Hình ảnh đầu súng trăng treo trong ba câu thơ cuối của bài thơ Đồng chí là tinh thần lạc quan ngay cả trong nghịch cảnh của những người lính. Dưới đây là bài viết về Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí siêu hay
1. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả:
– Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc,
– Đề tài thành công của Chính Hữu là đề tài người lính, tiêu biểu nhất là bài thơ Đồng chí.
Giới thiệu vê Bài thơ:
– Ra đời năm 1948 sau khi tác giả và đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
– Đoạn thơ nhắc đến một tình cảm mới mẻ của tình quân dân. Đó là tình đồng chí.
– Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với giọng điệu thủ thỉ, ngôn ngữ giản dị, cảm xúc dồn nén, ca ngợi tình đồng chí cùng vào sinh ra tử của những người lính trong những năm đầu đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Dẫn dăt vào yêu cầu đề bài: Tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt tuyệt vời ở 3 câu thơ cuối
1.2. Thân bài:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”.
– Giữa hoang vu, rừng đêm mịt mù, những người lính vững vàng sát cánh bên nhau, mũi súng chĩa lên trời,với tư thế “chờ giặc tới”. Ánh trăng ban đêm là trăng cuối tháng, và khẩu súng như vươn tới tận trời cao.
– Tư thế “Đứng vững” diễn tả cành kề vai sát cánh chờ giặc tới, họ vẫn chấp nhận thử thách, thậm chí dẫu có phải hy sinh. Trong cái lạnh ấy hơi ấm của tình đồng chí và lý tưởng cách mạng vẫn luôn sáng rọi.
– Hình ảnh: “Đầu súng trăng treo” tưởng chừng như đối lập nhưng lại kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn. “Súng” khắc nghiệt của chiến tranh, còn “vầng trăng” là biểu tượng của hòa bình.
“Súng” và “trăng” đi cạnh nhau gợi lên trong lòng người đọc nhiều liên tưởng thú vị giữa chiến sĩ và thi nhân. Nó như một biểu tượng trong tâm hồn con người Việt Nam, gan góc, cứng cỏi nhưng rất hào hoa, thơ mộng, mộng mơ.
– Những người lính chiến đấu vì vầng trăng hòa bình để bảo vệ gia đình và những người thân yêu, để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?
– Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mang đậm tình đồng chí xuất phát từ thời gian chịu thương chịu khó nơi chiến trận. Trong gian khổ của chiến trường đầu súng như nguội đi nhờ ánh trăng đang treo lơ lửng, và ánh trăng thắt lên hy vọng về niềm tin một ngày chiến thắng, ngày được sống trong hòa bình.
1.3. Kết bài:
Nêu lại cảm nhận cá nhân về hình ảnh đầu súng trăng treo trong ba câu thơ cuối: Tinh thần lạc quan ngay cả trong nghịch cảnh.
2. Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí siêu hay:
Là một nhà thơ quân đội, đề tài mà nhà thơ Chính Hữu chủ yếu viết là về hình ảnh người lính. Đồng chí được viết năm 1948, là tác phẩm thành công nhất của ông khi khắc họa về tình đồng chí của những người lính quân đội nhân dân trong cuộc chiến tranh ác liệt.
Những câu thơ mở đầu được biết bằng những lời thơ mộc mạc, chân thành khi nhà thơ giới thiệu về quê hương của người lính. Đó là vùng quê nghèo khó và là những người xa lạ khi tham gia kháng chiến, sát cánh bên nhau chiến đấu nên giờ đây đã trở thành người thân.
Sự gian khổ của đời lính khắc họa qu những hình Áo anh rách vai, quần tôi vá vài mảnh… Rồi những đêm rét chỉ đắp chăn mỏng hay những cơn sốt rét hành hạ… Họ đã vượt qua bao khó khăn ấy để ” nắm tay” đùn bọc lẫn nhau. Chính những cái nắm tay ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí và tình thần quyết tâm đánh giặc. Đến với đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh ấn tượng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ba câu thơ là một bức tranh về tình đồng chí của người lính, là biểu tượng của cuộc đời người lính. Trong bức tranh trên là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Sức mạnh của tình đồng chí vượt qua mọi khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn. Hình ảnh Đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh thực nhưng cũng tượng trưng.
Chính tác giả Chính Hữu đã từng nói: “Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp rung của một cái gì đang lơ lửng giữa mênh mông”. Hình ảnh chân thực là của cuộc kháng chiến khi những người lính đang phục kích chờ giặc tới.
Ngoài ra, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, vừa mộng, vừa thực, vừa xa vừa gần. Hình ảnh này tượng trưng cho tình cảm chân thành, trong sáng của người lính hay nói cách khác tình đồng chí giữa những người xa lạ đơm hoa kết trái từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ gây bất ngờ, tạo sự độc đáo, thú vị cho người đọc.
