Vậy Luật sư có thể cho tôi biết trường hợp của tôi có được hưởng Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không? Nếu được thì mức hưởng là bao nhiêu?

Cám ơn Luật sư.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp lý – Công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn thì Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Viên chức năm 2010;

Nghị định 76/2019/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

1. Những điều kiện để hưởng phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

1.1 Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là gì ?

Phụ cấp, trợ cấp lương là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Đây là khoản hỗ trợ mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng bên cạnh mức lương cơ bản. Việc người lao động sẽ nhận được những khoản phụ cấp lương nào, điều chỉnh như thế nào là do chính đơn vị sử dụng lao động quy định.

Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là phụ cấp áp dụng đối với công nhân, cán bộ, công chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế, đảo xa đất liền, mà thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

1.2. Đối tượng được hưởng phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Căn cứ vào Điều 2 của Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là:

Phụ cấp lưu động:

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn.

Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Theo đó, bạn là viên chức là giáo viên dạy tiếng H’Mông ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nên thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số. Trường hợp do tính chất công việc bạn phải thường xuyên xuống các thôn, bản để làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục thì bạn được hưởng thêm chế độ phụ cấp lưu động.

2. Cách tính phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP mức phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

Điều 12. Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

1. Phụ cấp lưu động

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.

2. Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Theo quy định trên cách tính phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của bạn khi bạn chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:

– Phụ cấp lưu động: 0,2 x Mức lương cơ sở

– Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: 50% x (mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có))

Trong đó:

 Mức lương mà người lao động hiện hưởng được tính theo công thức: Mức lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

– Hệ số: Căn cứ vào ngạch công chức cụ thể sẽ được hưởng hệ số khác nhau (Hệ số cụ thể của từng ngạch công chức được nêu tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP);

– Mức lương cơ sở: Thời điểm hiện tại, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, từ 01/7/2020 trở đi, mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Tương tự như mức lương hiện hưởng, hệ số của phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng căn cứ vào từng chức vụ cụ thể, ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Phụ cấp thâm niên vượt khung: Theo Thông tư 04/2005/TT-BNV, mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo công thức:

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng

Từ công thức trên bạn có thể đối chiếu với hệ số lương trong quyết định tuyển dụng, phân công công tác của bạn để biết được phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu sốmà bạn được hưởng.

3. Thời gian hưởng phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP và sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/12/2019 quy định cụ thể về các chính sách dành cho công chức vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hưởng phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số khi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn​ là khi người lao động công tác tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có quyết định đi tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Đồng thời, Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

– Thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội;

– Thời gian làm việc trong Quân đội, Công an và cơ yếu.

Đặc biệt, nếu thời gian đứt quãng chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn.

Mặt khác căn cứ theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP hướng dẫn 02 cách tính thời gian thực tế gồm:

– Tính theo tháng: Có từ hơn nửa tháng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính cả tháng; Ngược lại sẽ không tính;

– Tính theo năm: Dưới 03 tháng thì không tính là làm việc tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn; Từ đủ 03 – 06 tháng thì được tính bằng nửa năm công tác; Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

Quy định tại Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghềphụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cụ thể như sau: Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

-Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

-Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.

– Trường hợp nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này kể từ ngày nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn), trừ trường hợp Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.