1. Mức phạt lỗi đi ngược chiều là bao nhiêu tiền ?

Chào Luật sư, xin hỏi: Tuần trước tôi bị rẽ phải ở đoạn không có biển được rẽ phải, tôi đã bị cảnh sát giữ lại để lập biên bản. Khi đó tôi chỉ mang giấy phép lái xe, không mang giấy đăng ký xe. Trong biên bản có ghi, tôi phạm lỗi đi ngược chiều đường. Tôi muốn hỏi là tại sao lại là phạm lỗi đó, và không mang giấy đăng ký xe với không có giấy đăng ký xe có khác nhau không?
Mong Luật sư của LVN Group giúp tôi sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số:100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt, lỗi không tuẩn các biển báo hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Theo đó, Biển cấm rẽ phải là một loại biển báo hiệu giao thông nên anh rẽ phải ở nơi có biển báo cấm rẽ nên anh sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Trên biển bản xử phạt hành chính, cảnh sát giao thông ghi lỗi đi ngược chiều là sai quy định của pháp luật. Với lỗi vi phạm đi ngược chiều, anh có thể bị xử phạt từ 1.000.000-2.000.000 đồng.

Không mang giấy đăng ký xe và không có đăng ký xe là hai lỗi vi phạm hoàn khác nhau với mức xử phạt khác nhau. Cụ thể theo quy định tại Nghị định số:100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;”

2. Đâm xe đi ngược chiều có phải bồi thường không?

Chào luật LVN Group, ngày 20/2 tôi đang lưu Thông trên đường một chiều bất ngờ có một xe đi ngược chiều cắt qua đường và ko có tín hiệu đèn lên tôi đâm phải.Luật sư cho tôi hỏi theo luật tôi có phải bồi thường cho người bị hại ko

>> Phương tiện giao thông do anh/chị điều khiển được coi là “Nguồn nguy hiểm cao độ” theo quy định của Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.

Do vậy khi đang đi trên đường, nếu như xe đâm vào người khác gây tai nạn thì việc bồi thường thiệt hại áp dụng theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do hai bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 509 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể hơn, tại Nghị quyết ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. N

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

 

3. CSTT có quyền xử phạt người đi ngược chiều không?

Chào Luật sư của LVN Group, Hôm trước tôi có chạy một đoạn ngắn ngược chiều để vòng qua con lươn một cách nhanh hơn, tôi bị 2 cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội bắt lại (không có CSGT đi cùng). Phạt tôi và kiểm tra hành chính. Ngoài lỗi đó, xe tôi hoàn toàn đúng pháp luật, đầy đủ giấy tờ. Xin hỏi điều đó có đúng với quyền hạn và trách nhiệm của Cảnh sát trật tự hay không? Họ có cần phải cho tôi xem giấy tờ để chứng minh CSGT có huy động họ để phối hợp quản lý trật tự không? Tôi chưa rõ luật chỗ này.

Mong được giải đáp sớm. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Tại điều 87 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội quy định về tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ … Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu…

– Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại Thông tư số: 01/2016/TT-BCA do Bộ Công an ban hành và Thông tư 45/2012/TT-BCA còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

– Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội). Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng quyết định hoặc kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát giao thông, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong quyết định hoặc kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Khi không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

– Cảnh sát giao thông đeo biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

– Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.

Ngoài ra, các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.

 

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong máu có nồng độ cồn?

Thưa Luật sư của LVN Group, Trong trường hợp cảnh sát giao thông xử lý vi phạm về nồng độ cồn tối đa trong máu. Trong trường hợp này nếu tôi có để một số giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc trong cốp xe, yên xe thì tôi có quyền yêu cầu được lấy các thứ đồ vật đó ra khỏi xe không? Sẽ xử lý trường hợp đó như thế nào, theo điều nào, luật nào cụ thể? Tôi điều khiển xe mô tô.

Trả lời:

Theo Đều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt, tùy theo mức độ cồn bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền khác nhau

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, bạn lái xe mô tô với nồng độ cồn tối đa nên theo điểm c khoản 8 điều 6 , bạn bị xử phạt từ 2.000 000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy theo nồng độ cồn đo được trong máu, ngoài ra bạn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian theo quy định. Đối với các giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhà, tiền bạc trong cốp xe, yên xe thì bạn có quyền yêu cầu được lấy các thứ đồ vật đó ra khỏi xe.

 

5. Xử phạt tiền khi đi xe máy ngược chiều?

Thưa Luật sư, hôm trước tôi có đi xe máy nhầm vào đường ngược chiều do tôi không để ý và đã bị Cảnh sát giao thông bắt, cảnh sát đã phạt tôi 2.000.000 đồng. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group rằng cảnh sát phạt tôi như vậy đúng chưa? Vì 2.000.000 đồng cao quá?

Cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì bạn sẽ bị xử phạt như sau:

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Như vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn ở mức là 2.000.000 đồng là đúng, Cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào việc bạn lái xe trên đường để xử phạt bạn.

Để được giải đáp các thắc mặc hoặc tư vấn pháp luật giao thông đường bộ, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh nhất.