Quy trình bãi, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân là gì? Tiêu chuẩn và điều kiện của những thành viên ban thanh tra nhân dân?Việc bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế được quy định như thế nào?

1. Ban thanh tra nhân dân là gì?

+ Ban thanh tra nhân dân được lập ra để giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật , giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Ban thanh tra nhân dân dược thành lập tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

+ Việc thành lập ban thanh tra nhân dân góp phần vào việc phát huy dân chủ cũng như đấu tranh phồng, chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của của công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị

Ban thanh tra nhân dân được hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời. Đồng thời phải làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số

Nghiêm cấm những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập đối với các thành viên trong Ban thanh tra nhân dân hoặc những thành viên của ban thanh tra nhân dân lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình để dụ dỗ, lôi keis người khác khiếu nại, tố các sau sự thật và thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật

2. Tiêu chuẩn và điều kiện của những thành viên ban thanh tra nhân dân:

Không phải trường hợp nào cũng được bầu làm thành viên của ban thanh tra nhân dân. Để được bầu vào ban thanh tra nhân dân thì trước tiên phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện sau:

– Thành viên thuộc ban thanhh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, có uy tín và tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân

–  Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người đang thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

– Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Quy trình bãi, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân:

3.1. Quy trình bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường thị trấn: 

  • Trường hợp bãi nhiệm Ban thanh tra nhân dân:

+ Nhiệm vụ của ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn. Thành viên ban thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ của mình phải hoàn thành nhiệm vụ, nếu không hoàn  thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm bầu thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn sẽ đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.

  • Những trường hợp miễn nhiệm ban thanh tra nhân dân:

+ Trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân

+ Thành viên Ban thanh tra nhân dân trở thành người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Thành viên ban thanh tra nhân dân thay đổi nơi thường trú đến đại phương khác. Theo quy định thì thành viên ban thanh tra nhân dân phải là người người thường trú tại xã, phường, thị trấn.

Với những trường hợp này thì Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn báo cáo Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

– Sau khi thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm mà Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

  • Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế

– Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm thuộc những trường hợp vừa nêu trên sẽ được thực hiện như sau:

+ Trước tiên, trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt.

+ Thành viên của ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự hội nghị

+  Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.  Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

3.2. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước:

  • Những trường hợp bài nhiệm ban thanh tra nhân dân:

Nhiệm vụ của ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan nhà nước, đơn vụ sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm  tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.

 Nếu ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ vừa nêu trên hoặc họ không còn được tín nhiệm nữa thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc bãi nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.

  • Những trường hợp được miễn nhiệm ban thanh tra nhân dân:

–  Vì lý do sức khỏe hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân

– Vì lý do là thành viên Ban thanh tra nhân dân được bổ nhiệm vào chức danh quản lý được quy định tại Khoản 2, khoản 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP

– Thành viên thuộc ban thanh tra nhân dân chuyển công tác đến cơ quan, đơn vuh khác

Nếu xảy ra những trường hợp vừa nêu trên thì  Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế

– Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.

  • Bầu thành viên ban thanh tra nhân dân thay thế:

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm giới thiệu nhân sự thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm để bầu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động gần nhất.

– Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế được thực hiện như sau:

+ Trước tiên sẽ tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức viên chức hoặc Hội nghị người lao động

+ Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân phải đảm bảo có mặt trên 50% số đại biểu được triệu tập;
+ Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân được Hội nghị tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín, Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu tín nhiệm từ cao xuống thấp.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

+ Luật thanh tra năm 2010

+ Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com