Việc thành lập chi bộ hiện nay được tiến hành tại các đơn vị doanh nghiệp cũng như cơ quan của Nhà nước. Dưới đây là mẫu quyết định thành lập chi bộ mới nhất và chuẩn nhất:
1. Mẫu quyết định thành lập chi bộ mới nhất và chuẩn nhất:
ĐẢNG BỘ ………. ĐẢNG ỦY ………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
…………., ngày…tháng…năm… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Chi bộ ……….
– Căn cứ Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng.
– Căn cứ ………….
Theo đề nghị của văn phòng Đảng ủy;
ĐẢNG ỦY ………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Chi bộ ……….
Điều 2: Chỉ định Chi ủy nhiệm kỳ ………. của Chi bộ ………. gồm các đồng chí:………..
Điều 3: Chi ủy Chi bộ ……… có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chi bộ theo quy định, phân công Đảng viên theo dõi và phát triển Đảng viên tại
Điều 4: Văn phòng Đảng ủy và các đồng chí có tên tại Điều 1 và Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: – ……….. – ……….. |
T/M ĐẢNG ỦY BÍ THƯ |
2. Chi bộ là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 98/QĐ-TW năm 2004, chi bộ được hiểu là:
– Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Thực hiện tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan.
– Thực hiện công tác chăm lo cho đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công chức cũng như người lao động.
– Thực hiện công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ cũng như cơ quan vững mạnh.
3. Nhiệm vụ của chi bộ cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, chi bộ cơ sở có các nhiệm vụ sau đây:
– Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
– Thực hiện việc giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên.
– Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên.
– Tiến hành kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên.
– Thực hiện thu, nộp đảng phí.
– Tiến hành họp thường lệ mỗi tháng một lần.
4. Tổ chức của chi bộ:
4.1. Tổ chức của chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở:
Căn cứ tại Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, tổ chức của chi bộ được quy định như sau:
– Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên.
– Số lượng đảng viên chính thức: đảm bảo mỗi chi bộ có ít nhất là 3 đảng viên chính thức.
– Với những chi bộ nào có đông đảng viên thì có thể chia thành nhiều tổ đảng.
– Theo trong tổ đảng sẽ tiến hành bầu tổ trưởng, bầu tổ phó nếu cần.
– Về nguyên tắc, tổ đảng sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy.
– Về sinh hoạt định kỳ của chi bộ:
+ Tiến hành họp thường lệ mỗi năm hai lần vào dịp tiến hành đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác cuối năm.
+ Thực hiện họp bất thường khi cần.
+ Nội dung sinh hoạt bao gồm:
Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động của đảng bộ, của đảng uỷ trong thời gian qua, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Thực hiện phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đảng bộ.
Thực hiện thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của đảng uỷ đối với các chi bộ, đảng viên.
Giải đáp ý kiến phê bình, chất vấn của đảng viên và chi bộ.
+ Trường hợp có đông đảng viên, hoạt động phân tán với địa bàn rộng thì tiến hành tổ chức sinh hoạt theo cụm, phân công cấp ủy viên phụ trách, bảo đảm nội dung sinh hoạt của đảng bộ dựa trên cơ sở tình hình thực tế.
4.2. Tổ chức chi bộ trong doanh nghiệp:
Theo quy định của Chỉ thị số 33-CT/TTg, việc tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân bao gồm:
Đối với doanh nghiệp có tổ chức đảng:
– Với các cấp ủy, tổ chức đảng phải thực hiện rà soát, nắm chắc số lượng, cũng như đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, đề nghị giải pháp cụ thể nhằm mục đích để củng cố cũng như nâng cao chất lượng hoạt động sao cho phù hợp với những điều kiện, tình hình, đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
– Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động và quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.
– Trong quá trình hoạt động, phải quy định rõ việc tổ chức đảng tham gia xây dựng, phát triển doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp phải tạo điều kiện để tổ chức đảng được hoạt động trơn tru, có hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng:
– Cấp ủy cấp huyện chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc rà soát, nắm chắc số đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp nhưng thực hiện sinh hoạt đảng ở nơi khác.
