưa ra được giấy xác minh đúng mẫu. 

Mẫu giấy này có vai trò rất quan trọng, đó được xem như là hình thức để chứng minh, xác thực sự uy tín của một người Đảng viên. 

3. Quy định chung của việc thẩm tra lý lịch Đảng viên: 

3.1. Về đối tượng cần thực hiện thẩm tra lý lịch Đảng viên: 

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

3.2. Nội dung của việc thẩm tra lý lịch Đảng viên: 

– Trường hợp đối tượng là người vào Đảng: 

Nội dung thẩm tra: 

+ Xác định rõ các vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay. 

+ Xác định công tác về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 

+ Xác định về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Trường hợp đối tượng là người thân của người vào Đảng: 

+ Xác định rõ các vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay. 

+ Xác định công tác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.3. Phương pháp tiến hành thẩm tra lý lịch của Đảng viên: 

– Không phải thẩm tra, xác minh đối với trường hợp người xin vào Đảng có đối tượng là người thân (cụ thể là cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ) là Đảng viên và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.

– Không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng) đối với trường hợp vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên, bao gồm cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định. 

– Tiến hành thẩm tra, xác minh những nội dung nào chưa được rõ ràng. 

Đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ với nội dung cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận mà có nội dung nào chưa được rõ. 

– Với những nội dung mà đã nắm rõ được trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì khi đó chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Đối với lực lượng vũ trang, việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng sẽ được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. 

Phải tiến hành thẩm tra, xác minh lại với những nội dung chưa được rõ ràng. 

– Trường hợp đối tượng là người đang ở nước ngoài, khi đó tiến hành đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Trường hợp đối tượng thẩm tra là người thân của người xin vào Đảng mà đang ở nước ngoài thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận. 

– Trường hợp cả người xin vào Đảng cùng với người thân của họ đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, khi đó đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những đối tượng trên. 

3.4. Trách nhiệm của các cấp đảng ủy và đảng viên: 

Một là, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: 

– Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

– Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch. 

– Trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng, tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung. 

Hai là, trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

– Thực hiện kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng. 

– Thực hiện gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra. 

– Sau khi có kết quả thì thực hiện việc tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

4. Hướng dẫn lập mẫu giấy giới thiệu cử Đảng viên đi thẩm tra lý lịch: 

– Điền đầy đủ và chính xác tên của Đảng bộ và Đảng ủy/Chi ủy cùng với số hiệu lập văn bản ở bên trái khổ giấy, vị trí trên cùng.

– Viết rõ và in hoa Quốc hiệu, tiêu ngữ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ở phần bên phải, ngang hàng với tên và số hiệu chính

– Ghi thông tin về địa điểm, ngày tháng lập giấy ở tại phía dưới tên Đảng. 

– Sau các yếu tố trên sẽ là tên giấy tờ kèm theo thông tin về thời gian hiệu lực ở giữa trang giấy. 

Tên văn bản ghi đầy đủ và in hoa là: GIẤY GIỚI THIỆU. 

Tiếp theo đó là xác lập ngay giá trị của giấy tờ bằng dòng ghi chú đặt trong ngoặc và bên dưới tên “Có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …

– Phần kính gửi:  ghi đầy đủ tên của Đảng ủy/Chi ủy – nơi mà sẽ đến để xác minh lý lịch Đảng cho đối tượng xin vào Đảng.

– Ghi đầy đủ thông tin của Đảng ủy/Chi ủy sẽ cử người tời xác minh thông tin lý lịch cho người xin kết nạp Đảng.

– Đến mục thông tin của người được giới thiệu đi xác minh: ghi rõ họ và tên và chức vụ đảm nhận. 

– Điền đầy đủ thông tin nội dung cần xác minh, có thể kể đến những nội dung như sau: 

+ Ý thức trong việc chấp hành luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương nơi sinh sống.

+ Lịch sử về hoạt động chính trị. 

+ Phẩm chất, đạo đức, các mối quan hệ. 

+ Ý thức trong quá trình làm việc, học tập. 

+ Trình độ nghiệp vụ

+… 

– Cuối cùng, điền đầy đủ thông tin nơi nhận và lưu trữ giấy tờ đó.

Thay mặt của Đảng viên sẽ ghi rõ chức danh của mình, đồng thời ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW nghiệp vụ công tác Đảng viên. 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com