Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời hạn phục vụ tại ngũ nhưng được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ thì sẽ đủ điều kiện để xuất ngũ. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Những quyền lợi mà hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sẽ được hưởng bao gồm: 

 

1. Chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí là một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BQP quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, cụ thể như sau: 

– Đối với thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thì sẽ được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội. 

–  Đối với trường hợp trước khi hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ đã có thời gian làm việc, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế thì khi xuất ngũ về địa phương thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ tham giao bảo hiểm xã hội trong thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được cộng nối và thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó để tính hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và chế độ này sẽ do Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng giải quyết. 

– Đối với trường trường hợp trước khi hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ đã có thời gian làm việc, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và sau khi người này xuất ngũ thì người này lại tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cơ sở kinh tế thì sẽ được cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian phục vụ tại ngũ và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau này để làm cơ sở giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội. 

Công thức xác định tổng thời gian tính hướng bảo hiểm xã hội được xác định như sau: 

Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội = Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại các cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ) + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại các cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội sau khi xuất ngũ

Ngoài ra theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định hạ sĩ quan, binh sĩ cũng là đối tượng được rút bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ. Do đó trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi xuất ngũ có nhu cầu rút bảo hiểm thì có thể nộp hồ sơ giải quyết bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng được xác định theo Điều 19 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể số tiền được hưởng xác định như sau: 

“Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được xác định như sau: 
– Đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì sẽ được 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Đối với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau năm 2014 thì sẽ được 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.

Công thức tính cụ thể như sau: 

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội năm 2014)

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo công thức sau: 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

2. Trợ cấp một lần khi xuất ngũ

Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BQP có quy định hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì hạ sĩ quan, binh sĩ cũng sẽ được hưởng khoản tiền trợ cấp một lần khi xuất ngũ. Mức hưởng khoản trợ cấp một lần này được xác định: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của pháp luật tại thời điểm hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ. Mức hưởng này được tính theo công thức như sau: 

Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở

Trường hợp nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ nhưng thời gian này có tháng lẻ thì mức hưởng trợ cấp một lần được xác định như sau: 

– Trường hợp thời gian phục vụ tại ngũ dưới 01 tháng thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; 

– Trường hợp thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng trợ cấp xuất ngũ bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; 

– Trường hợp thời gian phục vụ tại ngũ từ trên 06 tháng đến 12 tháng thì hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng trợ cấp xuất ngũ bằng 02 tháng tiền lương cơ sở. 

Hạ sĩ quan, binh sĩ đủ điều kiện xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; hạ sĩ quan, binh sĩ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì vẫn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi xuất ngũ.

Ngoài ra đối với hạ sĩ quan, binh sĩ có kéo dài thêm thời gian phục vụ tại ngũ thì sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp, cụ thể: 

– Nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; 

– Nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 30 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. 

 

3. Chế độ trợ cấp tạo việc làm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị đinh số 27/2016/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BQP quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành thời gian phục vụ tại ngũ thì khi xuất ngũ sẽ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn thoe quy định tại Khoản 2 điều 43 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; hạ sĩ quan, binh sĩ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự vẫn được hưởng khoản trợ cấp tạo việc làm với mức hưởng như hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. 

Ngoài những khoản tiền đã được nêu trên thì theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-Cp thì khi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sẽ được đơn vị trực tiếp quản lý mình tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ với mức chi là 50.000 đồng/người và được đơn vị tiễn, đưa về địa phương nơi hạ sĩ quan, binh sĩ cư trú thoe quy định hoặc sẽ trợ cấp cho hạ sĩ quan, binh sĩ tiền tàu, xe (áp dụng với giá theo loại xe phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú. 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã biên soạn. Trường hợp Quý khách hàng còn bất cứ vướng mắc gì về nội dung đã được nêu ở trên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài số: 1900.0191 để được hỗ trợ trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng. Trân trọng!