Mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểm khi con mắc lỗi

Bản kiểm điểm là một trong những hình thức giúp học sinh tự kiểm điểm lại hành vi của mình và việc xin ý kiến của phụ huynh là một phân quan trọng của bản kiểm điểm giúp gia đình có thể biết được tình hình của con mình cũng như có các biện pháp dạy bảo con em mình đúng lúc, đúng thời điểm

1. Mẫu ý kiến của phụ huynh vào bản kiểm điểmvề vấn đề con không thường xuyên hoàn thiện bài tập về nhà:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi:

Ban giám hiệu nhà trường;

Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp: ….

Tên em là: ………………………………………. Học sinh lớp: ………………

Emlàm đơn này, xin phép tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Trình bày nội dung sự việc: ………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Em tự nhận thấy lỗi của mình đãgây ảnh hưởng tới lớp học, bạn bè và làm thầycô phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa. Trường hợp em còn tái phạm, em xinchịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy/cô. Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, tạocơ hội để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

………., ngày … tháng …. năm…….     

     Chữ ký học sinh                                                          Ý kiến của phụ huynh

  (Ký và ghi rõ họ tên)                                              (Ghi ý kiến và ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến của phụ huynh học sinh: Thay mặt gia đình, tôigửi lời xin lỗi chân thành đến Nhà trường và Thầy/ cô chủ nghiệm của cháu:………………. Tôi xin cam kết với Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian và môi trường học tập cho con em mình, thường xuyên sát sao con trong vấn đề học tập, kiểm tra bài cũ trước khi đến lớp và sẽ không để tình trạng này xảy ra thêm nữa.

2. Mẫu ý kiến phụ huynh về vấn đề học sinh đánh nhau, gây mất trật tự lớp học, nhà trường:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi:

Ban giám hiệu nhà trường;

Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp: ….

Tên em là: ………………………………………. Học sinh lớp: …………………………………….

Emlàm đơn này, xin phép tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Trình bày nội dung sự việc: ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Em rất ân hậnvề những hành động thiếu suy nghĩ của mình và emtự nhận thấy lỗi của mình rất lớn. Em xin hứa sẽ không vi phạm nữakính mong thầy cô xem xét, tha thứ để em có cơ hội sửa sai.

Ý kiến của phụ huynh học sinh: Thay mặt gia đình, tôi xin gửi đến nhà trường lời xin lỗi chân thành nhất và  tôi xin cam kết với nhà trường sẽ nghiêm túc bảoban, dạy bảo và kiểm điểm cháu. Tôi rất mong được kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và quản lý con em mình. Và xin hứa, sẽ không để xảy ra tình trạng như thế này nữa. 

Chữ ký của học sinh

  (ký và ghi rõ họ tên)

Chữ kí của phụ huynh học sinh

  (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Mẫu ý kiến phụ huynh về việc học sinh thường xuyên nói chuyện gây mất trật tự lớp học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi:

Ban giám hiệu nhà trường;

Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp: ….

– Thầy/ cô giáo bộ môn:

Tên em là: ………………………………………. Học sinh lớp: …………………………………….

Em viết bản kiểm điểm để tự nhận lỗi của mình về hành vi phạm lỗi như sau: Vào thứ . . . ngày . . . tháng . . . năm . . . , giờ học môn . . . . . do Giáo viên . . . . . . . . . .  đứng lớp giảng dạy, em đã nói chuyện riêng, gây ồn ào trong lớp học và khiến cô phải nhắc nhở nhiều lần.

Em thành thật xin lỗi và tự nhận thấy lỗi của mình là nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả lớp và làm thầy cô phiền lòng. Em xin hứa sẽ không để hành động này tái phạm nữa. Rất kính mong thầy cô và cả lớp tha thứ và cho em cơ hội sửa sai.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ý kiến của phụ huynh học sinh: Nhận thấy lỗi lầm của cháu gia đình tôi xin thay mặt gửi đến nhà trường lời xin lỗi trân thành về những gì cháu đã gây ra, tôi xin cam kết với nhà trường sẽ nghiêm túc bảo ban, dạy dỗ cháu; đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp với nhà trường và các tổ chức trong việc giáo dục và quản lý con em mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

   Chữ ký học sinh

 (Ký, ghi rõ họ tên)  

   Chữ ký phụ huynh

 (Ký, ghi rõ họ tên)

4. Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm là một trong những loại văn bản mà học sinh/ sinh viên/ nhân viên hay được yêu cầu thực hiện khi mà có những hành vi vi phạm quy định và kỷ luật của nhà trường, lớp học hay nơi công tác.

Hiện nay, không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm, hình thức, hay khuôn mẫu của bản kiểm điểm. Tuy nhiên, về cơ bản thì bản kiểm điểm có thể được hiểu là một mẫu đơn do học sinh viết nhằm mục đích tự nhìn nhận, đánh giá lại những hành vi đã làm cũng như rút kinh nhiệm để không mắc lại lỗi tương tự. Bản kiểm điểm là văn bản được thực hiện với mục đích giúp học sinh tự nhận thấy lỗi sai của mình và sửa chữa lỗi lầm, không phải là “bản cáo trạng” tội danh của học sinh.

5. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm học sinh:

Cách viết bản tự kiểm điểm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là đối với học sinh, những người bị yêu cầu viết bản kiểm điểm lại những hành vi/ hành động nào đó. Tùy thuộc vào lý do viết bản kiểm kiểm mà cách viết nội dung bản kiểm điểm có thể là khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một bản kiểm điểm đầy đủ cần có những nội dung sau:  

– Quốc hiệu, tiêu ngữ:

+ Quốc hiệu: Viết bằng chữ in hoa, inđậm và trình bày căn giữa trang giấy.

+ Tiêu ngữ: Căn giữ trang giấy, ngaybên dưới phần Quốc hiệu, viết in hoa những chữ cái đầu tiên “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.

+ Tuy nhiên trong trường hợp bản kiểm điểm danh cho Đảng viên hay trong cơ quan nên căn Quốc hiệu, tiêu ngữ ở 2/3 trang giấy theo chiều từ bên trái qua.

– Tên của Bản kiểm điểm: Căn giữa trang, in hoa, in đậm.

– Phần Kính gửi: Ghi rõ bản kiểm điểm gửi cho ai, tên người nhận.

– Thông tin người viết bản kiểm điểm:

+ Họ và tên: Viết in hoa, chữ đứng.

+ Ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày/tháng/năm.

+ Giới tính: Nam/Nữ.

+ Học sinh lớp: Ghi rõ cả chữ và số của lớp học, ghi tên trường.

– Trình bày nội dung viết bản kiểm điểm:

+ Phần này cần lưu ý trình bày một cách ngắn gọn và theo trình tự thời gian lần lượt của sự việc.

+ Phần nội dung và nguyên nhân viết bản kiểm điểm cần trình bày chi tiết, cụ thể, mạch lạc và đúng sự thật.

– Nhận thức vấn đề và lời cam kết:

Nhận biết được những khuyết điểm, lỗi vi phạm của bản thân, từ đó nêu lên cách khắc phục, lời cam kết của bản thân đối với những hành vi tương tự trong tương lai.

– Lời cảm ơn: Lời cảm ơn gửi tới người tiếp nhận bản kiểm điểm.

– Ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm: căn bên mép phải tờ giấy, ngay trên phần ký tên.

– Chữ ký của người viết bản kiểm điểm và ý kiến, chữ ký của phụ huynh:

Phần này đặc biệt lưu ý, ý kiến của phụ huynh phải là chữ ký và ý kiến thật của phụ huynh học sinh. Tránh trường hợp học sinh sử dụng chữ ý và ý kiến giả.

6. Tại sao phải viết bản kiểm điểm?

Thông thường bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường dành cho học sinh, sinh viên, là bản tự kiểm điểm lại những lỗi lầm mà mình gây ra, từ đó có thể biết cách khắc phục và sửa lỗi chứ không phải bản kiểm điểm đưa ra là để áp đặt hình thức phạt lên học sinh, sinh viên.

Đây được xem là một hình thức giáo dục văn minh và hữu ích, bởi mục đích của bản kiểm điểm không phải chỉ dùng để đánh giá các lỗi của các em học sinh mà nó còn được sử dụng ở mỗi kỳ học nhằm tổng kết lại những ưu và nhược điểm của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, bản kiểm điểm cũng được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể để cho các cán bộ nhà nước, Đảng viên, nhân viên tự nhìn nhận ra những sai lầm, khuyết điểm mà họ đã mắc phải trong quá trình làm việc và tìm ra cách khắc phục. Mặc dù, lỗi gây ra có thể là không lớn, nhưng việc viết bản kiểm điểm giúp chúng ta có thể nhìn nhận một cách nghiêm khắc những hành vi, lỗi lầm của bản thân. 

7. Lưu ý cách ứng xử của cha mẹ khi con phải viết bản kiểm điểm:

Trên thực tế, ai cũng có thể mắc sai lầm và học sinh cũng vậy. Khi trẻ mắc lỗi, học sinh cần ai đó giúp chúng nhận ra những sai sót đó và sửa chúng, chính vì thế, bản kiểm điểm viết tay là một trong những cách thức giúp trẻ nhìn nhận lại hành vi của mình, đồng thời, cam đoan về việc không lặp lại hành vi đó. Tuy nhiên, bản kiểm điểm của học sinh cần có sự giám sát và chứng nhận của phụ huynh. Do vậy, thay vì trách mắng con nặng nề, trước hết cha mẹ nên hiểu rõ sự việc và đưa ra cách giải quyết hợp lý, trong trường hợp trẻ có mắc lỗi, phụ huỵnh nên nói chuyện nhẹ nhàng nhưng đủ cương quyết với con để con nhận ra lỗi lầm của mình, bên cạnh đó cần được an ủi, giúp đỡ đưa ra hướng giải quyết, khắc phục hậu quả cũng như không mắc sai lầm lần sau.

Trên thực tế, việc phụ huynh từ chối ký nhận xét cho con đôi khi có những tác động tiêu cực, có thể khiến trẻ sợ hãi, giấu kiếm hay dối trá. Đôi khi, còn khiến trẻ nổi loạn hơn nữa, khiến trẻ có những suy nghĩ bồng bột.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com