Mã số định danh cá nhân là dữ liệu cập nhập thông tin mà mỗi cá nhân đều có. Vậy thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
1. Thế nào là mã số định danh cá nhân?
Mã số định danh là khái niệm đặc biệt quen thuộc, mà ta thường nghe trong đời sống xã hội, nhất là tại các trường hợp liên quan đến pháp lý.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Như vậy, số định danh cá nhân trên giấy khai sinh là dãy 12 số tự nhiên được cấp cho công dân khi đăng ký khai sinh.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về một số vấn đề liên quan đến mã số định danh của công dân như sau:
+ Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân.
+ Đối với trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mã số định danh cá nhân là dãy mã số công dân được cấp tại thời điểm được đăng ký khai sinh, hoặc khi tiến hành làm căn cước công dân. Nó là hệ thống dữ liệu lưu trữ các thông tin cá nhân của công dân, sử dụng cho các hoạt động pháp lý liên quan của công dân.
2. Mã số định danh cá nhân dùng để làm gì?
Mã số định danh cá nhân được sử dụng vào các mục đích cụ thể sau đây:
– Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh được dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trên mỗi giấy khai sinh sẽ có một mã định danh cá nhân gắn với các thông tin cơ bản của một công dân. Tức trong mã này sẽ lưu trữ tất cả những thông tin căn bản nhất về nhân thân của một cá nhân. Những thông tin này đã được Bộ Công an thống nhất quản lý, cập nhật cũng như chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Nhà nước sẽ nắm bắt được mọi thông tin của công dân. Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý, bảo mật những thông tin này.
Về nguyên tắc, từ hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của công dân, người được cấp mã định danh đó trong những trường hợp cần thiết.
Thực tế, trong đời sống có rất nhiều trường hợp phát sinh xảy ra. Tại đấy, các cá nhân bất kỳ có thể liên quan đến một sự việc, tình huống liên quan đến pháp luật. Lúc này, cơ quan Nhà nước sẽ sử dụng mã định danh trên giấy khai sinh của công dân để xác thực những vấn đề pháp lý liên quan. Đồng thời, đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp, cần thiết.
Nếu không có mã định danh công dân trên giấy khai sinh, việc quản lý công dân chưa đủ tuổi làm căn cước công dân của cơ quan Nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong các trường hợp phát sinh đặc biệt, khi trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật, nếu không có số định danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể tiến hành điều tra, giải quyết sự việc một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
– Số định danh trên giấy khai sinh dùng để thay cho mã số thuế cá nhân trong khai báo thuế.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế. Về cơ bản, mã số thuế là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đóng thuế là nghĩa vụ mà mọi người dân phải tuân thủ thực hiện khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể với đối tượng cụ thể, mã định danh cá nhân sẽ được áp dụng thay cho mã số thuế.
Khi trẻ đủ 14 tuổi trẻ lên, sẽ được làm căn cước công dân. Lúc này, số định danh trên giấy khai sinh cũng chính là số Căn cước công dân của trẻ.
Như vậy, số định danh trên giấy khai sinh sẽ trở thành mã số chung, được áp dụng cho các loại giấy tờ sau này của công dân. Hay nói cách khác, nó sẽ trở thành mã định danh chung, để Nhà nước quản lý công dân ở hầu khắp các lĩnh vực. Đồng thời, đây cũng được xem là cơ sở để bảo vệ quyền công dân một cách tốt nhất.
– Số định danh trên giấy khai sinh được dùng để thay thế cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở.
Mua bán nhà ở là hoạt động diễn ra thường xuyên, phổ biến tại nước ta. Nó gắn liền với quyền và lợi ích tài chính của người dân. Khi thực hiện vấn đề chuyển nhượng, mua bán nhà ở, các bên tham gia giao dịch đã xác lập giao dịch dân sự với nhau. Khi tham gia những quan hệ dân sự này, các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về việc cung cấp các giấy tờ, tài liệu đáp ứng tính pháp lý của giao dịch. Với những trường hợp này, số định danh trên giấy khai sinh sẽ được dùng để thay thế cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định như sau: Nếu công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp đã được kết nối, vận hành thì công dân được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân. Các giấy tờ có thể thay thế đó là: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác
Như vậy, số định danh cá nhân có thể được sử dụng để thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khác. Từ số định danh này, cán bộ chức năng sẽ kiểm tra, xem xét tính pháp lý của chủ thể giao dịch. Từ đó, đưa ra quyết định xem chủ thể đó có đủ thẩm quyền, quyền hạn để tham gia giao dịch hay không. Cùng với đó, thông qua số định danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất của cá nhân tham gia giao dịch. Trong trường hợp xảy ra sai phạm, cũng sẽ dễ dàng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
3. Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân như thế nào?
Mã số định danh cá nhân là dữ liệu cập nhập thông tin mà mỗi cá nhân đều có. Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
+ Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân. Tức số định danh cá nhân của mỗi công dân được cấp trong giấy khai sinh của họ.
+ Đối với trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo.
Như vậy, về thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân, thì mỗi cá nhân khi được đăng ký khai sinh thì sẽ có mã số định danh của riêng mình. Mã số định danh có trên giấy khai sinh sẽ được dùng làm số định danh cho căn cước công dân. Tức mã số định danh cá nhân là đối tượng mang tính chất bắt buộc mà mỗi công dân phải có. Khi làm được khai sinh, hoặc làm căn cước công dân, mỗi người sẽ được cấp mã số định danh cho riêng mình.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021;
Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở