Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định chung đã được đặt ra tại một môi trường nhất định đó có thể là môi trường học tập, môi trường làm việc.
Người lao động khi làm việc trong các cơ quan, đơn vị phải chấp hành theo những nội quy lao động của cơ quan, đơn vị đó. Nếu không chấp hành thì người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
Vi phạm kỷ luật là gì?
Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm những quy tắc, quy định chung đã được đặt ra tại một môi trường nhất định đó có thể là môi trường học tập, môi trường làm việc.
Kỷ luật là những quy tắc, quy định chung, quy tắc xử sự chung trong một môi trường nào đó do cơ quan nhà nước hay tổ chức đặt ra. Việc quy định, đặt ra kỷ luật sẽ giúp quản lý các hoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn.
Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn có những quy định dành cho người lao động, có thể giống nhau hoặc khác nhau. Tuy nhiên người lao động khi tham gia làm việc tại các đơn vị, tổ chức này đều phải tuân thủ và thực hiện theo, nếu không chấp hành theo quy định tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật.
Khái niệm vi phạm kỷ luật đã được giải thích ở trên vậy Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
Câu hỏi:
Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
A. Đánh nhau gây thương tích.
B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố.
C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.
D. Dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học.
Đáp án đúng D.
Hành vi vi phạm kỷ luật là dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học, vi phạm kỷ luật đặt ra là nhằm điều chỉnh, quản lý các quan hệ trong một môi trường cụ thể, nhằm tạo ra kết quả tốt nhất.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
Hành vi dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học là vi phạm nội quy của lớp, của trường.
Hậu quả của vi phạm kỷ luật là không hoàn thành được mục tiêu chung mà tập thể đã đặt ra, gây ảnh hưởng đến kết quả chung; bản thân cá nhân vi phạm kỷ luật sẽ mất đi nhiều cơ hội trong môi trường làm việc, có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định đã đặt ra.
Chính vì vậy mà việc tuân thủ kỷ luật là một trong những điều mà mỗi chúng ta cần cố gắng đặt được để công việc được thuận lợi hơn.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là bao lâu?
Ngoài vấn đề nắm được Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật? thì thời hiệu xử lý kỷ luật cũng là một nội dung được nhiều người quan tâm.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Ddieued 123 Bộ luật lao động 2019 như sau:
Điều 123. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; đối với trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Đối với trường hợp hết thời gian theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Bộ luật lao động khi hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Trường hợp nào không được xử lý kỷ luật?
Khi cá nhân, tổ chức vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau đây không được xử lý kỷ luật lao động lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Đang bị tạm giữ, tạm giam;
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
– Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Hành vi nào sau đây không vi phạm kỷ luật?
Câu hỏi:
Hành vi nào sau đây không vi phạm kỷ luật lao động?
A. Không trả công cho người thử việc.
B. Kéo dài thời gian thử việc
C. Tự ý bỏ việc không báo trước
D. Nhận người từ đủ 18 tuổi vào làm việc.
Đáp án đúng D.
Hành vi sau đây không vi phạm kỷ luật lao động là nhận người từ đủ 18 tuổi vào làm việc, đây là hành vi thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật lao động.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; Người chưa đủ 15 tuổi có người đại diện theo pháp luật của người đó.