Hiện nay, mẫu sơ yếu lý lịch được sử dụng rất phổ biến nhằm thực hiện nhiều mục đích, trong đó có thực hiện hồ sơ nhập học đối với học sinh, sinh viên. Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn của Bộ Giáo dục:
1. Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn của Bộ Giáo dục:
|
|
||||
LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN (Dùng cho HS, SV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN)
HỌ VÀ TÊN: …………. Ngày, tháng, năm sinh: ……………. Hộ khẩu thường trú: ……………….. Khi cần báo tin cho ai? ở đâu? …………….
Điện thoại liên hệ (nếu có): …………
|
|||||
Ảnh 4 x 6 (Mới chụp chưa quá 3 tháng) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________________
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN
I. PHẦN BẢN THÂN HỌC SINH, SINH VIÊN |
– Họ và tên: …….……. | – Nam, Nữ (nam ghi 0, nữ ghi 1) ……….. | |||||||||||
– Ngày tháng và năm sinh (ghi 2 số cuối): …………. | – Hộ khẩu thường trú: ……………. | |||||||||||
…………. | …………… |
– Dân tộc (DT Kinh ghi 1, DT khác ghi 0) | …………… | ||||||
– Tôn giáo: ………… | – Thuộc khu vực tuyển sinh nào? ……………. | ||||||
– Thành phần xuất thân (công nhân viên chức | |||||||
ghi 1, Nông dân ghi 2, Khác ghi 3) | |||||||
– Đối tượng dự thi: …………. | – Ngành học: ……… |
– Ký hiệu trường: …………… | – Điểm thi tuyển sinh: Tổng điểm: .….…… | |||||||||||
– Số báo danh: …………… | (Môn 1: ……. Môn 2: ……. Môn 3: …….. ) | |||||||||||
– Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN | – Điểm thưởng (nếu có): ..……..…….
– Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: |
|||||||||||
* Xếp loại về học tập:…………. | ……………. | |||||||||||
* Xếp loại về hạnh kiểm:………… | …………….. | |||||||||||
* Xếp loại tốt nghiệp:………….. | …………….. | |||||||||||
– Ngày vào Đoàn TNCSHCM:……….. | – Năm tốt nghiệp (ghi 2 số cuối của năm) | |||||||||||
– Ngày vào Đảng CSVN:………….. | – Số chứng minh thư nhân dân: ……..……. | |||||||||||
– Số thẻ HS, SV |
– Khen thưởng, kỷ luật: ……………..
Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động (ghi rõ thời gian, nơi học tập, công tác, lao động hoặc đơn vị phục vụ, chức vụ, danh hiệu nghề nghiệp, bậc lương).………………..
II. THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH
1. Cha:
– Họ và tên: …………. Quốc tịch: ………….
– Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ………….
– Hộ khẩu thường trú: …………..
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ……………
Trước 30-4-1975:
………………
Từ 30-4-1975 đến nay:
……………….
2. Mẹ:
– Họ và tên: ……………. Quốc tịch: …………..
– Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ……………..
– Hộ khẩu thường trú: ………….
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ……………
Trước 30-4-1975:
…………….
Từ 30-4-1975 đến nay:
………………
3. Vợ hoặc chồng:
– Họ và tên: ………….. Quốc tịch: ……………..
– Dân tộc: …………… Tôn giáo: …………….
– Hộ khẩu thường trú: ……………..
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ……………
4. Họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh chị em ruột:
……………….
Kèm theo bản chính và bản sao giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp THPT, THBT, THN, TCCN (nếu Sở GD-ĐT chưa kịp cấp bằng thì phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, sau đó nộp bản chính để kiểm tra đối chiếu): phiếu báo điểm thi ĐH, CĐ, TCCN giấy chứng nhận thi và kết quả đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi lớp cuối cấp, kể cả thi quốc tế, đối tượng ưu tiên (nếu có), quyết định của cơ quan, đơn vị cử đi học (nếu là công nhân viên Nhà nước hoặc cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang).
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên |
Ngày ……. tháng ……. năm …… Học sinh, sinh viên ký tên |
Xác nhận của Chính quyền Xã, Phường nơi học sinh, sinh viên cư trú
(Đề nghị Chính quyền địa phương xác nhận theo nội dung: Hộ khẩu thường trú, việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên tại địa phương).
………
|
Ngày ……. tháng ……. năm ……. (Ghi rõ họ, tên, chức vụ, ký và đóng dấu) |
2. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên:
Tại trang bìa đầu:
– Họ và tên: Cần viết in hoa có dấu.
– Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh.
– Thông tin hộ khẩu thường trú: cập nhật thông tin địa chỉ theo sổ hộ khẩu.
– Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Điền đầy đủ thông tin của người cần liên hệ như bố hoặc mẹ, khi đó ghi đầy đủ họ và tên và địa chỉ cư trú của bố, mẹ.
– Điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại cá nhân của mình, trường hợp không có thì ghi số điện thoại của gia đình.
Trang thông tin số 2: Ghi thông tin của học sinh, sinh viên:
– Dán ảnh: dán ảnh 4×6 vào góc trên bên trái của bản Sơ yếu lý lịch và có đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Lưu ý: ảnh chụp không quá 03 tháng, ảnh phải nghiêm chỉnh và rõ ràng.
– Họ và tên: Viết in hoa, có dấu.
– Ngày tháng và năm sinh của học sinh, sinh viên: ghi số 02 cuối.
– Dân tộc: ghi nhận thông tin dân tộc theo giấy khai sinh.
– Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, nếu không thì ghi “Không”.
– Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức ghi 1, Nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.
– Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi.
Trường hợp nếu không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.
– Ký hiệu trường: Viết mã trường mà học sinh, sinh viên chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.
– Số báo danh: Ghi số báo danh dự thi của bạn trong kỳ thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
– Kết quả học lớp cuối cấp ở trung học phổ thông, Trung học Bổ túc, Trung học Nghề, Trung cấp Chuyên nghiệp, cụ thể:
+ Xếp loại về học tập: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi.
+ Xếp loại về hạnh kiểm: Yếu/Trung bình/Khá.
+ Xếp loại về tốt nghiệp: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi.
– Ngày vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi theo sổ đoàn của mình.
– Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống.
– Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”.
– Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1.
– Thông tin địa chỉ hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
– Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi.
– Ngành học: Ghi rõ ngành thi tuyển vào trường, khi đó ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh.
– Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn.
– Điểm thưởng: Ghi điểm thưởng (nếu có).
– Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: trường hợp được tuyển thẳng thì ghi rõ lý do.
Ví dụ: có giải học sinh giỏi Quốc gia môn Văn.
– Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ví dụ: tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 2019 thì điềnsố 19.
– Số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân: Điền đúng số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của bạn.
– Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: lưu ý ghi các mốc thời gian theo cấp học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Ví dụ:
Từ 2005 – 2010: Học sinh trường tiểu học A.
Từ 2010 – 2014: Học sinh trường THCS B.
Từ 2014 – 2017: Học sinh trường THPT C.
Trang thông tin số 3 và 4; Thông tin về thành phần gia đình:
– Ghi đầy đủ thông tin của từng thành viên trong gia đình, cụ thể gồm:
+ Họ và tên.
+ Tuổi (năm sinh).
+ Dân tộc.
+ Tôn giáo.
+ Hộ khẩu thường trú.
+ Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có thì bỏ qua.
Bên cạnh đó, còn phần thông tin khai báo: Vợ hoặc chồng nếu có thì ghi đầu đủ các thông tin như trên phần cha và mẹ, còn nếu không thì bỏ trống.
– Cuối trang số 4: xác nhận.
+ Thực hiện điền đầy đủ thông tin của các anh, chị, em ruột của học sinh, sinh viên bao gồm: Tên, tuổi, đang làm gì, ở đâu?
+ Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: sau khi cam đoan xong thì thí sinh cần xin chữ kí của cha mẹ (Bố hoặc mẹ) để xác nhận.
Cuối cùng thí sinh cũng phải ký tên vào góc cuối bên phải.
Lưu ý: sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch, thí sinh phải đến cơ quan, chính quyền địa phương tại Phường/Xã nơi mà học sinh, sinh viên đang cư trú để công chứng bản sơ lý lịch.
3. Ý nghĩa của sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn của Bộ Giáo dục:
Sơ yếu lý lịch của học sinh, sinh viên hay gọi là hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo.
Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng để dùng cho học sinh cuối cấp và dùng để làm hồ sơ nhập học đối với các tân sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng.
Sơ yếu lý lịch ghi nhận đầy đủ thông tin của bản thân học sinh, sinh viên cùng các thông tin gia đình.
Khi thực hiện viết sơ yếu lý lịch, học sinh, sinh viên cũng cần lưu ý điền thông tin phải chính xác, tránh lan man và điền thông tin bị sai.
Bên cạnh đó, sơ yếu lý lịch phải có xác nhận từ chính địa phương. Đồng thời, khi viết sơ yếu lý lịch sẽ phải được trình bày một cách sạch đẹp, thống nhất mọi thông tin và chỉ viết một màu mực trên sơ yếu lý lịch.