Xin chào công ty luật LVN Group, tôi là Hoàng O, là nhân viên công ty Nhập khẩu tại Hàn Quốc! Nhân dịp đầu năm mới, tôi cũng xin kính chúc sức khỏe đến toàn thể nhân viên công ty luật LVN Group ạ. Cho tôi trình bày một số vấn đề liên quan đến giống Ngô Cực Đông số 6 mà công ty NS của tôi sẽ tiến hành trồng tại Thanh Hóa, nhờ bên phía công ty có thể tư vấn được không ạ?Công ty tôi sẽ xuất giống cây trồng này về Việt Nam và trồng giống cây này tại tỉnh Thanh Hóa, sau khi thu hoạch sẽ chở về nhà máy TMR tổng hợp, cắt nhỏ ra rồi trộn với thêm một số phụ gia khác, và mang thành phẩm ấy ngược lại thị trường Hàn Quốc để bán. Hiện nay giống đã có giấy chứng nhận bảo hộ ở Hàn Quốc cung cấp, và cũng đã trải qua trồng thử nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa. Bên công ty tôi cũng đã nhờ một công ty đối tác làm thủ tục đăng ký giống, mà giờ họ bảo là làm thủ tục xin nhập khẩu giống thì sẽ nhanh hơn, tôi không rành về việc này nên gửi mail hỏi phía công ty. Mong thư của phía công ty rất nhiều. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty Luật LVN Group.

Thủ tục đăng ký nhập khẩu giống cây trồng.

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

 

Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

2. Quy định về giống cây trồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì vấn đề này được quy định như sau:

– Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

– Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, , sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.

Một giống cây trồng hay giống trồng trọt là một nhóm thực vật được chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy trì bằng việc nhân giống. Đa số các giống cây trồng phát sinh từ canh tác nhưng cũng có một số ít phát sinh từ sự chọn lọc đặc biệt trong tự nhiên. Các cây cảnh trong vườn như hoa hồng, trà, thủy tiên, hay đỗ quyên thuộc các giống trồng trọt được tạo ra bằng cách gây giống và chọn lọc cẩn thận theo hình dạng và màu sắc hoa. Tương tự như thế, các cây lương thực trong nông nghiệp trên thế giới hầu như chỉ thuộc các giống trồng trọt đã được lựa chọn vì các đặc tính như năng suất cải tiến, mùi vị và khả năng kháng bệnh; ngày nay có rất ít cây dại được dùng làm nguồn thực phẩm. Cây sử dụng trong lâm nghiệp cũng thuộc các giống trồng trọt được chọn lọc đặc biệt để cho năng suất và chất lượng gỗ nâng cao.

Cultivar là một phần quan trọng trong khái niệm phân loại rộng hơn của Liberty Hyde Bailey là cultigen, được định nghĩa là một thực vật có nguồn gốc hay được chọn lọc chủ yếu do hoạt động có chủ ý của con người.Thuật từ “cultivar” được Bailey đặt ra và người ta thường cho rằng nó là một từ kết hợp bởi “cultivated” và “variety”, hoặc cũng có thể là bởi “cultigen” và “variety”. Một giống trồng trọt không nhất thiết trùng khớp với một giống theo thực vật học; có nhiều sự khác biệt trong các quy tắc tạo lập và sử dụng tên gọi cho các giống thực vật học và giống trồng trọt. Gần đây việc đặt tên cho các giống trồng trọt trở nên phức tạp do việc sử dụng các tên gọi trong bằng sáng chế thực vật và quyền của người gây giống thực vật theo luật định.

3. Nội dung tư vấn

3.1. Nhập khẩu giống cây trồng

Theo như bạn trình bày nếu công ty bạn muốn làm thủ tục đăng ký giống cây trồng tại Việt Nam thì thời hạn đăng ký rất lâu, việc đăng ký này phải trải qua các bước như: thẩm định hình thức đơn, thẩm định nội dung đơn,…(Quy định tại Nghị định 88/2010/NĐ-CP). Do đó, trong trường hợp này, bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu giống cây trồng.

Căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; theo đó quy định việc nhập khẩu giống cây trồng như sau:

“Điều 14. Nhập khẩu giống cây trồng

1. Nhập khẩu có giấy phép

Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.

2. Nhập khẩu không cần giấy phép

Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép.

Như vậy, cần phải kiểm tra giống cây Ngô Cực Đông số 6 có thuộc dạng phải xin giấy phép hay không.

3.2. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

 

Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNN quy định:

Điều 15. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân).

d) Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều này;

đ) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.

e) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam;

g) Trường hợp nhập khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;

h) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung:

– Bản sao chụp chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;

– Riêng đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu.

5. Cơ quan thực hiện:

a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt

– Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

– Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.

– Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

– Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

– Email: [email protected]”.

Căn cứ quy định nêu trên, khi nhập khẩu giống cây Ngô Cực Đông số 6, ngoài bộ hồ sơ nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, công ty phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng gửi đến Cục Trồng trọt để xem xét.

4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng

Điều 4 Pháp lệnh15/2004/PL -UBTVQH11 về giống cây trồng quy định về nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng như sau

1. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

2. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng mới, phát huy quyền tự chủ, quyền bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng.

3. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.

4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng; bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường,hệ sinh thái.

5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với kinh nghiệm của nhân dân.

6. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ.