Hiện nay, việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội đang trở nên rất phổ biến. Từ đó kéo theo nhu cầu quảng cáo, marketing trên nền tảng số cũng phát triển theo. Nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh online đã thuê những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) quảng cáo sản phẩm của mình trên trang cá nhân của họ. Dưới đây là Mẫu hợp đồng thuê KOLs mới nhất và chuẩn nhất hiện nay.
1. Mẫu hợp đồng thuê KOLs mới nhất và chuẩn nhất hiện nay:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
(V/v: Thuê KOLs review sản phẩm)
– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ luật quảng cáo năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ luật sở hữu trí tuệ;
– Căn cứ nhu cầu khả năng và sự tự nguyện của các bên
Hôm nay ngày…..tháng….năm…… tại trụ sở công ty………….Chúng tôi gồm:
BÊN THUÊ QUẢNG CÁO ( Sau đây gọi tắt là bên A):
– Tên công ty:……….
– Địa chỉ: ………….
– Điện thoại: …………..
– Fax: …………….
– Mã số thuế: ……………….
– Số tài khoản: …………………. Ngân hàng:…………. Chi nhánh:…………..
Do ông (bà):…………. Chức vụ:…………….. làm người đại diện theo pháp luật.
BÊN NHẬN DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (Sau đây gọi tắt là bên B):
– Ông/ Bà:……………
– Sinh ngày:…………
– Số căn cước công dân:…………ngày cấp:……….. nơi cấp:…………
– Số điện thoại liên hệ: ………….
– Địa chỉ liên hệ:…………
– Tên Facebook/ Instagram:…………
– Số tài khoản:……………Ngân hàng:………….Chi nhánh:…………..
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
Điều 1: Nội dung công việc:
Bên A thuê bên B làm dịch vụ quảng cáo bằng hình thức…………
Về nội dung công việc: Bên B sử dụng sản phẩm mà bên A gửi đến và bên B quảng cáo sản phẩm kinh doanh của A trên trang cá nhân của bên B.
Chi tiết quảng cáo: Bên A sẽ gửi cho bên B sản phẩm mà bên A đang kinh doanh và bên B có trách nhiệm sử dụng sản phẩm, chụp ảnh và quay video quảng cáo sản phẩm và đăng tải lên trang cá nhân của bên B. Trong bài đăng đó có kèm theo “caption” mang tính chất quảng cáo và gắn thẻ bên A.
Điều 2: Phương thức, phương tiện quảng cáo:
Về phương thức quảng cáo: Bên B quảng cáo sản phẩm của bên A thông qua hình ảnh và video.
Về phương tiện quảng cáo: Trang mạng xã hội cá nhân của bên B là Facebook và Instagram.
Lưu ý: Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hóa thể thao, hỗ trợ triển lãm. Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng. Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Điều 3: Chi phí dịch vụ quảng cáo và phương thức thanh toán:
Tổng chi phí dịch vụ theo hợp đồng là: ………… đồng (Bằng chữ: ………..). Trong đó bao gồm: Phí dịch vụ quảng cáo là: ………. đồng; Chi phí về nguyên, vật liệu là: ……….. đồng; Các chi phí khác (nếu có): ………… đồng.
Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho bên B bằng tiền Việt Nam bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản của bên B:……… Ngân hàng:…….. Chi nhánh:………. và được chia ra ……….. lần. Cụ thể:
– Lần thứ nhất: 50% tổng chi phí dịch vụ sau khi bên A gửi sản phẩm cho bên B;
– Lần thứ hai: 50% tổng chi phí dịch vụ còn lại sau khi bên B gửi sản phẩm quảng cáo cho bên A theo công việc đã thoả thuận.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A:
4.1. Quyền của bên A:
– Lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại; hình thức; nội dung; phương tiện; phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
4.2. Nghĩa vụ của bên A:
– Bên A có nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác về các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp cho bên B;
– Khi có sự tranh chấp của bên thứ ba về những nội dung thông tin, kinh tế, nhãn hiệu, hàng hóa, bản quyền đối với bên A thì bên A phải tự chịu trách nhiệm và giải quyết. Trong trường hợp đó nếu bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên A bồi thường thì bên A có trách nhiệm bồi thường chi phí cho bên B;
– Trả dịch vụ quảng cáo cho bên B theo thỏa thuận nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B:
5.1. Quyền của bên B:
– Yêu cầu bên A cung cấp thông tin quảng cáo theo đúng thời hạn của hợp đồng;
– Được sử dụng vật tư, nguyên liệu, các sản phẩm quảng cáo cần thiết của bên A để phục vụ cho hoạt động dịch vụ quảng cáo;
– Nhận phí quảng cáo theo đúng số tiền và thời gian đã thoả thuận tại Điều 3 Hợp đồng này.
5.2. Nghĩa vụ của bên B:
– Thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại theo đúng thoả thuận trong Hợp đồng này;
– Thực hiện theo sự lựa chọn của bên A về người phát hành quảng cáo, hình thức, nội dung, phạm vi và thời gian;
– Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như bên A cung cấp.
Điều 6: Phương thức giải quyết tranh chấp:
Hai bên cần chủ động thông báo tiến độ thực hiện hợp đồng, khi có vấn đề phát sinh cần thông báo cho nhau biết và ưu tiên lựa chọn phương án cùng bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Khi tranh chấp không giải quyết được, hai bên thống nhất khiếu nại tới toà án……… là cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu.
Điều 7: Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày……tháng…….năm…….đến ngày………tháng………năm………… Hai bên tổ chức họp và lập biên bản thanh lý Hợp đồng sau……….. ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực. Bên B có trách nhiệm tổ chức.
Hợp đồng được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
Đại diện bên A (ký, ghi rõ họ và tên) |
Đại diện bên B (ký, ghi rõ họ và tên) |
2. Hiểu thế nào là KOLs?
KOLs là từ viết tắt của Key Opinions Leaders, được hiểu là những người có sức ảnh hưởng đến mọi người trên nền tảng mạng xã hội. KOLs được biết đến là một nghề mới thuộc lĩnh vực Marketing thời đại 4.0, mang lại nhiều thay đổi tích cực trong chiến lược Marketing của các cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Sử dụng KOLs được xác định là một chiến lược mang tính chất bắt trend của các thương hiệu kinh doanh, giúp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh thu hút được nhiều khách hàng nhờ sức ảnh hưởng của KOLs. Hiện nay, KOLs được phân loại thành 03 nhóm chính phụ thuộc vào sức ảnh hưởng của người đó trên mạng xã hội. Cụ thể như sau:
– Nhóm Celebrity: Đây là nhóm KOLs tập hợp những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn rộng và mạnh mẽ trong một lĩnh vực hay một độ tuổi nhất định. Độ nổi tiếng của nhóm Celeb này không chỉ phủ sóng trên các trang mạng xã hội mà còn phủ sóng khắp các phương tiện truyền thông, báo chí,… thậm chí là cả ngoài đời sống xã hội. Nhóm KOLs là Celeb là nhóm người nổi tiếng như: ca sĩ, diễn viên, MC hoạt động trong giới showbiz. Theo đó mà giá thuê nhóm Celeb quảng cáo rất cao;
– Nhóm Influencer: Đây là nhóm KOLs có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn so với nhóm Celeb. Sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của nhóm này không rộng khắp mà chỉ ảnh hưởng trên một nền tảng mạng xã hội nhất định, ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định thuộc lĩnh vực ảnh hưởng của họ;
– Nhóm Mas seeder: Đây là nhóm KOLs có sức ảnh hưởng ít hơn, chỉ ảnh hưởng đến một tệp khách hàng nhỏ và thường hướng tới một lĩnh vực cụ thể. Nhóm này mang đến cho độc giả những bài viết khách quan, chân thực nhất về một sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Những lưu ý trong Hợp đồng thuê KOLs:
Khi lập Hợp đồng thuê KOLs thì các bên cần lưu ý những nội dung sau:
– Thứ nhất, đối tượng mà dịch vụ thuê KOLs hướng tới: Khi thuê KOLs thì bên thu dịch vụ cần phải nắm bắt được đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới là gì, việc thuê KOLs phải đi liền với mục tiêu kinh doanh, mục tiêu truyền tải và quảng bá sản phẩm. Theo đó, khi nhận được yêu cầu của bên thuê dịch vụ thì bên KOLs sẽ phải nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu khách hàng để đưa ra chiến lược quảng cáo tốt nhất;
– Thứ hai, phí dịch vụ và các khoản thưởng, thù lao khác: Các bên tự thoả thuận với nhau về mức phí này, phù hợp với các chi phí thực hiện quảng cáo, truyền thông;
– Thứ ba, quyền lợi và nghĩa vụ của bên:
+ Trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ: Lên phương án kinh doanh trên cơ sở đã thỏa thuận, thực hiện việc thanh toán và trả phí đầy đủ và đúng hẹn, tuân thủ các quy định về đảm bảo pháp luật kinh doanh, không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên cung ứng dịch vụ;
+ Trách nhiệm của bên KOLs: Đảm bảo cung cấp dịch vụ theo đúng nhu cầu của bên khách hàng, nghiêm cấm việc cung cấp thông tin cho bất kỳ bên thứ ba khi hợp đồng này vẫn còn hiệu lực, đảm bảo chịu trách nhiệm về hiệu quả của kế hoạch quảng cáo, truyền thông như đã tư vấn;
– Thứ tư, thời hạn của hợp đồng: Thực hiện theo sự thoả thuận của các bên, đảm bảo thực hiện các các yêu cầu và mục đích mà các bên đã đề ra;
– Thứ năm, giải quyết tranh chấp: Giải quyết tranh chấp như những tranh chấp về hợp đồng dân sự khác. Có nghĩa là các bên ưu tiên lựa chọn việc thoả thuận với nhau khi có tranh chấp, nếu không thoả thuận được thì giải quyết tranh chấp bằng phán quyết của Toà án.