Với nhịp thơ chậm rãi, hơi cao, ba dòng thơ cuối khắc họa chân thực và sâu sắc bóng hình người lính trong thời kỳ chống Pháp. Tình cảm đồng đội là tình cảm cao quý nhất của người lính, là sức mạnh giúp họ vượt mọi trở ngại, thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù.
3. Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí hay nhất:
Tự bao giờ ánh trăng đi vào văn học như một hình tượng tuyệt đẹp. Ánh trăng có thể là những mảnh ghép của đời sống bình dị đậm đà tính dân tộc, hơn nữa, trăng ra trận, che chở cho xóm làng. Và đến bài thơ của Chính Hữu ánh trăng kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh đẹp, rất thực nhưng không thiếu phần lãng mạn.
Đầu súng trăng treo – đó là bức tranh tả thực sống động. Giữa núi rừng hoang sương muối bỗng hiện ra một vầng trăng treo trên trời. Hình ảnh súng và trăng vốn tương phản với nhau, nay bỗng hòa quyện vào nhau gợi ra những hình ảnh liên tưởng đầy ấn tượng. Trong đêm quạnh hiu, trăng soi xuống nơi người lính cùng nhau đợi giặc tới, nó soi đến cả tình cảm, tâm hồn của người lính.
Giờ đây, người lính như thả hồn theo trăng, say sưa ngắm nhìn ánh trăng sáng rọi trên đỉnh núi. Tâm hồn người nông dân “ruộng chua nước mặn”, “Đất cày lên đá” ngày nào bỗng trở thành người nghệ sĩ nhìn thấu vẻ đẹp của ánh trăng. Hẳn tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, lạc quan, phong thái điềm đạm mới có thể cảm nhận được một hình ảnh nên thơ đến thế. Họ bỏ mặc những khó khăn, tự do “cho qua”, để say sưa với ánh trăng, xua tan cái lạnh của đêm sương. Ánh trăng như là người chứng giám cho tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp của những người lính.
Đầu súng trăng treo là sự kết hợp của hình ảnh cây súng và trăng. Nếu như súng tượng trưng cho chiến tranh tàn khốc thì trăng là biểu tượng của hòa bình và hạnh phúc. Hay nói cách khác súng là người lính, còn ánh trăng là quê hương đất nước. Hoặc cũng có thể hiểu rằng súng là hình ảnh người lính kiên cường và vầng trăng là hình ảnh của thi nhân. Sự kết hợp duyên dáng ấy tạo nên chất lãng mạn để nói lên về lý tưởng, mục đích chiến đấu của người lính. Họ chiến đấu vì hòa bình và vì ánh trăng yên bình trên đỉnh núi. Hãy cùng tưởng tượng: giữa đêm khuya nơi núi rừng bỗng dưng hiện ra hình ảnh người lính với khẩu súng trên vai, trong khi nòng súng ngửa lên trời còn ánh trăng thì lơ lửng như đang treo trên đầu súng.
Với động từ chữ “treo” khiến cho câu thơ càng thêm lãng mạn, tạo ra điều bất ngờ kỳ diệu. Nó càng lột tả hết được vẻ đẹp, sự mơ mộng, bồng bềnh nên thơ của đêm trăng “chờ giặc tới”. Bài thơ dường như được viết ngay vào thời điểm hiện tại là “đêm nay” trong không gian “rừng hoang sương muối” với lòng đầy dự cảm về cái chết có thể sẽ đến. Nhưng người lính ấy vẫn bên nhau để tâm hồn họ cùng nhau nở hoa dưới trăng.
Và không phải ngẫu nhiên nhà thơ Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm nhan đề cho cả tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, khát vọng tuyệt vời của chất lãng mạn trong thơ ca văn học cách mạng. Tâm hồn người lính lãng mạn nhưng không trốn tránh, và họ cũng không quên trách nhiệm trên vai của mình. Trước cái đẹp của ánh trăng mà con người trở nên vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn. Có thể nói hình ảnh trăng và súng đã từng xuất hiện rất nhiều trong rất nhiều thơ ca văn học Việt Nam nhưng hình ảnh đầu súng trăng treo của Chính Hữu là ấn tượng, độc đáo nhất.
Nếu Elsa Trioslet – một nữ nhà văn Pháp đã nói “Nhà văn là những người hiến máu” thì có thể nói rằng: Chính Hữu đã đổ máu nên bài thơ tuyệt vời để dâng hiến cho cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Vì hình ảnh đầu súng trăng treo là khúc ca hòa bình mà nhà thơ gửi gắm ước mong ước nó sẽ trở thành hiện thực.