Vay Thế Chấp Ngân Hàng Sổ Hồng Thì Cần Những Thủ Tục Nào?

Vay thế chấp sổ hồng là giải pháp hàng đầu nếu như người vay có nhu cầu vay hạn mức cao với mức lãi suất thấp trong dài hạn. Vậy vay thế chấp sổ hồng ở đâu uy tín và có thủ tục đơn giản nhất cùng vô số ưu đãi hàng đầu thị trường tài chính hiện nay. Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi trên qua nội dung trình bày ngay sau đây. Mời quý bạn đọc cùng cân nhắc.

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Sổ Hồng Thì Cần Những Thủ Tục Nào?

1. Vay thế chấp sổ hồng là gì?

Vay thế chấp sổ hồng là cách thức cho vay thế chấp bất động sản bằng cách dùng chính sổ hồng tên của mình hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó làm tài sản đảm bảo trước ngân hàng để nhận các khoản vay lớn như mua nhà, mua xe, kinh doanh…

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Do đó, bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận và đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

Giao dịch thế chấp có hiệu lực kể từ thời gian công chứng hoặc chứng thực, riêng việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời gian đăng ký thế chấp.

Trên thực tiễn, khoản vay này thường có giá trị nhỏ hơn so với tài sản thế chấp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, giá trị khoản vay có thể lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thế chấp.

Khi thực hiện vay thế chấp sổ hồng, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như có thể vay vốn đến 70% giá trị tài sản thế chấp, thủ tục vay nhanh chóng, có nhiều ưu đãi về lãi suất,…

2. Thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng thế nào?

Thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ vay vốn tại ngân hàng
  • Bước 2: Ngân hàng Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Bước 3: Bộ phận thẩm định kiểm tra Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản; kiểm tra các thông tin về tài sản, gia đình, công việc, nguồn thu, mục đích vay… Sau khi tài sản thế chấp, cầm cố xác định được giá trị thì ngân hàng sẽ quyết định bạn được vay tối đa bao nhiêu tiền dựa trên giá trị tài sản này.
  • Bước 4: Duyệt khoản vay, lập ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng và ngân hàng tiến hành giải ngân.

3. Lưu ý gì khi thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng?

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản gắn liền với đất có thể là cây lâu năm, công trình xây dựng… những tài sản này thuộc quyền sở hữu của người thế chấp. Trường hợp các bên thỏa thuận thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất, nếu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì không xử lý như tài sản thế chấp.

Còn đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất, nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lưu ý khi ký hợp đồng thế chấp cần kiểm tra phạm vi thế chấp để đúng đối tượng thế chấp. Quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua tài sản gắn liền với đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm.

Đối với trường hợp bảo lãnh thông qua hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, nhiều vụ kiện xảy ra tranh chấp khi bên thứ ba không được giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi dùng tài sản của mình bảo đảm cho khoản vay của bên vay nên việc bảo đảm bằng tài sản này có trường hợp Toà án tuyên vô hiệu đối với giao dịch.

Để đảm bảo an toàn khi giao dịch các tài sản thế chấp, đối với bên thế chấp khi không nắm chắc các quy định về pháp luật khi vay vốn thế chấp nên có luật sư am hiểu về quy định thế chấp kiểm tra, rà soát hợp đồng và giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ để tránh những tranh chấp khi ngân hàng thu hồi tài sản thế chấp sau này.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thủ tục vay thế chấp ngân hàng sổ hồng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com