– Trường hợp thành lập chi bộ khi đáp ứng tiêu chuẩn có đủ 3 đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định.
– Trường hợp chưa có đảng viên đủ để thực hiện thành lập chi bộ thì khi đó tiến hành chuyển số đảng viên sinh hoạt ở nơi khác về sinh hoạt với một tổ chức đảng phù hợp và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.
– Trong các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, các cơ sở y tế ngoài nhà nước phải tăng cường công tác kết nạp đảng viên nhằm mục đích bổ sung về số lượng và chất lượng đảng viên cho các doanh nghiệp tư nhân.
– Trong các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở giáo dục, y tế ngoài khu vực nhà nước: tiến hành tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên.
– Phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc giới thiệu đoàn viên ưu tú để xem xét kết nạp vào Đảng.
– Trong các đơn vị kinh tế tư nhân các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng thường xuyên tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng, nhất là chủ doanh nghiệp, người trong bộ máy quản lý và ban chấp hành các đoàn thể.
5. Hướng dẫn lập mẫu quyết định chi bộ ở đơn vị doanh nghiệp:
Việc lập mẫu quyết định chi bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ định rõ ràng về việc một chi bộ mới cấp cơ sở sẽ được thành lập. Hay nói cách khác, đây được xem như là một bằng chứng làm căn cứ xác lập ra đời cho một tổ chức thực hiện vai trò, nhiệm vụ của chi bộ.
Chi bộ hoàn toàn có thể được thành lập ở bất kể một đơn vị, tổ chức nào, bao gồm cả đơn vị tổ chức tư nhân hay trực thuộc chính quyền Nhà nước. Về nguyên tắc, việc thành lập chi bộ sẽ do cấp trên của cơ sở thành lập, đưa ra quyết định. Và chi bộ được thành lập ra sẽ chịu sự điều chỉnh của đảng ủy, chịu sự quản lý của cấp trên cơ sở và của Đảng ủy.
Việc lập mẫu quyết định chi bộ ở đơn vị doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
– Mẫu quyết định này sẽ được lập tuân thủ form mẫu tiêu chuẩn về văn bản hành chính.
– Về mặt hình thức:
+ Ghi nhận đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ.
Quốc hiệu sẽ ghi rõ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM để khẳng định tính trang trọng và đem lại giá trị hiệu lực cho văn bản.
Quốc hiệu được đặt ở phía lề phải và trên cùng. Tại lề trái trên cùng, trình bày thông tin Đảng bộ và Đảng ủy phụ trách ngang hàng với quốc hiệu.
+ Tiếp theo ngay dưới thể hiện rõ thời gian, địa điểm lập mẫu quyết định.
+ Tên quyết định: Ghi như sau
“Quyết định về việc thành lập chi bộ + kèm theo tên chi bộ”.
+ Trình bày đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ vào Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với những văn bản hướng dẫn về việc việc thi hành điều lệ của Đảng.
+ Trình bày rõ đảng ủy đưa ra yêu cầu về việc thành lập chi bộ là đảng ủy nào.
Sau đó đề các mục Quyết định, trình bày ở giữa.
Nêu rõ các điều trong quyết định, bao gồm như sau:
– Điều 1: xác lập quyết định thành lập chi bộ nào. Hãy viết tên chi bộ sẽ được lập ra.
– Điều 2: chỉ định các thành viên chi ủy, ghi đầy đủ họ và tên.
– Điều 3: nêu trách nhiệm của Chi ủy chi bộ.
– Điều 4: nội dung đề nghị các đối tượng liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
+ Vấn đề nơi nhận: nơi nhận ghi ở lề trái văn bản.
+ Tại lề phải: có chữ ký của Bí thư thay mặt Đảng ủy đặt ở lề phải.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: